Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: "Thiết kế nội thất phòng khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại" (Trang 33 - 39)

Từ mặt bằng tầng 1 có sẵn tại một ngơi biệt thự nhà vườn thuộc khu đô thị Nam Thăng Long, tôi đưa ra 3 phương án thiết kế và trang trí nội thất như sau:

3.5.1. Phương án 1

Mặt bằng phòng ăn có cốt mặt sàn bằng với phòng khách tạo sự liên thơng liền mạch đồ đạc được bố trí hợp lí.

Ưu điểm: Tạo sự liên thơng liên mạch từ cửa chính phịng khách tới tận

phịng ăn và phịng bếp, giao thơng thuận lợi .

Cây cảnh được bố trí hợp lí tại các góc chết của tường vừa làm cho không gian đẹp và thẩm mỹ hơn vừa làm xanh hóa thêm cho mơi trường.

Bộ bàn ghế sofa mang phong cách hiện đại được đặt về một phía, với 2 chiếc sofa đơn và sofa dài xếp hình U khu vực tiếp khách tập trung về bàn tiếp khách, đối diện với bộ bàn ghế tiếp khách là các sản phẩm công nghệ cao như tivi, loa đài... giúp khơng gian phịng khách sang trọng và tiện nghi hơn giúp chủ nhà và khách xem phim hay giải trí một cách dễ dàng và thoải mái nhất.

Hệ thống cửa lớn nhiều giúp khơng gian thơng thống và có thể giúp gia đình sống sót trong các trường hợp đặc biệt như hỏa hoạn. Cửa sổ được tận dụng tối đa để lấy ánh sáng thiên nhiên cho không gian.

Nhược điểm: Vì khu vực tiếp khách đối diện với cửa chính ra vào nên

nhược điểm chính của nó là cản trở hành lang giao thông hơn nữa chiếc sofa đơn nằm đối diện cửa ra vào sẽ gây vướng mắt và khó chịu cho khách trước khi bước vào phòng.

Một điểm đáng lưu ý nữa là cửa chính ra hiên sau rất rộng và nằm đối diện với với cửa chính ra vào, mặt khác cửa phụ lớn hơn cửa chính sẽ khơng tốt về mặt phong thủy.

Không gian được kết nối trực tiếp với phịng ăn mà khơng có các biện pháp hay vách ngăn trang trí để che chắn sẽ gây cảm giác ngại ngùng cho khách khi đến giờ an cơm của gia đình.

3.5.2. Phương án 2

Mặt bằng tầng 1 rộng và thống phịng ăn có cốt mặt sàn bằng với phòng khách.

Ưu điểm: Vừa tạo sự liên thơng giữa phịng khách và phịng ăn nhưng

lại không làm mất đi sự riêng tư giữa 2 không gian này.

Cửa sổ rộng giúp lấy ánh sáng tự nhiên một cách tối đa cho khơng gian phịng ăn cũng như phịng khách, ngồi ra để đảm bảo hành lang giao thơng thuận tiện thì cửa phụ ra hiên sau được mở rộng với chức năng vừa lấy ánh sáng vừa là lối ra vào hiên sau.

Bộ sofa sang sang trọng độc đáo kết hợp với kệ tivi và các thiết bị điện tử khác giúp cho khách có cảm nhận mới lạ về khơng gian, hơn hết nó giúp chủ nhà và khách có thể giải trí và thư giãn tăng tính thân mật trong giao tiếp giữa chủ và khách.

Bàn, ghế ăn theo phong cách hiện đại được đặt chính trung tâm của căn phịng từ đó thể hiện tầm quan trọng của các bữa cơm gia đình, sự đoàn kết, thân mật giữa các thành viên trong gia đình là nhân tố chính góp phần đảm bảo cơng năng cho phịng ăn.

Nhược điểm: Khoảng khơng gian từ của chính phịng khách vào phịng ăn được coi như sảnh chính quá rộng sẽ khiến căn nhà trở nên trống trải, rời rạc. Một nhược điểm lớn ko thể khơng nhắc tới đó là diện tích phịng ăn rất rộng nếu khơng có sự bố trí hợp lí về đồ đạc sẽ làm khơng gian trống trải.

Cửa sổ chính trong phịng khách được nâng lên 850mm sẽ cản trở tầm nhìn ra thiên nhiên của con người vì thế việc tiếp cận với thiên nhiên sẽ khó khăn hơn.

Bộ sofa đối diện với hành lang liên thơng từ cửa chính vào phịng ăn sẽ gây cảm giác khó chịu mất mỹ quan, ảnh hưởng tới tầm nhìn trong phịng khách.

