- Triệu chứng:
Đây là bệnh hại rất quan trọng trên cây sầu riêng. Tác nhân do nấm
Phytophthora palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước,
trong các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng.
Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây bị biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu. Các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh gồm: rễ, thân, cành, lá, trái.
Thành trùng
+ Trên rễ: Tại các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần lên các rễ lớn và đến phần gốc thân rồi lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần.
+ Trên thân, cành: Trên phần thân cây, nơi vết bệnh xuất hiện ban đầu hơi đổi màu như thấm nước, khác màu với vùng vỏ thân xung quanh, sau đó trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu.
+ Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm giống như bị bỏng nước sau đó có màu đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, sau 2 ngày lá chuyển thành màu nâu và bào tử nấm lây sang lá kế cận, lá bị nhũn rồi khô dần và sẽ rụng sau vài ngày.
+ Trên trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành hình trịn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ trái. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối.
Triệu chứng bệnh trên thân Triệu chứng bệnh trên lá
Triệu chứng bệnh trên quả Tiêm Phosphonate vào thân để phòng bệnh Phytophthora
- Biện pháp quản lý:
+ Đối với vườn mới trồng: Nên thiết kế líp trồng cao ráo và vị trí trồng phải cách mực nước cao nhất hằng năm từ 70 - 100 cm.
+ Chọn giống có tính chống chịu bệnh cao để dùng làm gốc ghép như giống lá quéo.
+ Trồng với mật độ thấp, khoảng cách từ 8 - 10 m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển tốt trong điều kiện thơng thống.
+ Bón phân chuồng tạo cho đất tơi xốp và cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây
+ Thiết kế hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt để hạn chế ẩm độ cao trong vườn nhất là trong mùa mưa.
+ Trên vườn sầu riêng đang cho trái nên tỉa cành tạo tán và giảm mật độ giúp cây thơng thống kết hợp với việc tái tạo hệ thống thoát nước thật tốt trong mùa mưa, tránh bộ rễ bị thối do ngập nước, hay trồng thấp.
+ Sử dụng các sản phẩm hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng, rơm khô, cỏ khô, phân hữu cơ đã hoai mục kết hợp vi sinh vật đối kháng như Trichoderma,
Streptomyces nhằm diệt mầm bệnh Phytophthora và tăng sức đề kháng cho cây.
+ Rải vôi xung quanh tán cây và quét lên gốc cây trong phạm vi 0,5 - 1,0 m từ mặt đất (Sử dụng vôi đậm đặc quét lên thân chính vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa).
+ Tiêm thân: Đối với cây lớn (có đường kính thân trên 15 cm) tiêm Phosphonate để phòng bệnh 2 lần/năm, pha thuốc theo tỷ lệ 1:1 (10 ml thuốc + 10 ml nước sạch/1 m đường kính tán). Nếu dựa theo đường kính thân: Cây có đường kính thân 15 - 17 cm tiêm 2 mũi/lần; đường kính thân 17 - 20 cm tiêm 3 mũi/lần, tiêm 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa tiêm vào sáng sớm.
+ Khi thấy vết chảy nhựa xuất hiện nhỏ nhất dùng dao cạo bỏ hết phần bị thối nâu sử dụng Fosetyl-aluminium, Metalaxyl bôi lên vết bệnh nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn, sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.
Bệnh thán thư