PHẦN I : CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
5. Đánh giá hiệu quả và tác động của đề án
5.1. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án
a) Thuận lợi
Hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam sau khi ban hành sẽ là cơ sở để các đơn vị trong lĩnh vực công thực hiện cơng tác kế tốn, lập báo cáo tài chính, cung cấp thơng tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước đặc biệt là thống nhất tập trung dữ liệu của các đơn vị kế tốn cơng và áp dụng các quy dịnh của kế toán thoe một thông lệ chung của quốc tế, hướng dẫn đến kế tốn dồn tích đầy đủ đối với đối tượng là kế tốn cơng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn lực bên ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kế tốn cơng.
Việc triển khai hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp là một nội dung trong chiến lược phát triển tài chính nói chung, kế tốn kiểm tốn nói riêng. Được thể hiện qua các văn bản Luật Kế toán, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020.
Hệ thống khung pháp lý về thống khung pháp lý về kế toán kiểm toán về cơ bản đã được hoàn thiện, bao gồm Luật kế tốn, Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, thơng tư của Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực và chế độ kế tốn. Công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị về cơ bản đã đi vào nề nếp, đảm bảo tính tn thủ pháp luật nói chung và kế tốn nói riêng.
Đội ngũ cán bộ, chuyên gia kế toán đã từng bước được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp dần dần đáp ứng yêu cầu về chun mơn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật về kế toán và pháp luật kinh tế khác.
Khả năng thích ứng và ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở các đơn vị phù hợp với trình độ phát triển công nghệ, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Chương trình, nội dung đào tạo tại các đơn vị được cải tiến và nâng cao từng bước, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp về kế tốn trên thực tế hiện nay.
b) Khó khăn, thách thức
Việc công bố chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam theo thơng lệ quốc tế sẽ gặp phải các khó khăn, vướng mắc nhất định. Thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, sự khác biệt giữa cơ chế chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán:
Việt Nam hiện chưa ban hành chuẩn mực kế tốn cơng, tuy nhiên đã ban hành khá nhiều chế độ kế tốn đáp ứng với cơ chế tài chính thay đổi qua từng thời kỳ. Tuy nhiên việc chuẩn bị ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam đặt ra thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu chính sách do có những quy định khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và cơ chế chính sách tài chính.
Thứ hai, một số nhân lực kế tốn cơng còn chưa đáp ứng được yêu cầu:
Nhìn chung, nhân lực kế tốn Việt Nam chưa được đào tạo đầy đủ về chuẩn mực kế tốn. Phạm vi kế tốn trong lĩnh vực cơng của Việt Nam rất lớn, trải dài từ Trung ương đến địa phương (gồm cả xã, phường...), theo đó đội ngũ kế tốn trong lĩnh vực cơng khá đơng đảo nhưng chất lượng khơng cao, số lượng kế tốn viên am hiểu, có kinh nghiệm và có kỹ năng lập BCTC cịn ít, đặc biệt là trong bối cảnh Thơng tư 107/2017/TT-BTC mới đi vào cuộc sống một thời gian ngắn, có nhiều điểm khác biệt so với Quyết định 19 trước đây dẫn tới lúng túng trong cơng tác hạch tốn, lập báo cáo. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơng ít hơn rất nhiều so với khu vực doanh nghiệp, ngay cả đội ngũ giảng viên các trường đại học cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về IPSAS nên nội dung về IPSAS không được đề cập trong các chương trình của các trường đại học, cao đẳng. Do đó đội ngũ kế toán viên tại các đơn vị trong lĩnh vực công cũng như sinh viên cho đến nay chưa đáp ứng được yêu cầu, cần có một thời gian chuẩn bị
Thứ ba, rào cản ngôn ngữ:
Rào cản ngơn ngữ cũng là một khó khăn cần tính đến do IPSAS được soạn thảo bằng tiếng Anh và để có phổ biến, quảng bá rộng rãi IPSAS đến công chúng, cần phải dịch sang ngôn ngữ của các quốc gia. Tuy nhiên việc truyền tải
chính xác các thuật ngữ chun mơn cũng như cập nhật thường xuyên, liên tục các nội dung thay đổi của IPSAS không phải là điều dễ dàng.
