kiểm soát và rủi ro phát hiện
Thứ nhất, vấn đề mô tả HTKSNB khi đánh giá rủi ro kiểm soát
Để đánh giá được rủi ro kiểm soát, các KTV cần thu thập hiểu biết về HTKSNB và mô tả chi tiết HTKSNB trên các giấy tờ làm việc. Để mô tả, KTV sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập Bảng câu hỏi về HTKSNB, lập Bảng tường thuật. Lựa chọn phương pháp nào là tùy vào đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán. Tuy nhiên, trong ba phương pháp thì phương pháp mô tả HTKSNB qua lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì theo dõi một lưu đồ thường dễ dàng hơn đọc một Bảng tường thuật hay Bảng câu hỏi đồng thời giúp KTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm toán cần bổ sung.
Tuy nhiên, trong thực tế kiểm toán tại AASC và một số công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam, phương pháp sử dụng lưu đồ để mô tả HTKSNB chưa được coi trọng. Một số công ty nếu có tìm hiểu về HTKSNB thì cũng chỉ mô tả dưới dạng Bảng tường thuật hoặc Bảng câu hỏi về HTKSNB.
Thứ hai, vấn đề đánh giá rủi ro kiểm soát
Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và các nhược điểm của HTKSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế. KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát theo yếu tố định tính: thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp hoặc trung bình thì KTV cấn thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định lại đánh giá ban đầu về HTKSNB và giảm các thử nghiệm cơ bản cần tiến hành. Việc làm này sẽ giúp giảm chi phí kiểm toán và tăng hiệu quả cho công tác kiểm toán.
Tuy nhiên, trong thực tế kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam mặc dù có tìm hiểu về HTKSNB nhưng thường không tin tưởng vào HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa nên
đã bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát mà chủ yếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Thứ ba, vấn đề đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu.
Khi đánh giá hai loại rủi ro này trên phương diện số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ, ngoài việc đưa ra kết luận chung về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho mỗi khoản mục thì KTV cần thực hiện đánh giá chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu của các khoản mục đó nhằm thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp hướng tới tập trung vào các cơ sở dẫn liệu có khả năng bị sai phạm nhiều hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế khi đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ,nhiều công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến việc đánh giá chi tiết tới từng cơ sở dẫn liệu.