Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức đối với nhân viên hành chính tại bệnh viện nhân dân gia định (Trang 35 - 105)

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ thơng qua phỏng vấn nhóm 5 người là các đối tượng khảo sát nhằm thu thập các ý kiến đóng góp về nội dung bảng hỏi, điều chỉnh các từ hoặc cụm từ chưa phù hợp để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Kết quả thảo luận sẽ hiệu chỉnh một số từ ngữ so với thang đo gốc Hệ thống khen thưởng của tổ

chức (Eisenberger và cộng sự, 1997); Cơng bằng quy trình (Leventhal, 1976); Sự hỗ trợ của cấp trên (Eisenberger và cộng sự,1986); Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức

(Eisenberger và cộng sự,1997) như sau:

Hệ thống khen thưởng của tổ chức: Tất cả thành viên nhóm thảo luận đồng

tình với nội dung hệ thống khen thưởng, các câu hỏi dễ hiểu, khơng gặp khó khăn khi tiếp cận.

Cơng bằng quy trình: Tất cả thành viên nhóm thảo góp ý sửa đổi, bổ sung

cụm từ “quy trình” thành “quy trình và thủ tục của bệnh viện” nhằm tạo ra sự dễ hiểu khi tiếp cận phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Sự hỗ trợ của cấp trên: Tất cả thành viên nhóm thảo luận đề nghị sửa đổi câu

hỏi “Cấp trên của tơi thực sự quan tâm đến tình trạng của tơi” thành “Cấp trên của tôi thực sự quan tâm đến phúc lợi của tôi”, câu hỏi từ thang đo gốc “My work supervisor really cares about my well-being”. Sau khi chỉnh sửa, các thành viên khơng ý kiến gì thêm

Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức: Tất cả thành viên nhóm thảo luận đề nghị

sửa đổi câu hỏi “Tổ chức của tôi thực sự quan tâm đến tình trạng của tơi” thành “Bệnh viện của tôi thực sự quan tâm đến phúc lợi của tôi”, câu hỏi từ thang đo gốc “My organization really cares about my well-being”. Sau khi chỉnh sửa, các thành viên đề xuất sửa đổi cụm từ “Tổ chức của tôi” thành “Bệnh viện” để phù hợp bối cảnh nghiên cứu.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được tiến hành nhằm nhận diện, xác định, đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của nhân viên về sự hỗ trợ từ tổ chức.

Nghiên cứu chính thức sẽ tiến hành thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, đánh giá sự tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc,..

3.2 Chọn mẫu

Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu với các đồng nghiệp làm cơng tác hành chính và thông qua các đồng nghiệp này để gửi một số bảng hỏi cho các nhân viên hành chính tại khu vực hành chính Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Có 2 phương pháp chọn mẫu phổ biến thường được sử dụng gồm: (1) Phương pháp chọn mẫu xác xuất và (2) phương pháp chọn mẫu phi xác xuất. Do điều kiện thời gian có nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng cách thức chọn mẫu này nhằm dễ tiếp cận đối tượng khảo sát, ít tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập số liệu nghiên cứu.

Kích thước mẫu theo Hair và cộng sự (1998) sẽ nằm ở mức tối thiểu là 1 biến quan sát cần 5 quan sát và tốt nhất là 1 biến quan sát sẽ có 10 quan sát. Trong nghiên cứu này sẽ chọn kích thức mẫu N ≥ x *5 (x là biến quan sát), cụ thể với 17 biến quan sát trong nghiên cứu sẽ cần mẫu tối thiểu đạt 85 quan sát.

Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến đối tượng khảo sát là các nhân viên hành chính thuộc khối hành chính bệnh viện Nhân dân Gia Định.

3.3 Thang đo

Nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và tiến hành điều tra thu thập thông tin từ nhân viên làm cơng tác hành chính tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Các thang đo nghiên cứu được sử dụng:

- “Hệ thống khen thưởng của tổ chức” sử dụng thang đo của Eisenberger và cộng sự (1997) gồm 3 biến quan sát.

- “Cơng bằng quy trình” sử dụng thang đo của Leventhal (1976) gồm 5 biến quan sát

- “Sự hỗ trợ của cấp trên” sử dụng thang đo của Eisenberger và cộng sự (1986) gồm 3 biến quan sát

- “ Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức” sử dụng thang đo của Eisenberger và cộng sự (1997) gồm 6 biến quan sát

