Sự thay đổi các yếu tố khuynh hướng 77

Một phần của tài liệu đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 87 - 95)

Kiến thức của CBYT về chửa ngoài tử cung

Ở huyện Đại Từ trước can thiệp, tỷ lệ CBYT cho rằng thời điểm khám thai lần

đầu là trong tháng đầu của thai kỳ là 30,% và sau can thiệp đã tăng lên 58,3% (p<0,001). Tỷ lệ này ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn đánh giá trước là 27,7% và giai

đoạn đánh giá sau là 30,1%, không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn đánh giá (Bảng 3.18).

Có 95% CBYT ở huyện Đại Từ cho rằng nơi khám thai lần đầu của phụ nữ có thai là trạm y tế xã ở giai đoạn trước can thiệp, sau can thiệp tỷ lệ này giảm xuống còn 70,4%, thay vào đó CBYT cho rằng nên khám thai lần đầu tại bệnh viện huyện (29,6%). Tỷ lệ CBYT ở huyện Đồng Hỷ cho rằng phụ nữ có thai nên khám thai lần

đầu ở trạm y tế giai đoạn đánh giá trước là 92,3% và giai đoạn đánh giá sau là 89,7%, không có sự khác biệt giữa hai lần đánh giá (p>0,05).

78

Bảng 3.18: Kiến thức về khám thai và dấu hiệu bất thường trước và sau CT của cán bộ y tế

Kiến thức về khám thai và dấu hiệu bất

thường Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%) p Trước (n=141) Sau (n=115) Trước (n=155) Sau (n=136) Thời gian nên đi khám thai lần đầu

Trong tháng đầu 43 (30,5)a 67 (58,3) 43 (27,7)a 41 (30,1)a <0,001

Trong 2-3 tháng đầu 89 (63,1)a 48 (41,7) 102 (65,8)a 93 (68,4)a <0,001

Trong 3-6 tháng đầu 9 (6,4) 0 (0,0) 10 (6,5) 2 (1,5) -

Nơi khám thai lần đầu

Trạm y tế 134 (95,0)a 81 (70,4)b 143 (92,3)a 122 (89,7)a <0,001

Bệnh viện huyện 7 (5,0)a 34 (29,6)b 12 (7,7)a 14 (10,3)a <0,001

Biết các dấu hiệu nguy hiểm khi có thai

Ra huyết 72 (51,1)a 113 (98,3)b 84 (54,2)a 79 (58,1)a <0,001

Đau bụng 77 (54,6)a 90 (78,3)b 88 (56,8)a 85 (62,5)a <0,001

Buồn nôn 16 (11,3)a 26 (22,6)b 88 (56,8)c 51 (37,5)d <0,05

Choáng 30 (21,3)a 47 (40,9)b 37 (23,9)a 35 (25,7)a <0,01

Khác (phù) 1 (0,7) 1 (0,9) 0 (0,0) 2 (1,3)

a,b,c: Trong cùng một hàng/dòng: các ký tự chữ giống nhau thể hiện các kết quả giống nhau hay

không có sự khác biệt (p>0,05), các ký tự khác nhau thể hiện các kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

p: Giá trị p khi các cặp so sánh có sự khác biệt, đây là giá trị lớn nhất giữa các cặp so sánh

Tỷ lệ CBYT ở huyện Đại Từ biết các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai như

ra huyết, đau bụng, choáng trước can thiệp lần lượt là 51,1%; 54,6% và 21,3%. Các tỷ lệ này sau can thiệp đều tăng hơn so với trước can thiệp (p<0,001), lần lượt là 98,3%; 78,3% và 40,9%. Ở huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ CBYT biết các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai giai đoạn đánh giá trước: ra huyết (54,2%), đau bụng (56,8%) và choáng (23,9%). Ở giai đoạn đánh giá sau, các tỷ lệ này không có sự khác biệt với giai đoạn đánh giá trước can thiệp và lần lượt là: 58,1%; 62,5% và 25,7%.

