dạy học ở các trường tiểu học
1.6.1. Nhận thức, thái độ, phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đứng đầu mỗi nhà trường, là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động, nhất là hoạt động chuyên mơn, trong đó có việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT của giáo viên trong dạy học. Nhận thức của hiệu trưởng ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện ứng dụng CNTT của giáo viên. Vì thế hiệu trưởng cần có sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này. Nhận thức đầy đủ sâu sắc sẽ có động lực, có cảm hứng chỉ đạo đối với giáo viên thực hiện tốt, cịn nhận thức qua loa, hình thức sẽ chỉ làm khó giáo viên, tạo áp lực cho giáo viên. Vì thế, hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược để định hướng những giải pháp thực hiện trong cả một giai đoạn phù hợp với thực tiễn của trường mình.
Phẩm chất của hiệu trưởng cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng phải hiểu được vai trị lãnh đạo của
mình trong nhà trường nên gương mẫu, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp, mang lại những điều tốt nhất cho giáo viên, đồng nghiệp, xây dựng, duy trì tốt mối đồn kết trong nhà trường, ln tạo động lực cho giáo viên phát triển. Từ đó tạo niềm tin cho giáo viên trong nhà trường.
Năng lực của hiệu trưởng ảnh hưởng không hề nhỏ đến quản lý CNTT trong dạy học. Hiệu trưởng cần phải có năng lực tư duy chiến lược; năng lực quản lý sự thay đổi, sáng tạo và đổi mới, cải tiến liên tục chất lượng nhà trường; năng lực giải quyết khó khăn, chia sẻ với giáo viên và học sinh; năng lực phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và đồng nghiệp… nhằm tạo uy tín trong nhà trường
1.6.2. Nhận thức, thái độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên
Mỗi giáo viên cần nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của mình trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là vô cùng quan trọng. Vì thế, mỗi giáo viên nhận thức đúng đắn sẽ đem đến thành công của mỗi bài giảng, học sinh được truyền cảm hứng trong học tập, được tương tác và lĩnh hội tri thức sâu sắc đồng thời giúp cho bản thân phát triển được năng lực nghề nghiệp, năng lực CNTT. Ngược lại, nhận thức của giáo viên chưa thấm nhuần, cịn hạn chế thì bản thân giáo viên khơng đem đến sự tích cực, lơ là và có ứng dụng CNTT thì cũng chỉ là hình thức, đại khái cho hết tiết dạy, học sinh nhàm chán, không phát huy được khả năng học tập của mình.
Phẩm chất của giáo viên có ảnh hưởng to lớn, có tác động đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Để có phẩm chất nghề nghiệp tốt, mỗi giáo viên cần phải luôn trau dồi đạo đức, rèn luyện lịng u nghề, mến trẻ; có kiến thức, có trình độ chun mơn vững vàng, có thái độ nghề nghiệp tốt; ln tạo mơi trường học tập tích cực cho học sinh.
Năng lực nghề nghiệp của giáo viên ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả và chất lượng dạy học, là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Để có năng lực nghề nghiệp tốt, mỗi giáo viên cần phải phấn đấu giảng dạy với phương pháp phù hợp với đặc trưng từng mơn học, từng trình độ của học sinh, quá trình rèn luyện kĩ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tạo cảm hứng và hứng thú cho học sinh.
1.6.3. Nhận thức, thái độ, nhu cầu, năng lực, phẩm chất của học sinh.
Nhận thức của học sinh đang có sự phát triển mạnh theo sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi. Vì thế, việc tổ chức cho các em ứng dụng CNTT như thế nào, hình thức, mức độ ra sao để các em có thái độ đúng đắn, có ý thức cao trong học tập, có được kỹ năng cơ bản để ứng dụng địi hỏi giáo viên có những định hướng, có sự tương tác tốt nhất.
Trong q trình tổ chức dạy học trên lớp hay tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên cần hướng dẫn các em quy trình thực hiện các thiết bị CNTT, cách cài đặt các phần mềm dạy học; hướng dẫn các thao tác để tương tác với giáo viên và các bạn trong lớp. Từ đó, các em có sự chủ động, tự giác, có được phương pháp tự học, tự tìm kiếm các tri thức liên quan đến bài học, từng bước phát triển được năng lực, phẩm chất bản thân sau mỗi bài học.
Hiệu quả của tiết dạy sau mỗi bài học được đánh giá trên cơ sở hiểu bài của học sinh, sự vận hành các thiết bị CNTT để chiếm lĩnh tri thức của mỗi em, mức độ tương tác của các em nhằm đáp ứng được mục tiêu của học sinh. Bởi vì, các em là đối tượng truyền tải tri thức nên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ứng dụng CNTT. Vì thế, giáo viên cần có phương pháp dạy linh hoạt, lấy học sinh làm trung tâm, hình thức dạy phù hợp để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
1.6.4. Chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước
Trong nhiều năm qua, các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT đã được Đảng, Nhà nước ta ban hành. Trong lĩnh vực giáo dục, từ Trung ương đến địa phương, từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến cấp phòng cũng đã ban hành hướng dẫn các nhà trường tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học. Đó là những chỉ đạo, định hướng đường lối, hướng dẫn tầm vĩ mô để các nhà trường triển khai thực hiện, có ảnh hưởng lớn đến cơ chế, chính sách cũng như tạo điều kiện về hành lang pháp lý cần thiết để ứng dụng CNTT trong mỗi nhà trường.
