1.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
1.5.1. Đánh giá về các các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
1.5.1. Đánh giá về các các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc ở trường tiểu học học ở trường tiểu học
Công tác tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào: năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, các phần mềm dạy học, hệ thống đường truyền Internet…
Việc đầu tư trang bị thiết bị về CNTT, hệ thống phần mềm, cơ sở hạ tầng ở các trường tiểu học phải được quan tâm và đầu tư mua sắm, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Nội dung quản lý việc đánh giá về các điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học bao gồm:
+ Năng lực sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT của giáo viên trong mỗi nhà trường: Đó là kiến thức và kỹ năng cập nhật kiến thức cơ bản về CNTT của giáo viên; Kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính cơ bản; Kỹ năng cơ bản về tìm kiếm, khai thác và sử dụng mạng Internet; Kỹ năng cơ bản về thiết kế và sử dụng giáo án điện tử; Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học cơ bản; Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy cụ thể.
+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị như máy tính, máy chiếu, ti vi, bảng tương tác, hệ thống đường truyền Internet; các phòng học, phòng học bộ mơn, khu phịng quản trị….
+ Hạ tầng CNTT như hệ thống phần mềm ứng dụng, hệ thống wifi, mạng LAN...
1.5.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học
- Trong quản lý, việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học là việc làm đầu tiên, hết sức quan trọng, mang tính hoạch định tổng thể. Bản kế hoạch quản lí ứng dụng CNTT cần được xây dựng tổng thể, toàn diện và phù hợp, là một bộ phận của kế hoạch giáo dục nhà trường nên thống nhất với các loại kế hoạch khác. Kế hoạch ứng dụng CNTT dựa vào các căn cứ về tình hình đội ngũ, thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị của nhà trường, phải đảm bảo tính thực tiễn
và khả thi. Từ bản kế hoạch, giúp cho hiệu trưởng có thể chủ động trong quản lí hoạt động dạy học của nhà trường, đồng thời thấy được ưu điểm, hạn chế của các hoạt động khác để giải quyết các tình huống phát sinh trong chỉ đạo.
- Bản kế hoạch gồm các nội dung chính như sau:
+ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý, căn cứ tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị, căn cứ mơi trường bên trong, bên ngồi nhà trường, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT của năm học trước và tình hình, nhu cầu ứng dụng CNTT của năm học mới để xây dựng kế hoạch vừa đảm bảo tính thực tiễn, vừa đảm bảo tính pháp lý;
+ Mục đích yêu cầu trong quá trình thực hiện kế hoạch: Hiệu trưởng hướng đến mục tiêu cần đạt về nhiệm vụ ứng dụng CNTT đối với giáo viên ở tất cả các khâu của quá trình dạy học; đồng thời yêu cầu giáo viên về việc thực hiện; ý thức, thái độ, điều kiện thực hiện…
+ Nội dung, nhiệm vụ ứng dụng CNTT: Nhiệm vụ ứng dụng CNTT của giáo viên được thực hiện từ khâu soạn giáo án điện tử; thực hiện bài giảng điện tử; tổ chức các hoạt động học của học sinh và tương tác với giáo viên; kiểm tra kết quả học tập của học sinh; các điều kiện thực hiện ứng dụng CNTT...
+ Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện: Thông thường, khi xây dựng mỗi kế hoạch, hiệu trưởng cần xác định chỉ tiêu phấn đấu thực hiện. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học cần xác định các chỉ tiêu phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm được đánh giá mức độ tốt, khá, đạt và chưa đạt. Tùy theo tình hình cụ thể mỗi nhà trường để xác định chỉ tiêu phấn đấu cho hợp lý.
+ Các giải pháp thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung ứng dụng CNTT, chỉ tiêu phấn đấu đã xây dựng, hiệu trưởng đề ra các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó. Các giải pháp về bồi dưỡng năng lực đội ngũ, các giải pháp về tăng cường các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu; các giải pháp về công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học…
+ Tổ chức thực hiện: Có sự phân cơng, phân nhiệm cho các thành viên; thời gian thực hiện…
+ Ban hành kế hoạch: Bản thảo kế hoạch được xây dựng, sau khi lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên, lấy ý kiến cán bộ quản lý, điều chỉnh phù hợp và tổ chức ban hành thực hiện trong toàn trường.
