Ngành điện Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào than

Một phần của tài liệu CCDR Full report VIE_11.07 (Trang 54 - 56)

Cơng suất lắp đặt theo loại hình

nhiên liệu hóa thạch (2020) Điện năng sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch (2020)

13%

25%

30%

30%

Khí đốt Năng lượng tái tạo Thủy điện Than đá

59% 20%

17%

200 TWh 68 GW

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, dựa trên dữ liệu của Bộ Công Thương và EVN.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam đã ký “Tuyên bố chung toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch”, mục tiêu là loại bỏ hoạt động sản xuất điện than vào thập niên 40 của thế kỷ 21, hướng tới mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.57 Để đạt được mục tiêu này, cần phải điều chỉnh kế hoạch mở rộng ngành hiện nay. Chính phủ hiện đang chuẩn bị Quy hoạch Điện 8 (PDP8), và quy hoạch này được sử dụng làm kịch bản chính sách hiện đang được đề xuất (CPS) trong Báo cáo này. Trong dự thảo Quy hoạch Điện 8 (tháng 10 năm 2021), công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng đáng kể, từ 17 GW theo kế hoạch trước đó lên 36 GW (Hình 13). Quy mô mở rộng công suất điện than sẽ được giảm xuống, theo kế hoạch mới là 38 GW vào năm 2030. Tuy nhiên công suất mới này vẫn cao hơn gần hai lần so với công suất lắp đặt năm 2022 là 20GW và mức tăng trưởng này sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguồn than nhập khẩu.

Để cung cấp thơng tin cho cuộc thảo luận về lộ trình chuyển dịch năng lượng sạch, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một phân tích thăm dị về khử carbon với mục đích xác định các ưu tiên chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình khử carbon của ngành điện ở Việt Nam so với CPS.58 Một kịch bản tăng tốc khử carbon (ADS), phù hợp với mục tiêu loại bỏ than đá của Việt Nam vào thập niên 40 của thế kỷ 21, sẽ giúp giảm khoảng 80% lượng phát thải của ngành điện vào năm 2040 so với CPS (xem Hình 13). Mặc dù đó là một

57 Xem https://ukcop26.org/global-coal-to-clean-power-transition-statement.

58 Mơ hình Quy hoạch Điện (EPM) là một mơ hình quy hoạch hệ thống điện nội bộ có tính đến việc mở rộng cơng suất và điều động tổ máy. Mơ hình này được sử dụng để tìm hiểu tác động của các mức giảm phát thải khác nhau đối với công suất và tổ hợp phát điện, bao hàm giả định về tăng trưởng nhu cầu và các cơng nghệ sẵn có. Cơng trình này khơng phải là dự báo mà là dự kiến về quy mô và tốc độ của các biện pháp can thiệp cần thiết.

mức giảm đáng kể nhưng vẫn cần phải có các biện pháp bổ sung để đạt được mức phát thải rịng bằng “0” trên tồn nền kinh tế vào năm 2050 (Hộp 6). Mơ hình do Ngân hàng Thế giới thực hiện khơng tính đến các cơng nghệ thu hồi carbon và loại bỏ khí thải khác. Liệu rằng có thể và làm thế nào để khử các- bon trong lĩnh vực sản xuất điện sớm nhất vào năm 2040 sẽ phụ thuộc vào những bước đột phá trong cơng nghệ và việc cắt giảm chi phí. Những ngoại ứng tích cực như giảm ơ nhiễm khơng khí và thiệt hại mơi trường có thể được kỳ vọng ở ADS.

Hộp 6: 10 điểm nổi bật trên phương diện kỹ thuật của Kịch bản Tăng tốc Khử carbon (ADS)

Công suất lắp đặt của các nhà máy nhiệt điện than sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2025 (sau khi các dự án đang xây dựng hoàn thành). Trong giai đoạn tiếp theo sẽ dần dần loại bỏ sử dụng than, lượng phát thải khí nhà kính sẽ giảm xuống mức rất thấp vào năm 2040.

Lượng phát thải của ngành điện đạt đỉnh vào năm 2030, và sẽ giảm xuống thấp hơn mức năm 2020 vào năm 2040.

Tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống dưới 10% tổng công suất phát điện vào năm 2040. Năng lượng tái tạo (ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió ngồi khơi, năng lượng gió trên đất liền) chiếm ưu thế trong hệ thống điện và chiếm tới 90% tổng cơng suất lắp đặt.

Phân tích nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua những thách thức về tính gián đoạn và độ tin cậy khi triển khai năng lượng tái tạo trên quy mơ lớn trong hệ thống điện. Điều này có ý nghĩa đối với cả phụ tải cơ bản và quản lý phụ tải giờ cao điểm.

Sẽ cần phải có cơng suất dự trữ năng lượng đáng kể (ví dụ pin tích điện và thủy điện tích năng) trong trường hợp có tiến bộ về công nghệ dự trữ năng lượng.

Cơng suất và tính linh hoạt của lưới điện sẽ cần được tăng đáng kể.

Cần thực hiện mơ hình hệ thống điện định kỳ để cập nhật các quyết định đầu tư. Khi các công nghệ mới đã được thương mại hóa trên quy mơ lớn, vai trị của các cơng nghệ đó trên lộ trình giảm thiểu carbon sẽ được nâng cao hơn.

Khí tự nhiên có thể đóng vai trị một loại nhiên liệu chuyển tiếp. Dựa trên phân tích hiện tại, khí tự nhiên xuất hiện trong tất cả các kịch bản phát điện đến năm 2040, cho đến khi các công nghệ sạch khác trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Đối với đầu tư năng lượng sạch cần thiết, việc triển khai thực hiện không cân đối hoặc khơng khớp về thời gian (ví dụ, quy mơ năng lượng tái tạo hoặc không đủ công suất lưới điện không tăng kịp để bù đắp cho cơng suất than tương ứng bị giảm) có thể gây lo ngại về an ninh năng lượng và nguy cơ quay lại sử dụng than.

Một phần của tài liệu CCDR Full report VIE_11.07 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)