Đánh giá kết quả xa sau mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 123 - 125)

Chương 4 : BÀN LUẬN

4.1. Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt

4.1.7. Đánh giá kết quả xa sau mổ

Đánh giá khả năng phục hồi cảm giác:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất các các loại vạt tại chỗ đều có sự phục hồi cảm giác sau mổ rất tốt. Cả 2 vị trí nơi cho và nhận vạt khả năng nhận biết hai điểm ở trạng thái tĩnh mức ≤ 6 mm nơi cho và nhận vạt lần lượt là 85.1% và 61.7%. Khả năng nhận biết hai điểm phân biệt ở cả trạng thái động và trạng thái tĩnh đều tốt lên theo thời gian. Kết quả bảng 3.29 cho thấy: Khả năng nhận biết hai điểm phân biệt khi ở trạng thái tĩnh nơi cho vạt tốt lên sau mổ 3 tháng là 7.54±3.45 mm đến sau mổ 6 tháng là 5.46±2.1 mm chênh lệch -2.08 mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Khả năng nhận biết hai điểm phân biệt khi ở trạng thái động nơi cho vạt tốt lên sau mổ 3 tháng là 4.93±2.28 mm đến sau mổ 6 tháng là 3.03±1.41mm chênh lệch -1.9 mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Khả năng nhận biết hai điểm phân biệt khi ở trạng thái tĩnh nơi nhận vạt tốt lên sau mổ 3 tháng là 10.2±4.27 mm đến sau mổ 6 tháng là 6.93±2.6 chênh lệch - 3.27mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Khả năng nhận biết hai điểm phân biệt khi ở trạng thái động nơi nhận vạt tốt lên sau mổ 3 tháng là 7.44±8.04 mm đến sau mổ 6 tháng là 3.85±1.77 mm chênh lệch -3.59 mm sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Thời gian theo dõi càng xa kết quả phục hồi cảm giác càng tốt. Kết quả sớm sau mổ cho thấy có sự khác biệt về sự phục hồi chức năng cảm giác giữa vạt xi dịng và ngược dịng vì các vạt xi dịng có bảo tồn thần kinh đi kèm vạt nên có khả năng phục hồi cảm giác tốt hơn và sớm hơn nhưng khi đánh giá kết quả xa ít có sự khác biệt giữa vạt xi dịng và ngược dịng.

Kết quả các nghiên cứu đều thấy rằng tất cả các vạt tại chỗ sau 6 tháng đều phục hồi cảm giác. Có sự khác biệt về khả năng phục hồi cảm giác giữa các vạt ở kết quả gần nhưng kết quả xa khơng có sự khác biệt. Theo kết quả

nghiên cứu của Hastings H (1987) 111: Khi đánh giá khả năng nhận biết hai điểm phân biệt của vạt diều bay xi dịng có bảo tồn cả mạch và thần kinh của nhánh mu đốt bàn 2, nơi cho vạt được ghép da dầy, khả năng phục hồi cảm giác: Sau 10 tuần BN mới có cảm giác tại vạt, sau 10 tuần khoảng cách nhận biết 2 điểm phân biệt là 12 mm. Sau 12 tuần khoảng cách nhận biết 2 điểm phân biệt tại vạt là 5mm, khả năng nhận biết hai điểm phân biệt tại bờ quay ngón trỏ là 10 mm. Sau 6 tháng khả năng nhận biết 2 điểm phân biệt tại vạt là 4 mm, tại bờ quay ngón trỏ là 5 mm. Khi sử dụng vạt chéo mu ngón 2 che phủ KHPM ngón cái, khả năng phục hồi cảm giác: Sau 10 tuần vạt bắt đầu có cảm giác tuy nhiên khơng có khả năng nhận biết hai điểm phân biệt, sau 12 tuần khả năng nhận biết hai điểm phân biệt là 12 mm. Sau 7 tháng khả năng nhận biết hai điểm phân biệt là 5 mm. Kết quả nghiên cứu bước đầu nhận thấy rằng khả năng phục hồi cảm giác sau mổ tại búp ngón tay nếu vạt có thần kinh đi kèm sẽ phục hồi sớm hơn, tuy nhiên khơng có sự khác biệt ở kết quả xa sau mổ.

Đánh giá khả năng phục hồi vận động

Kết quả bảng 3.30 cho thấy, sau mổ tỉ lệ bệnh nhân phục hồi chức năng vận động ở mức độ tốt có xu hướng tăng dần theo thời gian. Trong 94 bệnh nhân đánh giá kết quả xa sau mổ trên 6 tháng có 90 BN đạt kết quả tốt. Trong khi đó ở thời điểm 3 - 6 tháng chỉ có 84 BN ở mức độ tốt. Theo kết quả

nghiên cứu của Annika Arsalan-Werner và cộng sự (2019) trong tổng số 29107

ngón tay được tạo hình bằng vạt cuống mạch hình đảo bên ngón có 26/29 ngón phục hồi chức năng vận động khớp liên đốt xa mức bình thường. Tác giả cũng nhận thấy thời gian theo dõi càng dài khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân càng tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w