- Triển khai thực hiện kế hoạch: Bản kế hoạch được ban hành, hiệu trưởng phổ biến, hướng dẫn và yêu cầu giáo viên thực hiện các khâu theo quy định.
+ Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án: đây là khâu đầu tiên trước khi thực hiện bài giảng của mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. Giáo án của mỗi tiết học chính là kịch bản của một giờ dạy học. Vì vậy muốn có một tiết học thành cơng, hiệu quả thì vở kịch của nó phải hay, chất lượng. Vì vậy hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo sát sao, hướng dẫn chi tiết để mỗi giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quá trình soạn giáo án.
+ Hàng tuần, giáo án của giáo viên phải được kiểm tra, đánh giá những ưu điểm, những hạn chế trong quá trình soạn bài của giáo viên. Trên cơ sở các tiêu chí về bài soạn của giáo viên để đánh giá việc xác định mục tiêu, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học, các hoạt động được thiết kế để lên lớp; hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, dự kiến các tình huống và cách giải quyết trong các hoạt động; định hướng các phương án tương tác của học sinh…
+ Từ bài soạn, qua kiểm tra, hiệu trưởng phê duyệt cho từng giáo viên để chuẩn bị giảng dạy trên lớp.
1.5.3. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên
Sau khi kế hoạch được xây dựng, thiết kế bài dạy được chuẩn bị chu đáo, các tài liệu, thiết bị được số hóa, hiệu trưởng quản lý cơng tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên.
Trước hết chỉ đạo các tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên hoàn thành việc chuẩn bị giảng trên lớp, gồm kịch bản lên lớp, các tài nguyên, tư liệu, các thiết bị CNTT, phương pháp, hình thức giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá học sinh; đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT của giáo viên…
Để quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng của giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần thực hiện:
- Tổ chức xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT và phổ biến, yêu cầu giáo viên thực hiện: Triển khai phổ biến các quy định tới từng giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá từng giờ dạy có ứng dụng CNTT theo đặc trưng của từng môn học, khối lớp (năng lực sử dụng máy
tính, máy chiếu, các phương tiện hiện đại; năng lực sử dụng thông tin đa phương tiện; năng lực sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến; các phần mềm hỗ trợ…).
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai ứng dụng CNTT trong việc thực hiện bài giảng, trên cơ sở các quy định cụ thể giờ dạy ứng dụng CNTT.
- Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường theo năm học và huy động giáo viên dự giờ đối với những tiết dạy có ứng dụng CNTT, thông qua các tiết dạy để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tư vấn cho giáo viên ngày càng tiến bộ. Đồng thời cũng giúp cho giáo viên nâng cao thêm nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018. - Hiệu trưởng tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Việc bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên tự học từ kĩ năng đơn giản đến kĩ năng phức tạp hơn để dần dần thành thạo. Mục tiêu cuối cùng của bồi dưỡng, tổ chức chuyên đề là giáo viên có được sự thành thạo những kỹ năng ứng dụng CNTT trong các khâu của quá trình dạy học.
- Chỉ đạo giáo viên khai thác các tiện ích, các phần mềm hỗ trợ việc soạn giáo án, chuẩn bị các tài nguyên, tư liệu, đồ dùng hỗ trợ giảng dạy.
- Chỉ đạo giáo viên sử dụng ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng sao cho, mỗi bài giảng điện tử đều đem lại sự hứng thú, chủ động, tích cực cho học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên việc ứng dụng CNTT trong dạy học trên cơ sở các tiêu chí được thơng qua. Đối với những giáo viên say mê tìm tịi, có năng lực tốt, những giờ dạy hiệu quả thì cần nêu gương và có chế độ khuyến khích kịp thời cho họ đồng thời cũng nhắc nhở những giáo viên chưa tích cực, chậm tiến bộ trong quá trình kiểm tra.
1.5.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh
Học sinh tiểu học, lứa tuổi mà các em đang bắt đầu phát triển mạnh về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, tư duy. Ở giai đoạn này, hoạt động học trở thành chủ đạo đối với các em.
Hoạt động học bao gồm học ở trên lớp hay ngoài giờ lên lớp, hoạt động học cũng có thể được tổ chức trong trường hay học ở ngồi nhà trường. Vì thế, quản lý hoạt động học tập của các em phải bao quát được các hoạt động học tập diễn ra trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường.