Biểu đồ 3.6: Phân bố số lượng dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai cán bộ y tế biết trong số 3 dấu hiệu nguy hiểm chính trước và sau can thiệp

Trước can thiệp, tỷ lệ CBYT ở huyện Đại Từ biết một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai là 42,6%, tỷ lệ biết hai dấu hiệu là 30,5% và có tới 19,1% không biết dấu hiệu nguy hiểm nào. Ở huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ CBYT biết một dấu hiệu nguy hiểm là 47,1%, tỷ lệ biết hai dấu hiệu là 36,1% và không biết bất kỳ một dấu hiệu nào là 11,6%. Không có sự khác biệt về các tỷ lệ này ở hai địa bàn đánh giá.

Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở huyện Đại Từ biết hai dấu hiệu nguy hiểm là 39,1% cao hơn so với trước can thiệp (p<0,01) và tỷ lệ biết 3 dấu hiệu nguy hiểm cũng tăng lên 39,1%, cao hơn so với trước can thiệp (p<0,001). Ở huyện Đồng Hỷ, giai đoạn đánh giá sau can thiệp cho kết quả tương đương với giai đoạn đánh giá ban đầu.

Biểu đồ 3.7: Phân bố tỷ lệ cán bộ y tế định nghĩa đúng về chửa ngoài tử cung trước và sau can thiệp

80

Trước can thiệp, ở huyện Đại Từ có 66,7% CBYT nói đúng định nghĩa về

CNTC, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 98,3% (p<0,001). Ở huyện Đồng Hỷ tỷ lệ

này giai đoạn đánh giá trước là 79,4% và giai đoạn đánh giá sau là 97,1% (p<0,001). Không có sự khác biệt giữa hai địa bàn đánh giá sau can thiệp (p>0,05). Tuy nhiên ở giai đoạn trước can thiệp, tỷ lệ CBYT nói đúng định nghĩa về CNTC ở

huyện Đại Từ thấp hơn huyện Đồng Hỷ (p<0,01).

Bảng 3.19: Kiến thức về CNTC của CBYT trước và sau can thiệp Kiến thức về chửa ngoài tử cung Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%) p Trước (n=141) Sau (n=115) Trước (n=155) Sau (n=136) Biết người hay mắc chửa ngoài tử cung

VNĐSD 72 (51,1)a 94 (81,7)b 79 (51,0)a 75 (55,1)a <0,001 Tiền sử nạo phá thai 78 (55,3)a 70 (69,9)b 82 (52,9)a 77 (56,6)a <0,01

Tiền sử mổđẻ 25 (17,7)a 38 (33,0)b 27 (17,4)a 23 (16,9)a <0,001

Tiền sửđặt vòng 23 (16,3)a 31 (27,0)b 25 (16,1)a 26 (19,1)a <0,01

Hút thuốc 6 (4,3)a 33 (28,7)b 6 (3,9)a 9 (6,6)a <0,001

Nguyên nhân, yếu tố gây chửa ngoài tử cung

Do có tiền sử CNTC 60 (42,6)a 64 (55,7)b 63 (40,6)a 56 (41,2)a <0,01 Do nạo phá thai 67 (47,5)a 88 (76,5)b 73 (47,1)a 68 (50,0)a <0,001 Do viêm nhiễm PK 86 (61,0)a 88 (76,5)b 93 (60,0)a 84 (61,8)a <0,001 Do triệt sản thất bại 23 (16,3)a 25 (21,7)a 27 (17,4)a 26 (19,1)a >0,05 Do dùng vòng TT 41 (29,1)a 50 (43,5)b 45 (29,0)a 42 (30,9)a <0,001 Do điều trị vô sinh 45 (31,9)a 53 (46,1)b 52 (33,5)a 44 (32,4)a <0,001 Do tiền sử mổđẻ 41 (29,1)a 50 (43,5)b 47 (30,3)a 43 (31,6)a <0,001 Do phẫu thuật khác 22 (15,6)a 49 (42,6)b 23 (14,8)a 18 (13,2)a <0,001 Do QHTD sớm 37 (26,2)a 59 (51,3)b 46 (29,7)a 39 (28,7)a <0,001

