Nhóm nguyên nhân liên quan đến thách thức chung của nền kinh tế nước ta

Một phần của tài liệu KTMon (13) (Trang 29 - 31)

IV. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến thách thức chung của nền kinh tế nước ta

tế nước ta

Tình hình chung của các dn việt nam hiện nay là kém hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.Trong xu thế hội nhập mở cửa, các doanh nghiệp nhà nước không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Thế nhưng hiện nay nhiều hàng hoá của doanh nghiệp của ta tuy được sự bảo hộ và ưu đãi khá lớn của nhà nước nhưng còn thua kém về chất lượng mẫu máo với các DN dân doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thị trường quốc tế giá hàng hoá của ta thường thấp hơn hàng hoá của các nước trên thế giới và trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tiềm năng tự đổi mới công nghệ của ta rất thấp. Phần GDP dành cho nghiên cứu rất ít và lại chủ yếu dùng cho lĩnh vực lý thuyết ít tính ứng dụng. Chiến lược chuyển giao công nghệ chưa được nhận thức đúng để vạch ra thực hiện một cách kiên quyết

dẫn đến chiến lược đầu tư thể hiện khá nhiều sai lầm. Nền kinh tế chưa hình thành các mũi nhọn đủ sức để nâng các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung rời bệ phóng để cất cánh.

Các giám đốc doanh nghiệp cũng như mọi người dân việt nam khác còn rất bỡ ngỡ với cung cách làm ăn thị trường cạnh tranh khốc liệt do vậy nhiều khi còn bị lường gạt. Phần lớn các giám đốc doanh nghiệp không được đào tạo chính qui. Đường lối chủ yếu là mò mẫm, theo nguyên tắc sai-sửa.

Tệ nạn tham ô tham nhũng có xu hướng tăng trong nền kinh tế cũng là những căn nguyên đục thủng hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những nguy cơ chính làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã khẳng định. Tham nhũng là con đẻ của chế độ công hữu và cơ chế quản lý không chặt chẽ. Vì vậy nếu có một cơ chế quản lý tốt sẽ hạn chế được rất nhiều tệ nạn này.

Tóm lại cần nhìn nhận thừc trạng yếu kém hiện nay của doanh nghiệp nhà nước một cách thẳng thắn khách quan toàn diện. Có như vậy những giải pháp chúng ta đặt ra mới thiết thực và có khả năng đi vào cuộc sống. Nên tránh cách nhìn bi quan qui mọi sai lầm yếu kém về cho doanh nghiệp, cũng không buông trôi coi hiệu quả thấp như căn bệnh cố hữu của doanh nghiệp nhà nước để rồi không tích cực tìm giải pháp khắc phục.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Để thực hiện tốt công tác này cần có sự kết hợp từ hai phía là nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát.

Một phần của tài liệu KTMon (13) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w