Những thay đổi về việc làm theo lĩnh vực vào năm 2040

Một phần của tài liệu CCDR Full report VIE_11.07 (Trang 72 - 77)

0 2,2 -6,3 1,7 -0,4 0,1 0,4 0 0,1 23,6 18,4 7,9 9,8 7,4 12,4 - 5,4 - 5,4 - 0,7 -9,4 0 9,4 18,8 28,1 Điện Khai thác

mỏ Vận tải Xây dựng Công nghiệp Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp hoạt độngKhông

% chuyển việc, (độ lệch so với BAU)

NZP NZP đã cải cách

Nguồn: Ước tính của chuyên gia Ngân hàng Thế giới.

Một điều kiện then chốt để chiến lược khử carbon thành công là sự linh hoạt trong thị trường lao động, một điều địi hỏi phải có các biện pháp tăng cường khả năng dịch chuyển của người lao động giữa các ngành. Linh hoạt toàn diện trong sử dụng lao động sẽ thúc đẩy tác động tích cực của NZP đối với thành

phần lực lượng lao động vì sự dịch chuyển của người lao động giữa các ngành góp phần phân bổ nguồn lực tốt hơn. Ngược lại, nếu người lao động mất việc khơng thể nhanh chóng chuyển sang cơng việc mới

81 Trên toàn cầu, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng hành trình chuyển sang lĩnh vực năng lượng chiếm ưu thế về năng lượng tái tạo sẽ tạo ra khoảng 25 triệu việc làm, trong đó tăng trưởng lớn nhất là xây dựng, sản xuất máy móc điện và khai thác quặng đồng. Tuy nhiên, hơn 6 triệu việc làm sẽ bị xoá sổ, chủ yếu là trong các ngành công nghiệp “bẩn” như khai thác và lọc dầu, khai thác than và sản xuất điện từ than..

82 Tuy nhiên, trữ lượng than trong nước của Việt Nam đang gần cạn kiệt, vì vậy - mặc dù phân tích từ mơ hình hố việc làm khơng tính đến điều này - trên thực tế, ngay cả khi khơng có hành trình khử carbon, hầu hết các công việc khai thác than ở Việt Nam có thể sẽ biến mất sau năm 2030.

83 Ngân hàng Thế giới đang không ngừng nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường lao động ở Việt Nam, tuy nhiên Báo cáo chưa cập nhật kịp thời các phát hiện này.

thì tác động phúc lợi của quá trình chuyển đổi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và tốc độ tăng trưởng của năng lượng tái tạo cũng như các lĩnh vực carbon thấp khác có thể bị suy giảm. Số lượng việc làm sẽ tăng gần như trong mọi lĩnh vực, ngoại trừ thương mại và nơng nghiệp. Sẽ có ít việc làm hơn trong ngành nơng nghiệp do q trình dịch chuyển từ việc làm nơng nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp sẽ được đẩy nhanh nhờ áp dụng nhiều công nghệ thâm dụng vốn hơn, đặc biệt là đối với sản xuất lúa gạo.

Để trở nên linh hoạt, người lao động cần trang bị các kỹ năng phù hợp để tận dụng lợi thế của quá trình chuyển dịch khử carbon. Nguồn lao động có trình độ trong cơ cấu lao động của Việt Nam còn thấp và số

lượng học sinh ghi danh vào các chương trình sau trung học phổ thơng có liên quan hiện khơng đủ để lấp đầy khoảng thiếu hụt này. Với tốc độ hiện tại, Việt Nam phải mất 25 năm để có thể đuổi kịp Thái Lan. Với tốc độ thay đổi chóng mặt và bức tranh chưa sáng tỏ về những yêu cầu của công việc trong tương lai, điều quan trọng là Chính phủ phải hợp tác với khu vực tư nhân để xác định cũng như dự đoán những kỹ năng nào đang cần thiết nhất. Hộp 9 trình bày tóm tắt các bài học quan trọng đúc rút từ kinh nghiệm quốc tế về các chương trình đào tạo lại.

Hộp 9: Bài học từ kinh nghiệm q́c tế về các chương trình đào tạo lại

Cơng tác thiết kế một chương trình đào tạo lại hiệu quả không hề dễ dàng, nhưng từ kinh nghiệm quốc tế có thể rút các bài học sau:

Đào tạo ngắn hạn trong một thời gian ngắn sau khi mất việc có thể là một chiến lược khả thi để giữ chân các cá nhân trong thị trường lao động bằng cách chuyển đổi sang công việc mới.

Cần nắm rõ yêu cầu kỹ năng và nhu cầu của người lao động trước khi tiến hành đào tạo để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu hiện tại của người lao động bị mất việc làm.