1.6.5. Điều kiện tài lực - vật lực thực tế của trường
Ở các trường Tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học cũng như công tác quản lý hoạt động này ở các nhà trường còn bất cập. Một số trường chưa thực sự chủ động, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học.
Vì vậy, mỗi trường tiểu học cần phải có những giải pháp phù hợp với đơn vị mình để huy động nguồn lực, trong đó cả nguồn lực ở trong nhà trường hay ngoài nhà trường, đáp ứng các điều kiện nhằm phục vụ tốt nhất cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.6.6. Môi trường, cộng đồng xã hội
Tinh thần đồn kết trong mỗi nhà trường, khơng khí sư phạm đầm ấm, mọi thành viên đều có tinh thần tích cực, say mê, có ý thức, trách nhiệm cao thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học và ngược lại, giáo viên khơng đồn kết, khơng khí tẻ nhạt, giáo viên khơng giúp đỡ nhau, lơ là trong công việc sẽ không tạo động lực cũng như hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học giảm sút, chất lượng giáo dục không đạt được mục tiêu đề ra.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học không chỉ chịu ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh mà còn chịu sự tác động của cha mẹ học sinh, của nhận thức, môi trường sống của nhân dân địa phương, của cộng đồng xã hội. Bởi vì, ngồi giờ học trên lớp, các giáo viên, học sinh còn giao tiếp, làm việc trong gia đình, sinh sống cùng cộng đồng nơi cư trú. Hồn cảnh, điều kiện sống của mỗi gia đình, trình độ dân trí hay nhận thức của người dân nơi sinh sống là những tác nhân để tạo động lực thúc đẩy khả năng phát triển hay là một rào cản, kìm hãm khả năng ứng dụng CNTT. Trong quá trình quản lý cần tăng cường vai trị của gia đình, của cộng đồng xã hội, đồng thời nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập là việc làm cần thiết. Sự kết hợp hài hịa của nhà trường, gia đình, xã hội để tạo động lực cho mỗi giáo viên, học sinh thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong dạy học.
Có thể nói, trong q trình quản lí của hiệu trưởng thì các yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất thiết bị; yếu tố cộng đồng, mơi trường, yếu tố về cơ chế chính sách là yếu tố bên ngồi, có vai trị hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy để mỗi giáo viên, học sinh trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ, cịn chính các yếu tố nội tại bên trong nhà trường về phẩm chất, năng lực, nhận thức, nhu cầu của hiệu trưởng, của đội ngũ giáo viên, học sinh mang ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.
Tiểu kết chương 1
Trong giáo dục, CNTT lại càng trở nên quan trọng. Bởi vì, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhân viên sử dụng các ứng dụng của nó để thực hiện trong cơng việc của mình đó là ứng dụng CNTT trong quản lý; trong dạy học; trong kiểm tra, đánh giá… cho nên CNTT vừa là phương tiện, cơng cụ vừa là mục đích nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Để có năng lực tốt ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo viên cần thường xuyên cập nhật kiến thức về tin học và công nghệ; đồng thời thường xuyên học hỏi nâng cao các kỹ năng ứng dụng nó. Những kỹ năng về sử dụng máy tính, thiết bị cơng nghệ thơng tin; kỹ năng tìm kiếm khai thác tư liệu, tài nguyên trên mạng; kỹ năng soạn giáo án điện tử, thể hiện bài giảng điện tử; kỹ năng sử dụng các phần mềm; kỹ năng kiểm tra đánh giá…
Hiệu trưởng trường tiểu học có vai trị chủ đạo trong quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường, nhất là hoạt động dạy học. Để quản lý tốt hoạt động này, hiệu trưởng cần có nhận thức sâu sắc, tích cực học hỏi nâng cao năng lực của mình đồng thời phải xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của trường mình sát với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, hơn thế nữa phải tổ chức chỉ đạo kịp thời đến giáo viên, học sinh; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giáo viên, học sinh thực hiện hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch nhằm đạt được mục đích đề ra. Bên cạnh đó, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học cũng chịu sự tác động, mức độ ảnh hưởng không nhỏ bởi nhu cầu, năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân, sự tác động bởi các điều kiện đảm bảo, sự tác động của cộng đồng và cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
Đây cũng là cơ sở quan trọng và là điều kiện để tác giả nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,
TỈNH HẢI DƯƠNG