Góc ngẩng tối thiểu.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp phân tích và thiết kế anten cassegrain cho các trạm vệ tinh mặt đất (Trang 25)

I. Giới thiệu chung.

c. Góc ngẩng tối thiểu.

Vùng phủ sóng của một vệ tinh được giới hạn bởi góc ngẩng. Đó

là góc bù hình thành từ đường thẳng nối liền nơi thu đến vệ tinh, với đường thẳng đứng tại nơi thu. Về mặt lý thuyết vệ tinh địa tĩnh có thể phủ sóng 1/3 trái đất. Tuy nhiên, trong thực tế không thể thực hiện được, bởi vì góc ngẩng của anten bị hạn chế để loại trứ sự che khuất của địa hình. Góc ngẩng này không thể nhỏ hơn 20ο, vì vậy vùng thu tín hiệu trên mặt đất giới hạn giữa 60οkinh tuyến bắc-nam và 60οvĩ tuyến đông- bắc. Các vùng rừng núi, thung lũng góc ngẩng tối thiểu phải là 30ο.

Các vệ tinh cùng công tác trong một dải tần số phải được đặt trong quỹ đạo địa tĩnh với góc chênh lệch nhau 2ο−3οvà đảm bảo vị trí vệ tinh sao cho anten phát luôn hướng đúng về vùng phủ sóng trên mặt đất.Điều này rất quan trọng vì anten phát trên vệ tinh có tính định hướng cao. Nếu không đảm bảo tốt điều kiện này thì vùng phủ sóng của anten sẽ lệch sang một số nước lân cận.

Góc ngẩng (E) và góc phương vị (Az) sẽ định vị anten thu để thu

bất kỳ một quả vệ tinh nào, các quả vệ tinh khác nhau thì hai thông số trên của anten phải được tính toán đúng vị trí của anten phát trên vệ tinh có kinh độ khác nhau trên từng vệ tinh.

Anten thu sẽ có các giá trị góc ngẩng và góc phương vị tương ứng khác nhau, phù hợp với quả vệ tinh cần thu.

Ta có thể dùng một gương anten thu cùng 3 quả vệ tinh đồng thời và có ưu điểm:

- Nâng cao hiệu quả thu xem chương trình được nhiều kênh hơn. - Không chiếm nhiều diện tích mặt bằng đặt anten.

Ở Việt Nam toàn bộ các trạm mặt đất hiện hữu đều thu phát ở tần số băng C(phát 6GHz, thu 4GHz).

Thông số quan trọng về chất lượng tín hiệu thu được là tỉ số tìn hiệu trên nhiễu của kênh hình. Tỉ số này phải đạt từ 45dB trở lên trong suốt 99% thời gian thu cả năm.

Tín hiệu hình phát từ vệ tinh với công suất cố định. Biên độ tín hiệu hình thu được là kết quả của quá trình truyền lan trong khí quyển. Chất lượng hình ảnh thu được phụ thuộc rất nhiều điều kiện truyền sóng trong không gian vũ trụ và trong khí quyển của trái đất. Mưa có thể làm tăng độ suy hao tín hiệu trên 7dB, có thể dẫn đến làm gián đoạn việc thu. Thường khí quyển có sự biến động trong khi mưa và làm suy hao trong phạm vi 2dB. Hiện tượng này thường liên quan đến việc phá vỡ định hướng truyền sóng. Nhiều thực nghiệm và đo đạc thống kê cho thấy rằng suy hao trên 2dB thường xảy ra khoảng 0.06% thời gian thu, trên 4.5dB chiếm 0.01% thời gian thu.

Mức độ nhận thấy nhiễu trên hình ảnh thu phụ thuộc vào tỉ số dải tần hình trên nhiễu C/N (Carrier/Noise). Cường độ điện trường vùng phủ sóng cần đảm bảo 63-65dBw để cho chất lượng hình ảnh thu tốt trong suốt 90% thời gian vệ tinh hoạt động trong các điều kiện có mưa.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp phân tích và thiết kế anten cassegrain cho các trạm vệ tinh mặt đất (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w