Bảng 3.1 Thang đo và mã hóa

Thang đo Mã hóa

Thang đo hệ thống khen thưởng của tổ chức KT

1. Công nhận những công việc hoàn thành tốt KT1

2. Cơ hội thăng tiến KT2

3. Cơ hội kiếm được thu nhập cao hơn KT3

Thang đo cơng bằng quy trình QT

1. Quy trình và thủ tục được áp dụng một cách nhất quán QT1

2. Quy trình và thủ tục khơng có sự thiên vị QT2

3. Quy trình và thủ tục dựa trên những thơng tin chính xác QT3 4. Bạn được quyền có ý kiến về những kết quả xuất phát từ quy trình QT4 5. Các Quy trình và thủ tục này tuân thủ các phạm trù quy chuẩn đạo đức xã

hội và cá nhân

QT5

Thang đo sự hỗ trợ của cấp trên CT

1. Cấp trên của tôi quan tâm đến ý kiến của tôi CT1 2. Cấp trên của tôi thực sự quan tâm đến phúc lợi của tôi CT2

Thang đo Mã hóa

3. Cấp trên cân nhắc mạnh mẽ đến mục tiêu và giá trị của tôi CT3

Thang đo nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức TC

1. Bệnh viện của tôi thực sự quan tâm đến phúc lợi của tôi TC1 2. Bệnh viện của tôi cân nhắc mạnh mẽ đến mục tiêu và giá trị của tôi TC2 3. Bệnh viện của tôi quan tâm đến ý kiến của tôi TC3 4. Bệnh viện của tôi sẵn sàng giúp đỡ khi tôi thật sự cần TC4 5. Sự giúp đỡ luôn hiện diện trong Bệnh viện khi tôi gặp vấn đề TC5 6. Bệnh viện tôi sẽ tha thứ những lỗi lầm thật sự khơng có chủ đích của tơi TC6

Nguồn: Kết quả tác giả tổng hợp sau khi nghiên cứu định tính

Các thang đo được đo lường theo qng 5 điểm: Hồn tồn khơng đồng ý, Không đồng ý, Trung hịa, Đồng ý, Hồn tồn đồng ý

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng các bước phân tích như sau:

 Phát phiếu khảo khảo sát ý kiến của nhân viên khối hành chính bệnh viện Nhân dân Gia Định, trong đó tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 138 phiếu, sau khi tiến hành xem xét, số phiếu hợp lệ còn lại là 131 phiếu.

 Tiến hành mô tả mẫu quan sát về các đối tượng điều tra sử dụng phân tích thống kê mơ tả: độ tuổi, giới tính, thời gian cơng tác, trình độ học vấn.

 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Nghiên cứu được tiến hành tại một bối cảnh mới ở khu vực y tế cơng, do đó các kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn 0,6 sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA (Hair và cộng sự, 2006). Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng tương quan Biến –

tổng và căn cứ trên thực tiễn các yếu tố tại nơi nghiên cứu để xác định xem liệu việc loại đi những biến có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 có hợp lý hay khơng.  Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá nhằm phân tích tương quan giữa các biến với nhau và từ đó rút trích thành tập hợp các nhân tố có ý nghĩa. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đạt yêu cầu với giá trị tối thiểu là 0,5.  Kiểm định hồi quy: Kiểm định hồi quy bao gồm kiểm tra sự tương quan giữa các nhóm yếu tố đề từ đó kiểm tra các giả định của mơ hình hồi quy. Kết quả hồi quy sẽ cho biết mức độ tác động mạnh yếu giữa các nhóm yếu tố đến POS.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu (định tính và định lượng). Chương 3 thực hiện việc khảo sát định tính sơ bộ nhằm hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung chương 3 còn nêu rõ việc thực hiện lấy ý kiến khảo sát cho các đối tượng nhân viên hành chính bao gồm số lượng phiếu phát ra và thu về, thời gian thực hiện khảo sát, đối tượng thực hiện khảo sát.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 4 bao gồm: (1) Mô tả mẫu nghiên cứu; (2) Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố; (4) Phân tích hồi quy tuyến tính; (5) Phân tích sự khác biệt đối với Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức bằng ANOVA và T- test.

4.1 Mơ tả mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 85 (mục 3.2). Tổng số phiếu được phát ra là 150 một cách thuận tiện cho các đối tượng là nhân viên hành chính tại bệnh viện Nhân dân Gia Định khi các đối tượng nghiên cứu này liên hệ cơng tác tại phịng Tổ chức Cán bộ của bệnh viện. Tỷ lệ phản hồi đáp đạt 92% (138 phiếu). Sau khi tiến hành lựa chọn những phiếu có chất lượng tốt, số lượng phiếu đưa vào phân tích là 131 phiếu. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mô tả mẫu nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%)

Chức danh nghề nghiệp

Cán sự 20 15,3

Chuyên viên 17 13

Kỹ thuật viên 18 13,7

Kỹ sư 19 14,5

Kế toán viên trung cấp 22 16,8

Kế toán viên đại học 18 13,7

Nhân viên văn thư 17 13

Tổng 131 100

Giới tính

Nam 79 60,3

Mô tả mẫu nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) Tổng 131 100 Trình độ học vấn Trung cấp 77 58,8 Cao đẳng 5 3,8 Đại học 39 29,8 Sau Đại học 10 7,6 Tổng 131 100

Thời gian công tác

Dưới 1 năm 31 23,7

Từ 1- dưới 3 năm 34 26

Từ 3 – dưới 5 năm 48 36,6

Trên 5 năm 18 13,7

Tổng 131 100

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Việc thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên đảm bảo cho xác xuất mỗi bộ phận được lấy mẫu có cơ hội hiện diện là như nhau, đảm bảo được sự đa dạng về nơi làm việc, độ tuổi, thâm niên công tác v.v.. Mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cho khối nhân viên hành chính tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.