Thứ tư, yếu tố văn hóa, tư duy:
IPSAS được thiết lập theo phương pháp dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong khi các quy định của pháp luật kế toán của Việt Nam được xây dựng căn cứ các quy định pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước. Theo IPSAS yêu cầu thực hiện một số đánh giá mang tính xét đốn như đưa ra đánh giá về giá trị hợp lý của TSCĐ sau ghi nhận ban đầu để xác định giá trị đánh giá lại theo IPSAS 17, … thì trong giai đoạn tiếp theo của cơng tác công bố chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam (bước đầu áp dụng VPSAS), khi đó cán bộ tài chính, kế toán cũng như cơ quan quản lý Nhà nước khi tiếp cận phương pháp này theo thông lệ quốc tế.
5.2. Tác động của Đề án
Ngồi những lợi ích cho các quốc gia đã cơng bố ban hành thì để q trình triển khai và thực thi mang lại hiệu quả cao, phù hợp với đặc thù của quốc gia, cần phải đánh giá những tác động của IPSAS đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như lường trước được những khó khăn, vướng mắc có thể gặp phải để có hướng giải quyết và chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi chính thức áp dụng. Cụ thể như sau:
a) Tác động đến nền kinh tế
Việc công bố hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam sẽ góp phần làm minh bạch bức tranh tài chính của lĩnh vực cơng Việt Nam, tăng lịng tin của các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là công chúng, các nhà đầu tư trong và ngồi đối với thơng tin Ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, quản lý tài sản cơng. Ngồi ra việc cơng bố hệ thống chuẩn mực kế tốn công Việt Nam cũng giúp chúng ta có cơ sở trong việc quản lý nợ cơng, tài sản Nhà nước một cách hợp lý hơn, từ đó có phương hướng sử dụng tài sản cho những mục đích phù hợp.
b) Tác động đến quan điểm và nhận thức
Các đơn vị kế tốn trong lĩnh vực cơng thực hiện các Báo cáo quyết toán ngân sách trên cơ sở tiền mặt, khi thực hiện chuẩn mực công cần nhận thức được tầm quan trọng của việc cần có hệ thống báo cáo tài chính phản ánh đầy đủ tình hình tài chính, hoạt động của lĩnh vực cơng để cung cấp các thơng tin tài chính cho các đối tượng. Trong thời đại hội nhập như hiện nay, nhu cầu công khai thông tin tài chính của đất nước rất được quan tâm. Từ những yêu cầu thực tế của q trình hội nhập và phát triển, Chính phủ đã phê duyệt đề án Tổng kế tốn nhà nước, bước đầu thể hiện sự thay đổi về mặt quan điểm của các cơ quan quản lý Nhà nước về cơng khai đầy đủ, minh bạch tài chính Chính phủ.
Đề án này được triển khai sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có cách tiếp cận mới về báo cáo tài chính phù hợp với thơng lệ quốc tế một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch.
c) Tác động đến tổ chức hoạt động của các đơn vị
Đề án được triển khai sẽ đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải có sự chú trọng hơn tới bộ phận kế tốn của cơ quan, đơn vị mình, cần sử dụng nhân sự một cách có chọn lọc, có năng lực chun mơn, nghiệp vụ về kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị và lập được báo cáo tài chính của đơn vị mình phục vụ cho việc cung cấp thông tin.
Đề án được triển khai sẽ đặt ra yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ, nhân lực làm kế toán; tăng cường chất lượng và hiệu quả của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý, tài chính và kế tốn.
d) Chi phí thực hiện đề án
Chi phí phát sinh khi thực hiện Đề án là chi phí từ ngân sách nhà nước để đóng phí thường niên cho Ủy ban chuẩn mực kế tốn cơng. Chi phí này trong thời điểm hiện nay là 1.000£ (Pound), tương đương 30.000.000đ trong 1 năm.
