Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.DOC (Trang 28 - 32)

1.Thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC

1.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

loại nghiệp vụ

Sau khi xác định được mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ BCTC, mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho các khoản mục chủ yếu trên BCTC. Do đó việc đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cho từng khoản mục và xác định rủi ro phát hiện tương ứng cho từng khoản mục đó. * Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

Các KTV của AASC dựa trên kinh nghiệm, sự xét đoán nghề nghiệp của mình cũng như các thông tin đã thu thập được về khách hàng, hồ sơ kiểm toán năm trước để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ. Trong bước này, KTV chủ yếu xem xét một số vấn đề chính sau:

- Bản chất của số dư tài khoản, các sai sót có thể xảy ra đối với từng nhóm tài khoản

- Quy mô của số dư tài khoản, tỷ trọng của số dư tài khoản trong tổng tài sản: Tài khoản có quy mô càng lớn thì rủi ro tiềm tàng càng cao.

- Kết quả kiểm toán lần trước với từng tài khoản: nếu kết quả kiểm toán lần trước không phát hiện ra sai phạm trong tài khoản thì thì tài khoản đó được đánh giá là có rủi ro tiềm tàng cao.

- Tài khoản có chứa đựng nhiều ước tính kế toán, nhiều nghiệp vụ phức tạp, các nghiệp vụ bất thường thì rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao hơn.

- Sự thay đổi chính sách kế toán đối với tài khoản. ...

Do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán, KTV của AASC không thể đánh giá cho từng tài khoản trên BCTC, KTV chỉ đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục.

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng nhóm khoản mục này, KTV sẽ thực hiện phân tích sơ bộ BCTC ( nhằm xem xét sự biến động bất thường trong từng nhóm tài khoản so với năm trước) và đánh giá bản chất của từng nhóm tài khoản và rủi ro có thể xảy ra đối với chúng. Đồng thời, các KTV lập một bảng phân tích sơ bộ cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh với việc so sánh giữa số lũy kế của năm nay so với năm trước để xác định xem chỉ tiêu nào có nhiều biến động so với năm trước thì chỉ tiêu đó sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao hơn.

Sau khi xem xét sự biến động của từng khoản mục, KTV tìm hiểu thêm bản chất của từng khoản mục kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của khách hàng và xác định khả năng xảy ra sai sót tiềm tàng đối với từng khoản mục. Các thử nghiệm kiểm toán sau này được thiết kế cũng theo hướng phát hiện được các sai phạm đã xác định có khả năng xảy ra đối với từng nhóm khoản mục.

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục, các KTV sẽ tổng hợp kết quả đánh giá trên giấy tờ làm việc và đưa ra cụ thể các mức cao, thấp, trung bình cho từng khoản mục.

* Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

Để có thể đánh giá rủi ro kiểm soát với từng khoản mục, KTV dựa vào các hiểu biết về HTKSNB đối với từng khoản mục, KTV của AASC sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB đối với từng khoản mục, từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát.

Kết luận về rủi ro kiểm soát được KTV đưa ra ngay trong phần ghi chú với ba mức cơ bản: cao, trung bình, thấp. Đối với những khoản mục có đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp hoặc trung bình thì KTV cần thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định lại việc đánh giá rủi ro kiểm soát.

Trong bước này, KTV sẽ tiến hành các công việc: phỏng vấn nhân viên khách hàng có liên quan đến việc thiết kế và áp dụng thủ tục kiểm soát, quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát đối với từng khoản mục, nghiệp vụ, kiểm tra các tài liệu ( đối với thủ tục kiểm soát để lại dấu vết trực tiếp trên tài liệu), thực hiện lại một số thủ tục kiểm soát ( đối với các thủ tục kiểm soát để lại dấu vết gián tiếp). Sau đó, KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục.

* Xác định mức rủi ro phát hiện trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ

Với mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định ở mức thấp có thể chấp nhận được cho các khoản mục trên BCTC, KTV tập hợp đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để từ đó đưa ra mức rủi ro phát hiện hợp lý. Việc xác định này tuân thủ theo những hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”. Các KTV cũng dựa vào Bảng mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện hợp lý làm căn cứ cho việc lập kế hoạch kiểm toán các khoản mục. Kết quả xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục sẽ được KTV tổng hợp trên Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC.

Sau khi đã xác định được rủi ro phát hiện, KTV sẽ căn cứ trên đó và mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục để thiết kế và xác định phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán sẽ được áp dụng nhằm thu thập đầy đủ

bằng chứng kiểm toán có hiệu lực phục vụ cho việc đưa ra kết luận về đối tượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.DOC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w