Biết các dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung

Chậm kinh 59 (41,8)a 54 (47,0)a 66 (42,6)a 56 (41,2)a >0,05

Kiến thức về chửa ngoài tử cung Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%) p Trước (n=141) Sau (n=115) Trước (n=155) Sau (n=136) Đau bụng 70 (49,6)a 95 (82,6)b 73 (47,1)a 67 (49,3)a <0,001 Buồn nôn 19 (13,5)a 37 (32,2)b 19 (12,3)a 18 (13,2)a <0,001 Choáng 44 (31,2)a 52 (45,2)b 48 (31,0)a 44 (32,4)a <0,001

Biết dấu hiệu sớm của chửa ngoài tử cung

Chậm kinh 58 (41,1)a 60 (52,2)b 61 (39,4)a 55 (40,4)a <0,01

Chảy máu/ ra huyết 81 (57,4)a 105 (91,3)b 88 (56,8)a 78 (57,4)a <0,001

Đau bụng nhẹ 82 (58,2)a 78 (67,8)b 86 (55,5)a 77 (56,6)a <0,01

Buồn nôn 23 (16,3)a 41 (35,7)b 30 (19,4)a 37 (27,2)a <0,001

a,b,c: Trong cùng một hàng/dòng: các ký tự chữ giống nhau thể hiện các kết quả giống nhau hay không

có sự khác biệt (p>0,05), các ký tự khác nhau thể hiện các kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. p: Giá trị p khi các cặp so sánh có sự khác biệt, đây là giá trị lớn nhất giữa các cặp so sánh

Ở huyện Đại Từ trước can thiệp, tỷ lệ CBYT cho rằng phụ nữ bị VNĐSD sẽ

hay mắc CNTC là 51,1%, sau can thiệp tăng lên 81,7% (p<0,001). Tỷ lệ cho rằng phụ nữ có tiền sử nạo phá thai hay tiền sử mổ đẻ, hút thuốc cũng hay mắc CNTC hơn lần lượt là 55,3%; 17,7% và 4,3% giai đoạn trước can thiệp. Các tỷ lệ này ở

huyện Đại Từ sau can thiệp đều tăng lên so với trước can thiệp (p<0,001) và lần lượt là 69,9%; 33% và 28,7%. Ở huyện Đồng Hỷ, có 51% CBYT cho rằng phụ nữ

bị VNĐSD sẽ hay mắc CNTC hơn ở giai đoạn đánh giá trước là 51%, giai đoạn

đánh giá sau là 55,1%, không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn đánh giá (p>0,05). Các tỷ lệ khác ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn đánh giá trước cũng tương đương với huyện Đại Từ và không có sự thay đổi so với giai đoạn đánh giá sau (p>0,05).

Về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của CNTC, trước can thiệp có 42,6% CBYT

ở huyện Đại Từ cho rằng do có tiền sử CNTC, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 55,7% (p<0,01). Các nguyên nhân/ yếu tố nguy cơ khác như điều trị vô sinh, triệt sản thất bại, tiền sử mổ đẻ v.v.v ở huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ đều tương

đương nhau ở giai đoạn đánh giá trước can thiệp. Ở giai đoạn đánh giá sau can thiệp các tỷ lệ này ở huyện Đại Từ đều tăng lên còn ở huyện Đồng Hỷ không có sự khác biệt với giai đoạn đánh giá trước (p>0,05).

82

Trước can thiệp, có 65,2% CBYT ở huyện Đại Từ cho rằng ra huyết là dấu hiệu nghi ngờ CNTC ở phụ nữ mang thai, tương đương với huyện Đồng Hỷ

(61,3%). Sau can thiệp tỷ lệ này ở huyện Đại Từ tăng lên 91,3% (p<0,001) so với trước can thiệp còn ở huyện Đồng Hỷ thì không thay đổi (62,5%). Tương tự như

vậy, có 49,6% CBYT ở huyện Đại Từ cho rằng PNCT bị đau bụng trong những tháng đầu mang thai là dấu hiệu nghi ngờ CNTC, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 82,6% (p<0,001). Tỷ lệ này ở huyện Đồng Hỷ trước can thiệp là 47,1% tương

đương với sau can thiệp (49,3%).

