CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM
3.3.1. Khó khăn khách quan
Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn chung của cả nền kinh tế - xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước lạc hậu không đáp ứng yêu
cầu quản lý. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta khơng có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại mà đây là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, bên cạnh những cơ hội là những thách thức đi cùng. Sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp FDI, cùng với đó là các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp này trong bối cảnh chúng ta chưa từng có kinh nghiệm về hoạt động chống chuyển giá, chúng ta phải vừa học hỏi, vừa áp dụng thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần. Những bước đầu cịn bỡ ngỡ thì khơng thể địi hỏi sự tinh thơng và hiệu quả cao ngay được.
Khó khăn thứ ba chính là việc thu thập, sàng lọc thơng tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi tồn cầu. Khơng phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, và cũng khơng phải lúc nào họ cũng có thơng tin để cung cấp và cung cấp kịp thời. Trong khi đó, muốn xác định giá chuyển giao theo các nguyên tắc chống chuyển giá mà pháp luật quy định thì phải thu thập đầy đủ thơng tin, nếu khơng có thơng tin thì khơng thể xác định được giá chuyển giao. Một trong số ít những trường hợp thành cơng trong đấu tranh chống chuyển giá ở Việt Nam thời gian qua là trường hợp Cục thuế tỉnh Lâm Đồng giải quyết hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè cho thấy vai trị quan trọng của thơng tin.
Theo đó, điều kiện thuận lợi để Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đấu tranh với các doanh nghiệp này là ở chỗ hành vi chuyển giá liên quan đến giá bán của sản phẩm xuất khẩu mà những sản phẩm cũng có tiêu thụ nội địa. Do vậy, giá tiêu thụ nội địa của chính những doanh nghiệp này là bằng chứng thuyết phục về hành vi chuyển giá (xác định giá xuất khẩu rất thấp so với giá tiêu thụ nội địa. Giá xuất khẩu chỉ là 64.580 đồng/kg, trong khi đó, giá bán nội địa là 1.200.000 đồng/kg). Giả sử bên bán thiết bị, hàng hóa là bên nước ngồi cịn bên mua là doanh nghiệp FDI Việt Nam thì vấn đề thu thập thơng tin về giá bán của doanh nghiệp bán hàng ở nước ngoài là vơ cùng khó khăn.