11/2017 lập kỷ lục mua ròng từ trước đến nay với trên 10.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong năm 2016 thì sang năm 2017 trở thành cổ phiếu được mua rịng lớn nhất, đó là VMN (7.759,5 tỷ đồng); HPG (2.831,5 tỷ đồng). Bên cạnh đó lượng mua rịng cịn tập trung lớn ở những cổ phiếu mới niêm yết trong năm nay như: VRE (5.630 tỷ đồng); PLX (1.701,5 tỷ đồng); VPB (1.456,7 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, hoạt động của khối ngoại thiếu tích cực hơn sàn HOSE khi bán rịng 324 tỷ đồng. Trước đó, khối ngoại trên HNX đều mua ròng kể từ năm 2013 đến 2016. Lượng bán ròng tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu: NTP (690 tỷ đồng); SHB (138 tỷ đồng) và một số cổ phiếu ngành dầu khí như: PVS (702,5 tỷ đồng); PGS (58 tỷ đồng); PMS (41,5 tỷ đồng).
Những kết quả trên cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang phục hồi rất tích cực trong những năm gần đây và tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Với mức tăng trưởng đạt được trong năm nay, Việt Nam là một trong những thị trường chứng khốn có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực và trên thế giới.
Nguồn: Bloomberg
Như vậy là kinh tế Việt Nam đã khép lại một năm với những kết quả đạt được trên một nền tảng vững chắc hơn. Tăng trưởng kinh tế đã vượt mục tiêu đề ra, đảm bảo được mức tăng trưởng cao hơn mức trung bình của giai đoạn 2011 – 2017. Bên cạnh đó, diễn biến lạm phát ổn định, tỷ lệ nợ công/GDP, cơ cấu thu chi cũng như trạng thái bội chi ngân sách đã có sự dịch chuyển tích cực, cán cân thương mại duy trì được trạng thái xuất siêu của năm ngoái, vốn FDI tăng kỷ lục, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao,… Đồng thời, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, niềm tin vào triển vọng kinh tế của đất nước ngày càng được củng cố. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế đã cải thiện rất nhiều. Theo đó, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm nay là 45,19%, cao hơn so với mức đóng góp năm 2016 là 40,68% và cao cách biệt so với mức đóng góp trung bình 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Đồng thời, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho quý I năm 2018 cho thấy nhiều tín hiệu sáng khi các doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh lạc quan hơn quý IV năm 2017 với 49,2% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản
38.26%19.10% 19.10% 6.56% 30.78% 24.13% 9.45% 19.99% 17.65% 66.48% 48.03% 0% 20% 40% 60% 80%
42
xuất sẽ tăng lên, 35,9% dự báo sẽ ổn định.
Những kết quả vĩ mô của năm 2017 của Việt Nam cũng đã làm thay đổi vị trí của quốc gia trên các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế, cụ thể là chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đã tăng từ 4,31 năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.
Trên cơ sở đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2018 đã được xác định trong khoảng 6,5 – 6,7% - con số này cũng khá sát với các dự báo của các tổ chức quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam bước sang năm 2018 trên những yếu tố thuận lợi của năm 2017 nhưng những thách thức và khó khăn vẫn còn rất lớn: + Lạm phát nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong năm tới trong bối cảnh giá cả gia tăng do nhu cầu phục hồi trên toàn cầu trong khi đó các chính sách mở rộng đầu tư và tín dụng trong năm 2017 sẽ phát huy tác động trễ tới lạm phát. Ngoài ra, việc tăng lương và giá cả các mặt hàng thuộc nhà nước quản lý theo lộ trình,… sẽ tiếp tục ảnh hưởng nhất định đến xu hướng tăng của lạm phát.
Dự báo tốc độ tăng giá của một số nhóm hàng trong năm 2018