Điều 96. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và gửi cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về quản lý chất thải nguy hại, danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
Điều 97. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.Trong trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại khơng có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường.
Điều 98. Vận chuyển chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang các nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 99. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại
1. Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Có khoảng cách bảo đảm khơng có ảnh hưởng xấu đối với mơi trường và con người.
3. Có cơng nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Có cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường.
5. Có cán bộ quản lý được cấp chứng chỉ về quản lý chất thải nguy hại và cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn phù hợp.
6. Có quy trình vận hành an tồn các cơng nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
7. Có kế hoạch bảo vệ mơi trường.
8. Có kế hoạch phục hồi mơi trường sau khi chấm dứt hoạt động.
9. Báo cáo phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các cơ sở xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 100. Quy hoạch quản lý chất thải nguy hại
1. Nội dung cơ bản của quy hoạch quản lý chất thải nguy hại a) Đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và lượng phát thải; b) Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn;
c) Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; d) Vị trí, quy mơ các điểm thu gom, tái chế, và xử lý; đ) Công nghệ;
e) Nguồn lực; g) Tiến độ thực hiện; h) Phân công trách nhiệm.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải nguy hại
a) Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Chính phủ xây dựng quy hoạch quản lý chất thải nguy hại.
b) Chính phủ có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải nguy hại; quy định chi tiết về xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải nguy hại.
Mục 3