Các chi phí khác liên quan đến xây dựng văn bản pháp luật, chi phí triển khai chuẩn mực thuộc kinh phí thường xuyên của các đơn vị trong quá trình triển khai quy định pháp luật.
5.3. Đối tượng hưởng lợi của Đề án
a) Đối với nền kinh tế Việt Nam ở tầm vĩ mô
- Đề án này khi được triển khai sẽ thiết lập được một hệ thống công cụ quản lý hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của nhà nước trong thời kỳ hội nhập, phục vụ q trình cải cách thể chế của Chính phủ.
Trong bối cảnh kế tốn được xem như một ngơn ngữ kinh doanh tồn cầu thì việc cơng bố ban hành hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ nợ nước ngồi, cơng chúng có cơng cụ để đánh giá và so sánh thơng tin tài chính giữa các đơn vị trong lĩnh vực công, trong lĩnh vực công giữa các thời kỳ theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung để đưa ra các quyết định kinh tế cho phù hợp. Việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế, hội nhập nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
- Đề án này khi được triển khai sẽ là một trong những yếu tố đề các các cơ quan quản lý Nhà nước tạo cơ sở dữ liệu đánh giá tổng thể về bức tranh tài chính của đơn vị mình, từ đó có sự thay đổi, cải tổ trong phương pháp quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước, góp phần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm NSNN, tài sản công.
Trước đây khi chế độ kế toán được thực hiện theo Quyết định 19/2006, hầu hết các đơn vị trong lĩnh vực công chỉ quan tâm đến việc quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước mà bỏ qua việc cân đối tình hình tài chính của đơn vị mình cho phù hợp. Sự thay đổi về mặt nhận thức trong cơng tác kế tốn thể hiện từ Luật Kế tốn 2015 và các văn bản có liên quan đã bước đầu gắn trách nhiệm của các đơn vị trong lĩnh vực cơng tới tồn bộ các tài sản của Nhà nước để từ đó bản thân đơn vị chú trọng hơn tới việc kiểm soát chi tiêu, bảo vệ tài sản của Nhà nước. Đề án này được triển khai cũng tạo cơ sở để đánh giá thực trạng tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực cơng một cách đầy đủ, thận trọng, góp phần vào việc phịng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước
Mặc dù sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán cơng quốc tế và cơ chế chính sách đặc biệt là chính sách thuế của Việt Nam cịn khá lớn, tuy nhiên tiến hành đánh giá sự khác biệt và có sự điều chỉnh các quy định của chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế cho phù hợp với điều kiện trong nước, do vậy đối với những đơn vị trong lĩnh vực cơng có những hoạt động chịu thuế, việc lập BCTC trên cơ sở các quy định của chuẩn mực sẽ cải thiện chất lượng thông tin, xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị này, góp phần vào việc thu đúng, thu đủ NSNN.
b) Đối với người sử dụng BCTC
- Đề án này được triển khai sẽ giúp tăng cường niềm tin và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, chủ nợ và công chúng.
Do Chuẩn mực kế tốn u cầu báo cáo tài chính của các đơn vị phải được trình bày cho mục đích chung một cách trung thực, hợp lý và minh bạch. Vì vậy, việc hồn thiện khn khổ pháp lý về kế toán giúp gia tăng niềm tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt trong thời điểm năm 2018 lần đầu tiên các đơn vị trong lĩnh vực công phải lập đủ bộ báo cáo tài chính như đối với các doanh nghiệp bên cạnh hệ thống báo cáo quyết toán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước và công chúng.
c) Khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành về kế tốn
Hiện nay do tn thủ cơ chế tài chính theo từng thời kỳ nên tồn tại rất nhiều điểm chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật về kế tốn, có nhiều quy định chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì vậy đề án này khi được triển khai sẽ khắc phục được những hạn chế trong quy định của pháp luật kế toán hiện hành, thu hẹp khoảng cách giữa luật kế toán Việt Nam với quy định chung của thế giới, tạo điều kiện để đưa Việt Nam tiếp cận với thơng lệ quốc tế, triển khai có hiệu quả Đề án Tổng kế toán Nhà nước.