0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Biện pháp để tiến hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM (Trang 27 -31 )

III- Quan điểm định hớng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ

3.3- Biện pháp để tiến hành chính sách tiền tệ

Một là, cần xác định rõ mối tơng quan hợp lý giữa các chỉ số về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khối lợng các công cụ thị trờng mở,...duy trì một tỷ giá có sức thúc đẩy xuất khẩu. Cần lấy mục tiêu u tiên nhất làm cốt lõi để xác định điểm cân bằng hợp lý cho tất cả các biến số, các công cụ đợc sử dụng.

Hai là, cần đảm bảo sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mộ khác, đặc biệt là chính sách tài chính- ngân sách. Yêu cầu này xuất phát từ sự ràng buộc có tính tơng thuộc giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính sách. Bởi vì tất cả chúng đều có chung những mục tiêu tối cao. Nếu không tính đến các quan hệ này, mức độ thành

công của chính sách tiền tệ (nếu có) sẽ bị giảm thấp khi xét trên quan điểm toàn cục. Thực tế trong những năm qua, có thời điểm khi chính sách tiền tệ đ- ợc đề ra có hiệu quả đối với hoạt động ngân hàng nhng lại ảnh hởng đến những các cấp uỷ kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Ba là, mở rộng hợp tác quốc tế. Hiện nay các yếu tố quốc tế tác động ngày cành mạnh đến đời sống kinh tế trong nớc. Với mô hình lấy xuất khẩu làm động lực tăng trởng chủ đạo, xu hớng dòng vốn đầu t nớc ngoài (FDI) đổ vào, thị trờng chứng khoán bắt đầu hoạt động, tăng cờng liên doanh, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng...đòi hỏi chính sách tiền tệ phải nhanh chóng mở rộng hợp tác quốc tế hơn nữa, coi đó là yếu tố cấu thành quan trọng của mình. Cần nhanh chóng hình thành và hoàn thiện co cấu pháp lý phù hợp với yêu cầu hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Xác định mối tơng quan hợp lý và linh hoạt giữa tỷ giá hối đoái, thuế quan, lãi suất và các biến số tiền tệ khác với t cách là yếu tố bảo đảm môi trờng kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho mọi đối tợng. Nâng cao hơn nữa sức cạnh trạnh cua các ngân hàng và các thể chế tài chính- tiền tệ trong nớc, coi đó là điều kiện cơ bản nhất để thực hiện sự hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với các đối tác nớc ngoài. Nguyên tắc này cần đợc quy định cụ thể, phù hợp với các điều kiện thực tế, vì hiện nay, bên cạnh đầu t trực tiếp nớc ngoài, đầu t ra nớc ngoài đang có xu hớng gia tăng, nên các vốn chu chuyển vào ra cũng gia tăng. Tất nhiên là dòng vốn chu chuyển trong hệ thống ngân hàng, vì vậy, mơroongj hợp tác đi đôi với kiểm soát chặt chẽ là việc cần thiết. Nếu không, hậu quả có thể xẩy ra là sự bất ổn định môi trờng tiền tệ trong nớc dẫn đến sự đào thoát vốn ra nớc ngoài, làm ảnh hởng đến hệ thống ngân hàng trong cuộc cạnh tranh quốc tế trên thị trờng tài chính-tiền tệ.

Ba nguyên tắc nêu trên cần đợc xem xét nghiêm túc và thận trọng, là cơ sở định hớng cho sự vận hành chính sách tiền tệ nớc ta hiện nay và trong những năm trớc mắt.

Hiện nay, mặc dù hệ thống ngân hàng đã có những bớc tiến đáng kể, song cha thể nói chúng ta đã có một bộ máy tơng xứng với những nhiệm vụ

mà nó phải gánh vác. Có rất nhiều vấn đề cần đợc giải quyết, trong đó nổi lên những vấn đề nh nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, đổi mới và hoàn thiện tiền tệ từng bớc công nghệ ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng cổ phần, thị trờng chứng khoán, chuẩn bị cho nghiệp vụ thị trờng mở bớc vào hoạt động. Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống tài chính-ngân hàng để xác lập và củng cố trật tự kỷ cơng hoạt động, tăng cờng sức mạnh của yếu tố con ngời.

C. Kết luận

Nhờ vào việc đổi mới hoàn thiện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện. Bằng việc sử dụng tình thế mạnh dạn lúc dầu, đến sử dụng từng bớc có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ vì vậy lạm phát đẩy lùi và kiềm chế ở mức thấp, yêu cầu ổn định tiền tệ bớc đầu đợc thực hiện, góp phần thúc đẩy tăng trởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đợc vận hành theo cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.

Có thể nói mặt đợc nổi bật nhất của chính sách tiền tệ Việt Nam trong những năm đầu đổi mới là hoạch định đúng đắn và điều hành hợp lý thông qua khối lợng tiền cung ứng hàng năm của Ngân hàng Nhà nớc theo sát tín hiệu thị trờng, thay cho phơng pháp điều hành trực tiếp bằng những chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do Chính phủ chỉ định, phổ biến và từ những năm 1991 trở về trớc. Vì nguyên tắc mức tăng cung tiền hàng năm không thể vợt quá tốc độ tăng trởng kinh tế (GDP) và chỉ số lạm phát (CPI). Nội dung điều hành chính sách tiền tệ đạt tới tăng tài sản có ngoại tệ ròng, tạo lập quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia dồi dào, đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế và ổn định sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam.

Việc điều hành chính sách tiền tệ luôn đợc đặt trong mối quan hệ khăng khít với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách đầu t, chính sách xuất nhập khẩu...) ngay từ giai đoạn hoạch định đến quá trình thực thi. Nhờ vậy đảm bảo hỗ trợ tốt thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và loạ bỏ đợc các nhân tố tiêu cực, gây trở ngại và hạn chế hiệu năng của chính sách tiền tệ. Hơn nữa, bản thân chính sách tiền tệ chỉ phát huy tốt hiệu lực vốn có khi các bộ phận cấu thành của nó nh: Chính sách cung ứng tiền, chính sách lãi suất, chính sách tỉ giá hối đoái và quản lý ngoại hối... đợc xử lý hết sức linh hoạt và đồng bộ. Ngân hàng Nhà nớc còn luôn chú trọng xây dựng, vận dụng kéo léo, từng bớc, có hiệu quả một số công cụ trực tiếp và gián tiếp của chính sách tiền tệ, đó là: lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, hạn mức tín dụng, hạn mức vay và trả nợ nớc ngoài, tỉ lệ tái cấp vốn...

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM (Trang 27 -31 )

×