8. Đánh giá của GV không rõ ràng, chưa khách quan và công bằng 3.3
2.5. Khảo nghiệm giải pháp
Để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp, chúng tơi đã tiến hành thăm dị ý kiến của chuyên gia và ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.
- Mục đích khảo nghiệm: Nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Nội dung khảo nghiệm: Chúng tôi đã thăm dò ý kiến chuyên gia bằng các câu hỏi có nội dung như sau: Những biện pháp đã đề xuất có tính khả thi khơng? Mức độ thể hiện? Và nó tác động như thế nào đối với việc tạo dựng môi trường giao tiếp của nhà trường tiểu học?
- Phương pháp: Xây dựng bảng hỏi, sau đó chúng tơi tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên trường trường Tiểu học Vĩnh Lộc theo hệ thống câu hỏi phần phụ lục và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.7: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp xây dựng môi trường giao tiếp học tập cho học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
STT Các biện pháp Mức độ lựa chọn (%)
RKT KT CKT
1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
20 80 0
2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho học sinh.
85 15 0
3 Mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh thơng qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng.
0 100 0
4 Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, HS-HS trong và ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng bầu khơng khí tâm lý tích cực trong mơi trường giao tiếp học tập.
95 5 0
5 Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
0 75 25
(Ghi chú): RKT: Rất khả thi ; KT: Khả thi; CKT: Chưa khả thi
Từ kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy, các biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi, duy nhất có 25% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng biện pháp phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là chưa có tính khả thi. Khi phỏng vấn cơ giáo Nguyễn Thu Hà – Hiệu trưởng nhà trường về vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy do dặc thù của từng môn học nên việc đầu tư của giáo viên vào chương trình tự chọn là chưa nhiểu, bên cạnh đó trình độ nhận thức, kỹ năng của học sinh bậc Tiểu học có nhiều điểm hạn chế. Về những tác động của các biện pháp đối với việc xây dựng môi trường giao tiếp học tập của trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, qua trao đổi với các giáo viên trong trường chúng tôi nhận thấy, hầu hết các
giáo viên đều cho rằng các biện pháp đều phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng học sinh tiểu học; phù hợp với điều kiện giáo dục thực tiễn của nhà trường; phù hợp với năng lực của số đông giáo viên, cán bộ nhà trường…Bên cạnh đó, những biện pháp được đề xuất phù hợp với u cầu đổi mới tồn diện và xây dựng mơi trường giao tiếp học tập trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là phù các tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được ngành giáo dục đã và đang triển khai. Đây là điều đáng khích lệ đối với kết quả nghiên cứu của đề tài bởi các biện pháp đề xuất đã có ý nghĩa thực tiễn cao.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề MTGT cho trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang chúng tơi đã đề xuất 5 biện pháp phát triển MTGT cho HSTH. Quá trình xây dựng, đề xuất và khảo nghiệm biện pháp phát triển MTGT cho HS là việc làm cần thiết trong cơng tác giáo dục, nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HSTH. Để thực hiện phát triển MTGTHT cho HS có hiệu quả GV cần sử dụng phối hợp các biện pháp, sử dụng hợp lý, linh hoạt sáng tạo trong từng điều kiện cụ thể, khơng nên q dập khn máy móc khi áp dụng biện pháp này, hay coi nhẹ biện pháp khác, việc áp dụng có hiệu quả các biện pháp này địi hỏi GV cần có sự kiên nhẫn, đầu tư về mặt thời gian công sức chuẩn bị và lập kế hoạch dạy học kỹ lưỡng, GV cũng cần dựa trên những điều kiện và phương tiện của nhà trường, dựa nào nội dung, chương trình, vào chương vào bài học cụ thể mà vận dụng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Các giải pháp khi thực hiện cần phải tiến hành song song, không nên coi nhẹ bất kì một giải pháp nào để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Các biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm và cho kết quả về tính khả thi cao. Đây là một thực tiễn quan trọng để nhà trường có thể áp dụng các biện pháp này vào việc xây dựng môi trường giao tiếp học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian thực hiện cũng như giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, mới chỉ thiết kế và giới thiệu được một số biện pháp phát triển MTGT theo cách tiếp cận và quan niệm của riêng tác giả. Vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa không chỉ đối với các nhà khoa học mà cả những GV đứng lớp để đưa thêm những biện pháp phát triển MTGT theo những cách tiếp cận khác, sao cho phù hợp với thực tiễn của các trường Tiểu học, phù hợp với các đối tượng HS khác nhau. Đặc biệt, cần thiết xây dựng hoàn thiện hệ thống kĩ năng thiết kế và tổ chức môi trường giao tiếp đa phương, hướng tới việc giao tiếp học tập trên phạm vi toàn cầu trong quá trình dạy học. Cần quan tâm hơn nữa tới mơi trường tâm lí, mơi trường xã hội để q trình dạy học trên lớp thật sự là q trình tương tác tích cực của người học, đồng thời cho các em cơ hội tốt nhất để phát triển.
