Biểu hiện của CAO có tính thách thức và cần một nhóm đa ngành tham gia gồm có bác sĩ chuyên khoa phổi, bác sĩ y khoa và bác sĩ xạ trị ung thư, bác sĩ gây mê, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, và bác sĩ chuyên khoa phế quản can thiệp.
Điều trị CAO phần lớn dựa vào biểu hiện ban đầu. Hơn một nửa các biện pháp can thiệp được thực hiện để điều trị tắc nghẽn đường thở được thực hiện khẩn cấp hoặc cấp cứu.[26]
Tắc nghẽn đường thở nặng có nguy cơ ngạt cần hành động ngay lập tức để nhanh chóng tái thiết lập và kiểm sốt có hiệu quả đường thở của bệnh nhân cũng như làm giảm tình trạng tắc nghẽn.[17] Thường đạt được điều này bằng soi phế quản ống cứng cộng với phương pháp điều trị bằng nhiệt (ví dụ như chiếu laze nội phế quản). Do mức độ nguy kịch về biểu hiện ở những bệnh nhân đó, ban đầu khơng thực hiện các xét nghiệm có tính sơ bộ thơng thường (ví dụ như chụp CT độ phân giải cao, xét nghiệm chức năng phổi) và soi phế quản chẩn đoán bằng ống mềm.
Hầu hết các bệnh nhân có biểu hiện CAO lành tính hoặc khơng cấp tính được điều trị như ca bệnh trong ngày trên cơ sở ngoại trú. Những bệnh nhân này được theo dõi trong vài giờ trong phòng hồi sức và nếu ổn định về mặt lâm sàng sau khi sử dụng thủ thuật, họ được xuất viện trong ngày đó.[8]
Các bác sĩ thường áp dụng biện pháp điều trị 2 bước đối với CAO, ban đầu là ổn định sau khi sử dụng nhiều biện pháp can thiệp đường thở khác nhau có thể chia thành liệu pháp nội soi và phẫu thuật.