4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. Cronbach’s Alpha kiểm định sự chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo.

Tính hệ số Cronbach’s Alpha được thực hiện đối với mỗi nhóm biến cố kết nên các yếu tố. Do đây là nghiên cứu mới lấy bối cảnh tại bệnh viện Nhân dân Gia Định vì vậy các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại

bỏ và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Hair và cộng sự, 2006)

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo Hệ thống khen thưởng của tổ chức

Kiểm định Cronbach’s Alpha với thang đo Hệ thống khen thưởng của tổ chức trên SPSS cho kết quả sau:

Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hệ thống khen thưởng của tổ chức Hệ thống khen thưởng của tổ chức

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan Biến – Tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến KT1 7,3282 2,130 ,475 ,850 KT2 7,3435 1,458 ,749 ,557 KT3 7,2061 1,657 ,667 ,657 Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,784

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo Hệ thống khen thưởng của tổ chức cho kết quả Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,784 > 0,6; hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn giá trị đã kiểm định. Thang đo Hệ thống khen thưởng của tổ chức là phù hợp, sử dụng tất cả 3 biến quan sát cho Phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cơng bằng quy trình

Kiểm định Cronbach’s Alpha với thang đo Cơng bằng quy trình trên SPSS cho kết quả sau:

Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của Cơng bằng quy trình

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan Biến – Tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến QT1 14,8626 9,335 ,675 ,834 QT2 14,9160 9,462 ,645 ,842 QT3 14,8473 9,361 ,674 ,835 QT4 14,9237 9,040 ,742 ,817 QT5 14,8626 9,335 ,667 ,837 Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,862

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo Cơng bằng quy trình cho kết quả Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,862 > 0,6; hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn giá trị đã kiểm định. Thang đo Công bằng quy trình là phù hợp, sử dụng tất cả 5 biến quan sát cho Phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên

Kiểm định Cronbach’s Alpha với thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên sử dụng SPSS cho kết quả sau:

Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của Sự hỗ trợ của cấp trên

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan Biến – Tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CT1 7,2366 2,520 ,658 ,753 CT2 7,3588 2,263 ,692 ,728 CT3 7,2061 3,473 ,740 ,743 Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,812

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên cho kết quả Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,812 > 0,6; hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3; Hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến đều nhỏ hơn giá trị đã kiểm định. Thang đo Sự hỗ trợ của cấp trên là phù hợp, sử dụng tất cả 3 biến quan sát cho Phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.4 Kiểm định độ tin thang đo Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức

Kiểm định Cronbach’s Alpha với thang đo Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức sử dụng SPSS cho kết quả sau:

Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của Nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan Biến – Tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến TC1 18,6107 7,563 ,589 ,770 TC2 18,5344 7,235 ,612 ,764 TC3 18,7557 6,878 ,675 ,747 TC4 18,7939 7,057 ,653 ,754 TC5 18,6794 7,281 ,630 ,760 TC6 18,6107 8,255 ,274 ,843 Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,805

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức cho kết quả Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,805 > 0,6. Tuy nhiên biến TC6 có tương quan biến – tổng thấp (0,274 < 0,3) và Hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại đi biến TC6 cao hơn giá trị đã kiểm định (0,843 > 0,805). Biến TC6 được phát biểu “Bệnh viện sẽ tha thứ những lỗi lầm thật sự khơng có chủ đích của tơi”, trong thực tế khảo sát có rất ít trường hợp các lỗi vi phạm hàng ngày của nhân viên được đưa lên

giải quyết ở cấp độ tổ chức mà tiến hành giải quyết tại khoa phịng. Theo đó, cảm nhận của nhân viên về biến TC6 là không nhiều; việc tiến hành loại biến TC6 là hợp lý. Do đó, tiến hành loại biến TC6, giữ lại 5 biến còn lại của thang đo sử dụng cho Phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ tiến hành phân tích tương quan giữa các biến với nhau và rút thành một tập hợp các yếu tố có ý nghĩa.

Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha và loại đi các biến có tương quan Biến – Tổng khơng phù hợp. Ta tiến hành Phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả như sau:

Bảng 4.6: Kết quả KMO và Bartlett’s test KMO và Bartlett’s test KMO và Bartlett’s test

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức đối với nhân viên hành chính tại bệnh viện nhân dân gia định (Trang 35 - 105)