Bảng 3.20: Kiến thức của CBYT về xử trí CNTC trước và sau can thiệp Kiến thức xử trí chửa

ngoài tử cung

Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%)

p Trước

(n=141) (n=115) Sau (n=155) Trước (n=136) Sau Nơi khám khi nghi ngờ chửa ngoài tử cung

Trạm y tế 69 (48,9)a,c 22 (19,1)b 79 (51,0)c 52 (38,2)a <0,05

Bệnh viện huyện 69 (48,9)a 84 (73,0)b 76 (49,0)a 78 (57,4)a <0,01

Bệnh viện tỉnh 3 (2,1) 9 (7,8) 0 (0,0) 6 (4,4) -

Tư vấn xét nghiệm, làm thêm xét nghiệm khi nghi chửa ngoài tử cung

Cần tư vấn xét nghiệm 140 (99,3)a 114 (99,1)a 155 (100,0)a 134 (98,5)a >0,05

Thử thai nhanh 64 (45,4)a 71 (61,7)b 75 (48,4)a 66 (48,5)a <0,01

Siêu âm 112 (79,4)a 106 (92,2)b 111 (71,6)a 100 (73,5)a <0,01

Siêu âm đầu dò âm đạo 30 (21,3)a 53 (46,1)b 39 (25,2)a 36 (26,5)a <0,01

Xét nghiệm β-hCG 15 (10,6)a 15 (13,0)a 20 (12,9)a 18 (13,2)a >0,05

Xử trí ở tuyến xã khi nghi mắc chửa ngoài tử cung

Giữ lại trạm theo dõi 3 (2,1) 0 (0,0) 5 (3,2) 9 (6,6) -

Chuyển lên tuyến trên 138 (97,9)a 115 (100,0)a 150 (96,8)a 127 (93,4)a >0,05

Xử trí ở tuyến huyện khi nghi mắc chửa ngoài tử cung

Gửi đi làm xét nghiệm 72 (51,1)a 44 (38,3)b 78 (50,3)a 69 (50,7)a <0,01

Giữ lại theo dõi 41 (21,9) 48 (41,7)b 43 (27,7)a 39 (28,7)a <0,001

Kiến thức xử trí chửa ngoài tử cung

Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%)

p Trước

(n=141) (n=115) Sau (n=155) Trước (n=136) Sau

Chuyển lên tuyến trên 27 (19,1)a 23 (20,0)a 34 (21,9)a 28 (20,6)a >0,05

a,b,c: Trong cùng một hàng/dòng: các ký tự chữ giống nhau thể hiện các kết quả giống nhau hay không

có sự khác biệt (p>0,05), các ký tự khác nhau thể hiện các kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. p: Giá trị p khi các cặp so sánh có sự khác biệt, đây là giá trị lớn nhất giữa các cặp so sánh

Trước can thiệp, có 48,9% CBYT ở huyện Đại Từ cho rằng phụ nữ có thai khi có dấu hiệu nghi ngờ CNTC thì nên khám ở bệnh viện huyện, sau can thiệp tỷ lệ

này tăng lên 73% (p<0,001). Tỷ lệ này ở huyện Đồng Hỷở giai đoạn đánh giá trước là 49%, giai đoạn đánh giá sau là 57,4%, không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn

đánh giá (p>0,05).

Gần như tất cả CBYT ở cả huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ đều cho rằng cần tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ có thai nghi mắc CNTC. Tỷ lệ CBYT ở huyện

Đại Từ cho rằng nên tư vấn phụ nữ có thai làm siêu âm là 79,4% trước can thiệp và

đã tăng lên 92,2% sau can thiệp (p<0,01). Tỷ lệ này ở CBYT huyện Đồng Hỷ giai

đoạn đánh giá trước là 71,6% cũng tương tự như giai đoạn đánh giá sau là 73,5% (p>0,05). Tỷ lệ CBYT cho rằng nên tư vấn làm siêu âm đầu dò âm đạo ở huyện Đại Từ trước can thiệp là 21,3%, tăng lên 46,1% sau can thiệp. Tỷ lệ này ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn đánh giá trước và sau lần lượt là 25,2% và 26,5%, không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn đánh giá (p>0,05).