Ứng dụng CNTT trong học tập, một mặt có thể tạo hứng thú học tập cho các em, mặt khác có thể làm cho các em khơng chú ý, có em sử dụng tiện ích để chơi trị chơi hoặc làm việc khác. Vì thế, việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần gắn nội dung bài học với liên hệ thực tiễn cuộc sống để tạo hứng thú cho học sinh.
Để quản lý hoạt động này, hiệu trưởng cần:
- Tuyên truyền phổ biến cho học sinh về vai trò, tầm quan trọng cũng như yêu cầu của ứng dụng CNTT trong học tập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
- Quy định cho học sinh những bước thực hiện, những yêu cầu khi sử dụng thiết bị CNTT trong học tập.
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ học sinh khả năng ứng dụng CNTT trong học tập: phần mềm tương tác, tạo lập tài khoản, cách thực hiện …
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên cung cấp các nguồn học liệu, tài liệu qua mạng cho học sinh.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên khai thác triệt để nội dung dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hướng học sinh các hoạt động học phù hợp với tình hình thực tiễn, thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch đã, đang xảy ra.
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh về các hình thức ứng dụng, kĩ năng ứng dụng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong học tập để có sự điều chỉnh, điều khiển kịp thời.
1.5.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, đánhgiá học sinh giá học sinh
Hoạt động này giúp hiệu trưởng thường xuyên đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch, chất lượng, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá sẽ bảo
đảm được tính khách quan, chính xác có tác động khơng nhỏ và làm thay đổi về cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
Để quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt được mục đích đề ra, lãnh đạo nhà trường cần xem xét các yếu tố như: nội dung học tập, sự nhận thức và tiếp thu của học sinh, năng lực, phẩm chất của học sinh qua các bài học, đảm bảo tính đặc thù của môn học…
Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên hay đánh giá định kỳ, đều đảm bảo yêu cầu đánh giá khách quan những năng lực, phẩm chất đạt được của học sinh, đồng thời cũng phải linh hoạt trong q trình đánh giá thích ứng với đại dịch Covid-19. Vì thế, Hiệu trưởng khuyến khích giáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trực tiếp hoặc trực tuyến cho phù hợp.
Những nội dung thể hiện quản lý hoạt động này gồm:
- Kế hoạch phải đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá có nội dung, phương pháp, hình thức, cơng cụ và tiêu chí đánh giá một cách khoa học, quy định về thời gian thực hiện kiểm tra, đánh giá hợp lý; dự thảo các nguồn lực về con người, về thiết bị, phương tiện, về tài chính để thực hiện.
- Động viên giáo viên tích cực, đồng thời hỗ trợ giáo viên hoàn thành các hoạt động liên quan đến kiểm tra, đánh giá học sinh như: xây dựng ngân hàng câu hỏi; tạo đề thi, kiểm tra, khảo sát trắc nghiệm; xử lý kết quả, thống kê, báo cáo kết quả.
- Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo và yêu cầu các tổ chuyên môn, các giáo viên thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh.
- Sau kiểm tra, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để thấy những ưu điểm, hạn chế của nội dung này, đồng thời điều chỉnh kế hoạch kiểm tra phù hợp.
1.5.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học dạy học
Về nguồn nhân lực: Đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên; đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT theo thực tế từng đơn vị.
Huy động và khơi dậy tiềm năng nội lực của mỗi giáo viên, tạo cơ hội và mọi điều kiện tốt nhất cũng như động lực để giúp giáo viên phấn đấu rèn luyện, đam mê, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
Về vật lực: Mỗi trường tiểu học có đặc thù riêng, có điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị khác nhau. Vì vậy, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch thực hiện bổ sung mua sắm, sửa chữa CSVC trên cơ sở xác định được nhu cầu thực tế của đơn vị mình để đầu tư hiệu quả cơ sở vật chất và những thiết bị CNTT trong dạy học. Cơng tác quản lí về CSVC, thiết bị CNTT cần phải được thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng, mua sắm, sử dụng đến khâu bảo quản tránh lãng phí.
Về nguồn lực tài chính: Phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên cho hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy một cách hợp lý, đồng thời dự tốn nguồn kinh phí để động viên, khuyến khích, khen thưởng những giáo viên có thành tích tiêu biểu trong việc ứng dụng CNTT
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác như vận động tài trợ từ các tổ chức cá nhân có điều kiện; huy động từ cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, động viên, khen thưởng, hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy học ở các trường tiểu học