Chính phủ và khu vực tư nhân cần phối hợp chặt chẽ để tận dụng thế mạnh của từng bên, từ đó huy động các nguồn lực hỗ trợ người lao động.

Một yếu tố quan trọng là thời gian và cường độ của các chương trình tái đào tạo. Người lao động được tái đào tạo càng sớm sau khi nghỉ việc, thì tác động của chương trình đào tạo càng cao, xét về tiền lương và tái sử dụng lao động trong tương lai. Ngồi ra, chương trình tái đào tạo càng ngắn và chuyên sâu thì tác động tới người lao động trong việc chuyển dịch sang nghề mới càng lớn. Các biện pháp can thiệp sớm cho người lao động mất việc bao gồm tư vấn nghề nghiệp dựa trên các kỹ năng hiện có và tiềm năng. Các nghiên cứu hiện tại nhấn mạnh sự cần thiết phải có giai đoạn sàng lọc hoặc đánh giá kỹ năng trước khi thực hiện chương trình đào tạo lại để tối đa hóa tác động. Ở mức tối thiểu, các nhà thiết kế chương trình nên thu thập thơng tin về các đặc điểm chung của từng công nhân bị mất việc — ví dụ, trình độ kỹ năng, nghề nghiệp, học vấn, tuổi và giới tính. Điều này sẽ đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với từng cá nhân, và nội dung cốt lõi của chương trình được hiểu rõ dựa trên năng lực hiện có của họ.

Một khía cạnh quan trọng khác là hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân trong cung cấp chương trình đào tạo lại. Điều này sẽ đảm bảo thực hiện chương trình theo định hướng thị trường và tiết kiệm chi phí mà khơng ảnh hưởng đến chất lượng. Một cơ chế là cung cấp phiếu đào tạo, như đã được thực hiện thông qua Đạo luật Cơ hội và Đổi mới Lực lượng Lao động ở Mỹ. Những phiếu này giúp các cá nhân chọn nhà cung cấp dịch vụ đào tạo mà mình thích dựa trên đánh giá hiệu suất chương trình trước đây của họ trong “thẻ báo cáo” được cơng bố và họ có thể truy cập. Ngồi ra, các chính phủ có thể tận dụng các khoản tài trợ, viện trợ và cho vay hiện có để cung cấp các chương trình đào tạo lại có chất lượng.

Khuyến nghị

y Thiết kế một chương trình phát triển kỹ năng quốc gia tồn diện để tăng năng suất lao động và khắc phục vấn đề lệch pha kỹ năng trong các ngành xanh/sạch bằng cách đổi mới các chương trình giáo dục và đào tạo nghề. Các chỉ số của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy thị trường Việt Nam

tương đối linh hoạt về quy định và thông lệ (xếp thứ 60 trong 138 quốc gia), nhấn mạnh rằng hạn chế chính sẽ nằm ở trình độ tay nghề chưa cao của lực lượng lao động. Phần lớn các cơ hội việc làm mới sẽ nằm trong các nhiệm vụ và hoạt động kinh tế đòi hỏi các kỹ năng chưa có sẵn ở Việt Nam hiện nay. Trong nơng nghiệp, ngoài các nhà khoa học về đất, sẽ cần các chuyên gia kỹ thuật để giúp nông dân trữ nhiều carbon hơn trong đất, đồng thời cần các nhà truyền thông, những người sẽ tiếp thị các loại thực phẩm thân thiện với khí hậu cho cơng chúng. Trong lĩnh vực năng lượng, các công việc mới sẽ liên quan đến dự trữ năng lượng, quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, trong khi đó trong lĩnh vực giao thơng vận tải, điện khí hóa ơ tô và khử carbon trong vận tải biển sẽ tạo ra nhu cầu mới cho người lao động. Một cuộc khảo sát nhanh được thực hiện vào đầu năm 2022 cho thấy chưa đến 1% sinh viên đại học đang theo học các chương trình “kỹ năng xanh”, hầu hết trong số họ ở bậc đại học.84 Số lượng bằng thạc sĩ và tiến sĩ về kỹ năng xanh giảm trong giai đoạn 2016–2021.

y Xây dựng các chương trình thị trường lao động để hỗ trợ người lao động buộc phải rời thị trường lao động (lương thưởng, thông tin, đào tạo lại). Mặc dù việc điều chỉnh dự kiến sẽ diễn ra dần dần và

tập trung ở một số ngành (khai thác than, điện than, và ở một mức độ nào đó, dệt và sản xuất lúa gạo), nhưng tình trạng mất việc làm đó có thể thấy rõ về mặt chính trị và xã hội. Ngồi các chương trình đào tạo lại đã được thảo luận ở trên, Chính phủ sẽ cần phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể và các chiến dịch truyền thơng hiệu quả, có thể sử dụng một phần doanh thu từ thuế carbon để tài trợ các hoạt động này.