Kệ tivi và các sản phẩm công nghệ cao bị đặt trong một khơng gian bó hẹp, tạo ra các góc chết khơng cần thiết trong khơng gian kiến trúc có sẵn càng làm cho khơng gian mất ổn định về mặt công năng cũng như thẩm mỹ.

3.5.3. Phương án 3

Mặt bằng tầng 1 rộng và thống phịng ăn được nâng cốt mặt sàn so với phịng khách, tại vị trí phịng khách có kiến trúc hình cung tạo cảm giác khác lạ so với các không gian khác.

Ưu điểm: Phương án này làm cho khách không bị động khi bước vào

cửa, việc nâng cốt này cũng làm cho không gian thêm độc đáo và thú vị.

Cửa sổ tại khu vực tiếp khách được lắp cửa kính cường lực rộng từ mặt sàn lên 2.6m nên tầm nhìn rộng, thống hơn rất nhiều và tăng khả năng chống chộm, cảm giác sống gần thiên nhiên thực tế hơn. Ngồi ra nó cịn được treo rèm nhằm giảm bớt lượng chiếu sáng hay tạo không gian riêng tư, đây cũng là một điểm nhấn về mặt kiến trúc của căn nhà.

Trần được làm bằng trần thạch cao và được tạo hình theo từng không gian sao cho phù hợp. Đối với phịng ăn và phịng bếp thì tạo mảng âm trần hình chữ nhật sao cho tương xứng với các đồ đạc khác, khu vực bàn ăn được treo đèn chùm nhằm tăng ánh sáng trọng tâm cho khu vực ăn uống. Đối với phịng khách vì kiến trúc của tường hình cong nên yêu cầu đặt ra là phải thiết kế trần như thế nào sao cho ăn nhập với kiến trúc để tăng tính thẩm mỹ vừa phải tạo ra được điểm nhấn trong khơng gian phịng khách. Giải pháp đưa ra là tạo các đường viền trần thạch cao chạy bao quanh kiến trúc của tường, trên đó tao có lắp đặt các hệ thống đèn downlight và hệ thống đèn hắt sẽ tạo cho không gian một nét nổi bật, chấm phá ấn tượng.

Bộ sofa ở các phương án trước được thay thế bằng bộ sofa cong để ăn nhập với không gian kiến trúc tạo điểm nhấn cho khu vực tiếp khách. Ngồi ra nó khơng che chắn hành lang giao thông và được đặt tại vị trí cửa sổ nên sẽ tạo được cảm giác mới lạ cho khách.

Kệ tivi và các thiết bị nghe nhìn khác được bố trí đối diện với bàn ghế tiếp khách tại mảng tường rộng nên khu vực này khơng bị gị bó và cũng là điểm nhấn không thể tách rời trong không gian.

Không gian liên kết giữa phòng ăn và phịng khách được bố trí vách ngăn sang trọng được tạo từ máy CMC với độ chính xác và thẩm mỹ cao vừa tạo cái chung vừa tạo sự riêng tư cho từng khơng gian, ngồi ra việc bước từ phòng khách lên phòng ăn cũng là một điểm mới thú vị cho khách.

Nhược điểm:

Không gian này một phần hạn chế nhược điểm của 2 phương án trước tuy nhiên nó cũng thể hiện nhược điểm của chính phương án này như:

Vách ngăn trang trí giữa phịng khách và phịng ăn sẽ ngăn chia khơng gian chức năng của 2 phịng một cách rõ ràng hơn, mặt khác vách ngăn không lựa chọn kĩ sẽ gây rối mắt khi bước và phòng ăn.

Ngoài ra việc nâng cốt mặt sàn phịng khách với phịng ăn có thể bị coi là quá trình ngăn chia 2 khơng gian này tách biệt hơn là sự kết hợp giữa 2 không gian này. Tuy nhiên dựa vào quá trình phân tích các khơng gian kết hợp giữa phòng khách và phòng ăn khác nhau cùng với những ưu điểm của của phương án 3 thì ta có thể coi nhược điểm này là nhỏ.

Kết luận: Sau khi phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các

phương án trên, kết hợp với những yêu cầu và điều kiện thực tế, cũng như sở thích hiện có của chủ nhà. Tôi tiến hành lựa chọn cuối cùng: Lựa chọn phương án 3 làm phương án thiết kế.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: "Thiết kế nội thất phòng khách kết hợp với phòng ăn theo phong cách hiện đại" (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)