1. Kết luận
Xây dựng MTGTHT nói chung và MTGTHT trong nhà trường Tiểu học nói riêng là một nhiệm vụ cần được quan tâm hiện nay. Phát triển môi trường giao tiếp cho học sinh có ý nghĩa thiết thực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, nhất là đối với các em học sinh tiểu học. Trong khuôn khổ đề tài “Môi trường giao tiếp học tập cho học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”, tác giả đã đề cập tới một số vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mơi trường giao tiếp học tập cho học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lộc trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinhcủa học sinh Tiểu học.
Thứ hai, xây dựng hồn thiện bộ cơng cụ khảo sát, tiến hành khảo sát trên đối tượng là học sinh của một trường Tiểu học , qua đó tiến hành nghiên cứu và đánh giá về thực trạng môi trường giao tiếp và các kĩ năng giao tiếp của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, qua đó đã xác định được những thuận lợi, khó khăn của mơi trường giao tiếp, những hạn chế trong kỹ năng giao tiếp của các em làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt và giao tiếp xã hội.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng mơi trường giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh tại trường Tiểu học Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đề tài đã đề xuất những biện pháp cơ bản để phát triển môi trường giao tiếp học tập là:
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo mơi trường giao tiếp cho học sinh.
- Mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh thơng qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, HS-HS trong và ngoài giờ lên lớp nhằm xây dựng bầu khơng khí tâm lý tích cực trong mơi trường giao tiếp học tập.
- Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Từ những kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài chúng tơi rút ra một số kết luận như sau:
Giao tiếp đã được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống, bởi con người không thể sống nếu thiếu giao tiếp. Nhưng nghiên cứu về MTGTHT chưa được đề cập tới nhiều, phần lớn các tác giả chỉ đề cập tới MTGT như là một thành tố nằm trong cấu trúc của quá trình giao tiếp, bởi vậy nên mới chỉ thấy rõ các yếu tố vật chất với vai trị là bối cảnh trong q trình diễn ra giao tiếp mà chưa thấy được những yếu tố bên trong đối tượng giao tiếp, những yếu tố ấy là: Khả năng của cá nhân, sở thích, nhu cầu, động cơ, hứng thú…của chủ thể giao tiếp, những yếu tố này mới quyết định tới chất lượng và hiệu quả của giao tiếp.
Điều tra thực trạng MTGTHT hể hiện qua 4 thành tố của MTGT đó là: Mơi trường vật chất, môi trường xã hội, môi trường tâm lý và các yếu tố quản lý trong lớp học cho thấy: Nhìn chung MTGT của HS mới chỉ ở mức độ trung bình. Nguyên nhân là do vấn đề xây dựng MTGT chưa thực sự được nhà trường quan tâm đến, GV chỉ coi trọng vấn đề truyền thụ kiến thức cho HS mà không quan tâm tới việc sẽ tạo ra một MTGT, làm việc thuận lợi cho các em có động cơ, hứng thú mong muốn tham gia vào hoạt động học tập lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cho bản thân.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phát triển MTGTHT cho HS chúng tôi đề xuất năm biện pháp để xây dựng MTGTHT. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở các nguyên tắc, trong đó chỉ rõ mục tiêu, nội dung và các bước tiến hành để cho GV có thể áp dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả. Các biện pháp đều thể hiện được cái mới đó là đưa các mối quan hệ giao tiếp cá nhân, giao tiếp làm việc hợp tác với nhóm của học sinh. Mục tiêu của các biện pháp được xác định rõ vừa đảm bảo tăng cường sự nhận thức của HS vừa phát triển các yếu tố của MTGT từ môi trường vật chất, môi trường tâm lý, xã hội đến
các biện pháp quản lý hành chính trong lớp học sao cho phát huy tối đa các mối quan hệ giao tiếp, tương tác với GV với bạn và nhóm bạn trong q trình học tập, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và các năng lực cần thiết cho HS.
2. Kiến nghị
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục:
Cần có những văn bản mang tính pháp quy để chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các chương trình dạy kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động xây dựng, phát triển môi trường giao tiếp học tập trong nhà trường tiểu học . Đồng thời, các cơ quan quản lý nên ủy quyền cho các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo nghiên cứu, xây dựng và tập huấn các chương trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho giáo viên các trường Tiểu học để đảm bảo đội ngũ giáo viên tại các trường này đủ trình độ để giúp các học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết.
* Đối với Nhà trường Cán bộ quản lý nhà trường, tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh và bản thân các em học sinh:
Cần nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện các kĩ năng sống trong đó giáo dục kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa thiết thực. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để làm tốt hơn nữa trong công tác giáo dục tồn diện cho học sinh. Bố trí nguồn chi ngân sách hợp lý cho tổ chức hoạt động xây dựng, phát triển môi trường giao tiếp học tập cho học sinh và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động này.
Nhà trường tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho giáo viên. Hiệu trưởng cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện việc phát triển giáo dục kỹ năng giao tiếp trong nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng môi trường giao tiếp học tập cho các em học sinh. Giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, tích hợp các nội dung giáo dục làm phong phú nội dung bài giảng, thu hút sự tham gia của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.