- Cách tiếp cận có sự tham gia: Quá trình triển khai có sự tham gia của
4. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN CÂY SẦU RIÊNG TẠI MỘT SỐ VÙNG TRỒNG CHỦ LỰC
4.1. Đặc điểm vùng khảo sát
4.1.1. Đắk Lắk
Đắk Lắk có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp khoảng 539.000 ha. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như: cây cà phê, cây cao su, điều, hồ tiêu,... Đắk Lắk còn là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực như sầu riêng, bơ, chanh dây, chuối,... có nhiều tiềm năng phát triển.
Đắk Lắk và Lâm Đồng là 2 địa phương có diện tích lớn nhất, chiếm trên 85% diện tích sầu riêng tồn vùng, trong đó Đắk Lắk 3.907 ha, Đắk Nơng 1.305 ha, Lâm Đồng 6.963 ha, Gia Lai 555 ha và Kon Tum 39 ha.
Các giống sầu riêng trồng tại vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) gồm có: Monthong (Dona), Ri6, Chín Hóa, Khổ qua xanh và các dạng giống địa phương cây thực sinh.
Giống sầu riêng Monthong (Dona) được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên, chiếm 77,7%, kế đến là các giống địa phương (cây thực sinh) chiếm 15,8%. Sầu riêng Ri6, Chín Hóa, Khổ qua xanh đa số các nơng hộ trồng cùng trên một vườn với giống Monthong, với tỷ lệ trồng 10 - 20% tổng số cây trên vườn.
Đắk Lắk có 2.155 ha diện tích sầu riêng cho sản phẩm với sản lượng 43.493 tấn, năng suất khoảng 20,2 tấn/ha.
Cùng với việc tăng nhanh diện tích khơng theo quy hoạch, lựa chọn giống và đất trồng không phù hợp đang là thách thức cho sự phát triển cây sầu riêng tại Tây Nguyên. Vì vậy, việc định hướng quy hoạch vùng trồng và thị trường tiêu thụ là việc cấp thiết hiện nay.
Giống sầu riêng Monthong có thịt quả màu vàng nhạt, mịn, rất ráo; mùi thơm nhẹ, vị ngọt béo, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nước ngồi. Các giống Ri6, Chín Hóa có vị rất ngọt, béo nhiều, mùi rất thơm nên phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước.
Kết quả hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, lợi nhuận đạt được 1 ha sầu riêng là rất cao ở các mơ hình từ 846,0 - 2.070,0 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 3,7 - 10,1.