- Độ tuổi:
Từ 19-29 : Là độ tuổi tiêu thụ nhiều cà phê bột và cà phê hòa tan vậy nên G7 cần chú trọng tới nguyên liệu và đa dạng chủng loại cà phê, đầu tư vào bao bì đóng gói sản phẩm bắt mắt, hiện đại, hương vị thơm ngon thiên về ngọt và độ ngậy, sử dụng các phương pháp chế biến ướt và bán ướt cho ra cà phê với vị ngọt, ít chua và có hương hoa cỏ thanh mát (phù hợp với khẩu vị của độ tuổi này)
Từ 30-49 : Độ tuổi tiêu thụ cà phê nhiều nhất vì đây là độ tuổi lao động tích cực và có thu nhập ổn định do đó có khả năng đầu tư vào các loại cà phê rang xay vậy
nên G7 có thể cho ra những dịng cà phê pha chú trọng vào hương vị của cà phê, chế biến theo cách rang kho cà phê để mang tới chất lượng và hương vị đồng nhất, tăng màu sắc cho thành phẩm cà phê.
- Nghề nghiệp & thu nhập:
Tiêu chí nghề nghiệp : Chia thành 3 nhóm:
Học sinh, sinh viên: uống cà phê để thể hiện phong cách và cá tính của họ. Giới kinh doanh, nhân viên văn phòng: uống cà phê để thư giãn.
Những người nghỉ hưu: uống cà phê như là một niềm vui.
Vì vậy, việc hiểu được đặc tính của mỗi phân đoạn là rất cần thiết để G7 phù hợp với đa số khách hàng.
Tiêu chí thu nhập:
Thu nhập thấp: <1,5 triệu VNĐ / tháng.
Thu nhập trung bình: 1,5 - 4,5 triệu VNĐ / tháng. Thu nhập cao: > 4,5 triệu VNĐ / tháng.
Chênh lệch thu nhập giữa nơng thơn và thành thị vẫn cịn rất lớn nên để đạt được thị phần lớn, công ty cần phải đưa ra giá cả phù hợp và nên tập trung vào các nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trên 1,5 triệu đồng/tháng, vì họ là những người quyết định xu hướng tiêu thụ tại Việt Nam.
G7 có lợi thế ở việc dùng chính sản phẩm cà phê của nước nhà nên giá thành luôn nằm ở mức chấp nhận và dễ dàng chấp nhận với hương vị thơm ngon hơn cả những hãng cà phê của nước ngoài, mỗi loại đều mang một hương vị riêng không bị nhầm lẫn với hương vị của thương hiệu khác.