Với xử trí khi mắc CNTC thì gần như tất cả CBYT đều cho rằng tuyến xã nên chuyển lên tuyến trên, không có sự khác biệt giữa hai địa bàn đánh giá cũng như các giai đoạn đánh giá (p>0,05). Trước can thiệp, có 21,9% CBYT ở huyện

Đại Từ cho rằng tuyến huyện khi nghi ngờ phụ nữ mắc CNTC thì phải giữ lại để

theo dõi, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 41,7% (p<0,01). Ở huyện Đồng Hỷ, tỷ lệ

CBYT cho rằng nên giữ phụ nữ nghi mắc CNTC lại bệnh viện theo dõi ở giai đoạn

84

Bảng 3.21: Kiến thức của cán bộ y tế về tai biến/ hậu quả của chửa ngoài tử cung Kiến thức Đại Từ n (%) Đồng Hỷ n (%) p Trước (n=141) Sau (n=115) Trước (n=155) Sau (n=136) Tai biến khi xử trí chửa ngoài tử cung chậm

Tử vong 81 (57,4)a 106 (92,2)b 80 (51,6)a 80 (58,8)a <0,01

Choáng do CNTC vỡ 52 (36,9)a 73 (63,5)b 60 (38,7)a 56 (41,2)a <0,01

Mất máu nặng 71 (50,4)a 70 (60,9)a 76 (49,0)a 66 (48,5)a >0,05

Hậu quả lâu dài khi xử trí chửa ngoài tử cung chậm

Nguy cơ mắc CNTC lại 51 (36,2)a 70 (60,9)b 55 (35,5)a 49 (36,6)a <0,01

Vô sinh/ khó có con 98 (69,5)a 90 (78,3)a 104 (67,1)a 91 (67,9)a >0,05

Mất sức lao động 48 (34,0)a 86 (74,8)b 56 (36,1)a 59 (43,7)a <0,01

a,b,c: Trong cùng một hàng/dòng: các ký tự chữ giống nhau thể hiện các kết quả giống nhau hay không

có sự khác biệt (p>0,05), các ký tự khác nhau thể hiện các kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

p: Giá trị p khi các cặp so sánh có sự khác biệt, đây là giá trị lớn nhất giữa các cặp so sánh

Trước can thiệp, có 57,4% CBYT ở huyện Đại Từ cho rằng CNTC nếu xử trí chậm có thể dẫn đến tử vong mẹ, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 92,2% (p<0,001).

Ở huyện Đồng Hỷ, giai đoạn đánh giá trước tỷ lệ CBYT cho rằng phụ nữ mắc CNTC có thể tử vong nếu xử trí chậm là 51,6%, giai đoạn đánh giá sau tỷ lệ này là 58,8%, không có sự khác biệt giữa hai thời điểm đánh giá (p>0,05). Các tai biến khác như choáng do vỡ CNTC hay mất máu nặng cũng được 36,9% và 50,4% CBYT ở huyện Đại Từ đề cập trong giai đoạn đánh giá trước can thiệp, các tỷ lệ

này lần lượt là 63,5% và 60,9% ở giai đoạn đánh giá sau can thiệp.

Có 36,2% CBYT huyện Đại Từ cho rằng hậu quả lâu dài khi xử trí CNTC chậm là nguy cơ mắc CNTC lại, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 60,9% (p<0,01). Ở

huyện Đồng Hỷ tỷ lệ này ở giai đoạn đánh giá trước và sau không có sự khác biệt (p>0,05) và lần lượt là 35,5% và 36,6%. Ở huyện Đại Từ, 34% CBYT trước can thiệp cho rằng mất sức lao động cũng là hậu quả lâu dài khi xử trí CNTC chậm, sau can thiệp tỷ lệ này tăng lên 74,8% (p<0,01).

Một phần của tài liệu đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ- tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)