Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chửa ngoài tử cung 22

Một phần của tài liệu đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 32 - 35)

1.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về CNTC của phụ nữ có chồng

1.3.1.1.Kiến thức về chửa ngoài tử cung

Nghiên cứu của Vương Tiến Hoà tiến hành trên 124 phụ nữ mắc CNTC [12] tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho thấy kiến thức của phụ nữ về CNTC còn rất thấp, có tới 43,5% phụ nữ không biết gì về CNTC, điểm đáng lưu ý đây là những phụ nữđã bị CNTC vỡ hoặc có khối huyết tụ thành nang đang điều trị tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Thậm chí ở những người đã có tiền sử mắc CNTC thì cũng chỉ có 78,6% là biết về CNTC [12]. Nghiên cứu ở Chí Linh cũng cho thấy tỷ lệ phụ

nữ nghe nói đến CNTC là 63,6% tuy nhiên kiến thức của phụ nữ về CNTC thấp, trong sốđối tượng đã từng nghe nói về CNTC thì có tới 45% không biết bất kỳ một dấu hiệu nào của CNTC và chỉ có 1,5% phụ nữ kể được cả hai triệu chứng nguy hiểm khi mang thai là chảy máu và đau bụng [3]. Tỷ lệ phụ nữ nói được đau bụng là dấu hiệu bất thường cần quan tâm khi có thai là 42%, dấu hiệu buồn nôn là 41,5%; chỉ có 19,2% kểđược dấu hiệu bất thường cần quan tâm khi mang thai là chảy máu [3]. Tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Karachi-Pakistancho rằng chảy máu âm đạo khi mang thai là dấu hiệu nguy hiểm cũng chỉ chiếm 39% [48]. Trong nghiên cứu của Henry ở Nigeria [40] trên 5.083 phụ nữ mới sinh con thì chỉ có dưới 1/3 biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai trong đó có đau bụng và chảy máu. Còn trong nghiên cứu của Hailu thực hiện năm 2007 ở Ethiopia [47] cho thấy

tỷ lệ phụ nữ có thai biết ít nhất 2 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai là 30,4%, những phụ nữ có thai sống ở nông thôn có tỷ lệ biết về dấu hiệu nguy hiểm khi có thai ít hơn phụ nữ có thai sống ở thành phố. Các tác giả đưa ra khuyến nghị cần cung cấp chương trình TTGDSK về làm mẹ an toàn và SKSS. Trong nghiên cứu của các tác giả khác như Hoque [50] tại Nam Phi hay Kabakyenga [52] ở Uganda cũng chỉ có 52% phụ nữ mang thai biết ít nhất là 1 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai. Một nghiên cứu tại Tanzania [72] trên 1118 phụ nữ đã từng có thai trong vòng 2 năm trước thời điểm điều tra cho thấy tỷ lệ biết ít nhất một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai rất thấp (26%), chỉ vài phụ nữ biết được ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm. Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai của phụ nữ có liên quan đến trình độ học vấn, số lần mang thai, số lần đi khám thai và việc được tư vấn về các YTNC của thai sản.

Trong số những người biết về CNTC thì có khoảng 40%-50% là nghe qua bạn bè, hàng xóm, người nhà, tỷ lệ nghe từ thông tin đại chúng chỉ là 11%- 15% [3], [12], tỷ lệ nghe từ CBYT là rất thấp (6%) [3]

1.3.1.2.Thái độ về chửa ngoài tử cung

Quan niệm về đi khám thai sớm của phụ nữ có chồng tương đối tốt, trong nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở Chí Linh [3], có tới 88% phụ nữ cho rằng cần phải đi khám thai càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi có dấu hiệu nguy hiểm (chảy máu, đau bụng v.v.v) thì có tới 98% phụ nữ cho rằng cần phải đi khám ngay. Cũng có tới 81% phụ nữđược hỏi cho rằng cần phải đi khám thai trong vòng 3 tháng đầu tiên [3], tỷ lệ cho rằng phải đi khám ngay trong tháng đầu là 21,6% còn lại là cho rằng nên đi khám trong 2-3 tháng đầu (59,5%). Tỷ lệ phụ nữ cho rằng nên đi khám lần đầu vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối lần lượt là 7,5% và 0,7%. Phần lớn phụ

nữ (76%) cho rằng CNTC là một vấn đề nghiêm trọng của phụ nữ mang thai [3].

