Hệ thống chính sách pháp luật thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại TPHCM từ góc độ nhà quản lý (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM

4.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật thuế

Chính sách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về cơ bản, các quy định về xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định tại hệ thống văn bản pháp quy hiện hành còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau :

- Việc quản lý giá giao dịch chuyển giao sản phẩm giữa các bên có quan hệ liên kết chưa được quy định một cách cụ thể trong Luật thuế hiện hành.

- Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế mà chưa có các hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn nên chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá tránh thuế.

- Thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá là lĩnh vực quản lý khó, phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thơng tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm được chuyển giao, lựa chọn và áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường…Tuy nhiên, theo quy định tại Luật thanh tra hiện hành, khơng có quy định riêng thời gian thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá mà quy định chung như thời gian thanh tra thuế đối với trường hợp thông thường khác. Hạn chế này đã dẫn tới hiệu quả các cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng trong giai đoạn vừa qua chưa cao.

- Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam ngày càng phổ biến, tinh vi và phức tạp. Để quản lý thuế đối với hoạt động chuyển

giá đạt hiệu quả cao, cơ quan thuế cần thiết có quyền điều tra để xác định hành vi chuyển giá của người nộp thuế. Tuy nhiên, tại các văn bản pháp quy hiện hành không quy định cơ quan thuế có quyền điều tra.

- Chưa cho phép áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về giá giao dịch liên kết của người nộp thuế trong tương lai (APA);

- Quy định về kê khai thông tin giao dịch liên kết chưa thực sự giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp : nếu doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thơng qua các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến số thu Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp vẫn phải xác định giá thị trường và kê khai đối với các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ trong khi chi phí và thời gian để xác định giá thị trường, kê khai với cơ quan thuế là đáng kể và không thấp hơn đối với việc xác định giá thị trường và kê khai giao dịch lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại TPHCM từ góc độ nhà quản lý (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)