XỬ LÝ, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM

Một phần của tài liệu DuThaoLuatBVMTsuadoi_06.04.2014 (Trang 46 - 48)

Điều 111. Quy định chung về xử lý, phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm

1. Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo các mức độ: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

2. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường là hoạt động giảm thiểu những tác động của ô nhiễm đến môi trường và con người, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực môi trường bị ô nhiễm.

Điều 112. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Việc điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm gồm: a) Xác định phạm vi, giới hạn của khu vực môi trường bị ô nhiễm; b) Xác định mức độ ô nhiễm, đánh giá rủi ro;

c) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;

d) Các giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường;

đ) Xác định các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu các bên gây ô nhiễm phải bồi thường.

2. Các dự án khai thác mỏ, khống sản phải có phương án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đi vào hoạt động và ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường. Phương án phục hồi môi trường bao gồm các nội dung chính sau:

a) Xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi trường; b) Đánh giá rủi ro;

c) Lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường;

d) Kế hoạch và kinh phí để cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án.

Điều 113. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

1. Đối với tổ chức, cá nhân:

a) Tổ chức, cá nhân tiến hành các dự án có tiềm ẩn gây ơ nhiễm mơi trường phải có các phương án cải tạo và phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo đúng quy định;

b) Tổ chức, cá nhân gây ơ nhiễm mơi trường có trách nhiệm tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường.

c) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên

liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, cơng bố thơng tin và báo cáo Chính phủ.

3. Bộ Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm:

a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ơ nhiễm mơi trường;

b) Hướng dẫn thực hiện các hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác nhận hồn thành khắc phục ơ nhiễm và cải thiện mơi trường;

c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.

4. Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.

Mục 3

Một phần của tài liệu DuThaoLuatBVMTsuadoi_06.04.2014 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)