y Cân nhắc cẩn thận các phương án để tìm cách phân bổ thu từ thuế carbon một cách tốt nhất: Như

phần thảo luận trong mục này đã nêu rõ, để đảm bảo q trình chuyển đổi cơng bằng sẽ cần một số biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình và người lao động bị ảnh hưởng, và chi phí thực hiện các biện pháp này có thể được trang trải bởi thu từ thuế carbon. Tuy nhiên, thu từ thuế carbon cũng cần được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư lớn quan trọng vào công nghệ sạch. Để minh họa những đánh đổi liên quan và những tác động đối với quỹ đạo tăng trưởng của đất nước, kịch bản NZP đã được chạy với giả định rằng khoảng 30% doanh thu từ thuế carbon được phân bổ cho các chương trình xã hội hỗ trợ quá trình chuyển đổi. Trong trường hợp đó, GDP vào năm 2040 sẽ thấp hơn khoảng 0,5% so với kịch bản NZP mà trong đó tất cả thu từ thuế carbon được đầu tư vào quá trình chuyển đổi khử carbon. Tuy nhiên, nếu việc phân bổ như vậy là một phần của gói đầy đủ các biện pháp hỗ trợ được thảo luận trong phần 4.2, thì GDP năm 2040 sẽ vẫn cao hơn so với kịch bản BAU, tuy với tỷ lệ thấp hơn.

84 Khảo sát do Ngân hàng Thế giới thực hiện ở các cơ sở giáo dục đại học. Kỹ năng xanh được định nghĩa hẹp là bảo vệ mơi trường.

Huy động tài chính

5

© Huy Thoai/Shutter

© Huy Thoai/Shutter

stock

5. Huy động tài chính

Theo đuổi một lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng 0 (RNZP) có thể sẽ địi hỏi thêm các khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, hoặc tổng cộng 368 tỷ USD Mỹ cho đến năm 2040. Như đã giải thích trong Chương 3, chỉ riêng đầu tư vào khả năng phục hồi đã tiêu

tốn khoảng 254tỷ USD trong giai đoạn 2022–2040. Hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế sẽ đòi hỏi thêm 114 tỷ USD đến năm 2040, bao gồm 81 tỷ USD đầu tư và 33 tỷ USD cho các chương trình xã hội. Những ước tính này là cấp độ đầu tiên và cần được diễn giải một cách thận trọng, do những yếu tố bất định về phát triển công nghệ trong tương lai và các thông số khác, bao gồm cả độ lớn của các dự báo khí hậu, hành vi doanh nghiệp và hộ gia đình cũng như các chính sách của Chính phủ.

Ít nhất có ba con đường tiềm năng để đáp ứng các nhu cầu tài chính này, như thể hiện trong Hình 21.

Phương pháp tiến hành được áp dụng ở đây là nguồn tài chính cơng có thể được huy động nhanh chóng dựa trên nền tảng chính sách tài khóa hiện nay của chính phủ. Nhưng các cam kết của chính phủ có thể và nên được hỗ trợ bởi sự tham gia và hành động hữu hình của khu vực tư nhân trong nước và thông qua nguồn tài chính bên ngồi, cả cơng và tư. Khó có khả năng Việt Nam sẽ đủ điều kiện tài trợ mọi giải pháp thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu nếu khơng có sự đóng góp từ các nguồn bên ngoài. Những hành động dưới đây sẽ rất cần thiết:

y Dồn lực theo đuổi các nỗ lực khuyến khích đầu tư tư nhân, cả vào công nghệ mới và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu hơn. Vì vậy, cần ưu tiên xanh hóa khu vực tài chính vì nó chỉ tương đương khoảng 0,2% GDP năm 2020. Điều này sẽ có nghĩa là các ngân hàng huy động tín dụng xanh, phát triển các cơng cụ dựa trên thị trường như cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh, áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro (ví dụ: bảo hiểm) và các cách thức mới để chia sẻ gánh nặng rủi ro giữa khu vực cơng và khu vực tư nhân nhằm khuyến khích đầu tư trong bối cảnh tính bất định cao.

y Tăng tài trợ từ ngân sách bằng cách nâng cao nguồn thu bổ sung thông qua thuế carbon và/hoặc bằng cách đi vay ở các thị trường trong và ngoài nước, trong giới hạn cần thiết để tránh gánh nặng nợ cho Chính phủ trong tương lai.

y Huy động thêm nguồn thu từ các nguồn tài chính quốc tế, bao gồm các tổ chức đầu tư và các nhà tài trợ đa phương và song phương, đồng thời khai thác FDI và kiều hối.

Một phần của tài liệu CCDR Full report VIE_11.07 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)