1.3.1.3.Thực hành về chửa ngoài tử cung

Tỷ lệ phụ nữ có thai đi khám thai trong các nghiên cứu rất khác nhau [2], [3], [40], [48], [50], [72]. Tỷ lệ phụ nữ đi khám thai trong nghiên cứu của Henry [40] chỉ là 25%, tuy nhiên nghiên cứu ở Nam Phi của Hoque [50] hay nghiên cứu của Pembe ở Tanzania [72] lại cho thấy tỷ lệ phụ nữ có thai đi khám thai lại rất cao, tỷ

24

lệ này đạt tới 92%-98%. Nghiên cứu ở Chí Linh [3] cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đi khám thai khi có thai cũng tương đối cao (70,7%) tuy nhiên chỉ khoảng 50% trong sốđó là đi khám lần đầu ngay trong 3 tháng đầu tiên, tỷ lệ khám tháng đầu khoảng 12,9%. Khi có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết v.v.v) thì có tới 30,8% phụ

nữ là không đi khám mà chỉ ở nhà, 34,8% khám ở trạm y tế xã; 21,4% khám ở y tế

tuyến huyện và 8,5% khám ở y tế tư nhân [3]. Với những phụ nữ có tiền sử CNTC, khi đi khám thai có 42% được chỉ định siêu âm, 37% được thử thai bằng que thử

nhanh, tỷ lệ xét nghiệm máu là 21,1%. Trong nghiên cứu của Kosum và cs [56] nhằm xem xét những yếu tốảnh hưởng của việc trì hoãn đi khám ở những phụ nữ

mang thai khi bị ra huyết bất thường, kết quả cho thấy lý do trì hoãn đi khám khi ra huyết ở phụ nữ khi mang thai là do người phụ nữ phải đối mặt với những khó khăn của chính bản thân mình trong quyết định có đi khám hay không đi khám chứ

không phải về phía dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Các tác giảđưa ra khuyến nghị: cần tuyên truyền cho phụ nữ mang thai biết về các nguyên nhân của ra huyết khi mang thai, những việc cần làm khi có triệu chứng ra huyết và cần phải đi khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Trong số những phụ nữ mắc CNTC được chẩn đoán muộn, có tới hơn 50% chỉ

vào viện sau khi có triệu chứng bất thường trên 3 ngày [12]. Sự chủ quan này chính là một lý do dẫn đến tình trạng vỡ khối chửa trên thai phụ mắc CNTC.

1.3.2. Kiến thức, thái độ thực hành về chửa ngoài tử cung của cán bộ y tế

Trong nghiên cứu ở Chí Linh [3] tất cả các CBYT từ thôn bản cho đến huyện

đều đã nghe nói về CNTC nhưng cũng còn tới 20% CBYT tuyến huyện và thôn bản không nói được chính xác định nghĩa của CNTC. Nhận thức về đi khám thai của CBYT tương đối tốt, nghiên cứu ở Chí Linh năm 2005 [3] cho thấy tất cả các CBYT đều cho rằng cần phải đi khám thai, chỉ khác nhau ở thời điểm khám. Nhận thức về mức độ nguy hiểm của CNTC cũng như những hậu quả của CNTC của CBYT là tương đối tốt, tuy nhiên nhận thức về chửa ngoài tử cung ở CBYT tuyến huyện lại kém hơn CBYT xã và y tế thôn bản [3]. Dấu hiệu bất thường khi có thai

Đa số CBYT huyện và xã biết thông tin về CNTC qua các chương trình đã

được học (trên 90%), tỷ lệ này ở CBYT thôn bản là 51%. Khoảng 1/3 CBYT tuyến huyện/ xã biết thông tin qua tập huấn, sách báo; khoảng 52% CBYT thôn bản biết qua các chương trình tập huấn [3].

Các CBYT cũng nhận thức được hậu quả lâu dài của CNTC, 91% CBYT tuyến xã cho rằng hậu quả lâu dài của CNTC là vô sinh, 34,3% cho rằng phụ nữ

CNTC sau này bị mất sức lao động và 17% cho rằng nguy cơ sẽ mắc lại CNTC [3];

điều đặc biệt là nhận thức của CBYT tuyến huyện thấp hơn hẳn so với CBYT tuyến xã và thôn bản. Tỷ lệ phụ nữ mắc CNTC được cán bộ y tế tuyến dưới chẩn đoán ban đầu đúng chỉ là 44,4% [12], tỷ lệ này ở bệnh viện Phụ sản Trung ương tương

đối cao tới 80% [12]. Xử trí của CBYT trước một phụ nữ có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết v.v.v) cũng chưa phù hợp, khoảng 30%-57% cán bộ y tế (tuỳ

từng tuyến) cho thuốc giảm đau và cho về nhà theo dõi, tỷ lệ này ở y tế thôn bản là cao nhất (57%). Chỉ có khoảng 40% CBYT tuyến xã cho thử thai bằng que thử

nhanh, tỷ lệ này ở CBYT tuyến huyện là 63,6% còn YTTB chỉ là 19,4% [3]. Gần như CBYT các tuyến kể cả tuyến huyện đều không gửi bệnh nhân đi siêu âm thai khi có dấu hiệu bất thường, lý do không gửi siêu âm là do không có sẵn dịch vụ.

Trong lần khám đầu tiên, tỷ lệ phụ nữ có thai được tư vấn về các dấu hiệu nguy hiểm rất thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 8% trong nghiên cứu ở Chí Linh [3], tỷ lệ

phụ nữ được thử thai bằng que thử nhanh chỉ là 26%. Có tới 75% phụ nữ có thai không được siêu âm, trong số những người có siêu âm thì chỉ có 21% là siêu âm ngay trong tháng đầu [3].

Một phần của tài liệu đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)