Hành trang cuộc sống

Một phần của tài liệu ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI KÌ 2 (Trang 123)

SOẠN BÀI: TRI THỨC NGỮ VĂN

Biểu đồ, sơ đồ trong văn bản thông tin

- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thơng tin. Có nhiều dạng bài biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ trịn thể hiện vịng tuần hồn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thì diện hệ thống cấp bậc của thông tin;...

Bài luận về bản thân

- Những tri thức học được qua sách vở và những trải nghiệm trong cuộc sống không chỉ giúp bạn hiểu biết thêm về con người và thế giới xung quanh, mà còn gợi cho bạn những suy ngẩm về bản thân: bạn là ai, mong muốn, ước mơ, niềm tin, giá trị sống của bạn; đâu là thế mạnh của bạn; với tư cách là một cá nhân, bạn có mối quan hệ như thế nào với người khác, với thế giới tự nhiên; mỗi lựa chọn của bạn có tác động gì tới cuộc sống của chính bạn và của người khác,.... Những suy nghĩ, quan điểm, kiến giải đó có thể được trình bày dưới dạng một bài luận với bản thân.

- Bài luận với bản thân là một loại văn bản nghị luận, thể hiện quan điểm, chủ kiến của người viết, có lập luận chặt chẽ và bằng chứng đáng tin cậy. Tuy nhiên khác với bài nghị luận về một vấn đề xã hội, bài luận về bản thân thường hướng vào việc bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ của chính người viết. Sự chân thành, sâu sắc trong suy ngẫm của người viết là yêu tố quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của kiểu văn bản này. Viết một bài luận về bản thân là thực hành nhìn lại chính mình, tự ý thức về giá trị của chính mình – điều đó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cuộc sống.

SOẠN BÀI: VỀ CHÍNH CHÚNG TA ( TRÍCH- CÁC-LƠ RƠ-VE-LI )

* TRƯỚC KHI ĐỌC:

Câu hỏi (trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống): Từ xưa đến nay, con người vẫn ln mang trong mình khao khát chinh phục tự nhiên. Và cuộc sống càng hiện đại, phát triển, con người càng chứng tỏ khả năng chinh phục, chiếm lĩnh thế giới của mình. Tuy nhiên, có lẽ con người khơng nên tự coi mình là chúa tể bởi vạn vật trên thế giới, khơng chỉ con người đều có quyền bình đẳng và làm chủ cuộc sống của mình.

* TRONG KHI ĐỌC:

1. Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi

- Tác giả đặt ra hàng loạt câu hỏi nhằm mục đích khơi lên trong bạn đọc mối thắc mắc, quan tâm, thu hút sự chú ý của bạn đọc vào những câu hỏi có vấn đề: giá trị của con người là gì?, Từ đó, tác giả dẫn dắt bạn đọc tự tìm kiếm câu trả lời thơng qua q trình tìm hiểu văn bản.

2. Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

- Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta khơng hiểu nổi và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.

3. Xác định 2 từ khố nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn - các nút (con người) – mạng lưới (thế giới)

4. Chú ý phép điệp trong văn bản

- Chúng ta từng tin rằng ..... Chúng ta từng nghĩ rằng.....Chúng ta có cùng..... Chúng ta giống như.....

5. Chú ý các lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”

- Lí lẽ: Thơng tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác khơng có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Dẫn chứng: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta, một cái đồng hồ có thơng tin về thời gian trong ngày; gió mang thơng tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thơng tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tơi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta; và não tôi tràn ngập những thơng tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tơi.

6. Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn

- Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vơ cùng vơ tận của nó.

7. Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên? - Hình ảnh ngơi nhà được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên” Tự nhiên là nhà của chúng ta và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà cửa của mình.

* SAU KHI ĐỌC:

Nội dung: Văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lơ Rơ-ve-li đã lí giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

- Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên. Quan điểm ấy được thể hiện qua các luận điểm:

+ LĐ1: Con người là những chủ thể biết quan sát thế giới + LĐ2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới + LĐ3: Con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên

+ LĐ4: Tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) - Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới: + trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta khơng hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.

+ tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác khơng có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng bằng chứng là những thông tin khoa học, được mọi người công nhận:

+ Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hoá ra khơng phải vậy....chúng ta học được mình là ai.

+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây khác trên trời......thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tơi.

- Những thơng tin khoa học trong văn bản giúp lí lẽ của người viết có căn cứ đúng đắn, thuyết phục được người đọc, người nghe.

Câu 3 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) - Yếu tố miêu tả:

+ chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi

+ chúng ta khơng phải người quan sát đứng ngồi cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lịng nó.

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung chính xác và cụ thể về vị trí, vai trị của con người đối với thế giới tự nhiên.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy.

+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta khơng thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ...Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngơ khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất. + Thật là quyến rũ đến mê hồn.

=> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh vào những quan điểm của cá nhân người viết, từ đó tăng thêm sự chú ý, thuyết phục của bạn đọc.

- Các biện pháp tu từ:

+ So sánh: Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử, cùng những tín hiệu ánh sáng giống như nguyên tử hay ánh sáng qua lại giữa những cây thông trên núi hay những ngôi sao trong thiên hà.

+ Điệp cấu trúc: chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ, rồi hóa ra khơng phải vậy. Chúng ta từng tin rằng mình là thứ tồn tại duy nhất, một chủng loại tách biệt hẳn với họ các động vật và thực vật, rồi phát hiện ra rằng mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thầy quanh ta. Chúng ta có cùng tổ tiên xa xơi với con bướm và cây thông.....

+ Liệt kê: một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chưa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta; một cái đồng hồ có thơng tin về thời gian trong ngày; gió mang thơng tin về một trận bão đang ập đến, virus cảm lạnh có thơng tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tơi;....

=> Tác dụng: giúp những luận cứ của tác giả trở nên sống động, cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Câu 4 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của một người trong cuộc. Trong đó, tác giả vừa thể hiện thái độ mang tính khách quan khi trình bày những bằng chứng khoa học, vừa thể hiện thái độ mang tính chủ quan khi bộc lộ những đánh giá của bản thân.

Câu 5 (trang 103, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tác giả cho rằng khả năng nhận thức của con người về thế giới đang dần tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi “bến bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mơng những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”.

Nhận định của tác giả thể hiện những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. “Tự nhiên là nhà của chúng ta” bởi con người được sinh ra bởi tự nhiên và được tự nhiên bao bọc. “Sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” bởi con người có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân, khám phá tự nhiên theo nhu cầu của bản thân. Tuy vậy, con người khơng thể làm chủ tự nhiên bởi đó là một thế giới vơ cùng bí ẩn mà khơng ai có thể đào sâu khám phá hết.

* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:

Câu hỏi (trang 103 ): Nhận thức nào từ văn bản trên bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.

Gợi ý

Nhận định kết thúc văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lơ Rơ-ve-li đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc: “Bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mơng những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”. Câu nói ấy đã gợi lên cho chúng ta niềm khao khát khám phá thế giới trong hành trang cuộc sống của mình. Con người tuy là chủ thể có bộ não bậc cao trong thế giới tự nhiên nhưng chúng ta cũng chỉ là một bộ phận nhỏ bé của thế giới ấy. Tự nhiên là một thế giới vơ cùng rộng lớn, kì bí mà con người sẽ khơng bao giờ có thể khám phá hết được. Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, chúng ta khơng phải là những con người hồn hảo, tồn vẹn trong mọi lĩnh vực. Mỗi chúng ta đều là những mảnh ghép cịn mang trong mình những khuyết điểm, vì vậy khơng nên quá tự mãn về bản thân mà phải ln tìm tịi, học hỏi, khao khát khám phá và hoàn thiện bản thân.

SOẠN BÀI: CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỌN( RƠ- BỚT PHỜ- RĨT ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* TRƯỚC KHI ĐỌC:

Câu hỏi (trang 104, SGK Ngữ Văn 10 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tơi ln cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn.

- Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn thường dựa vào những góp ý của bạn bè, người thân. Tơi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.

* TRONG KHI ĐỌC:

- Nhân vật trữ tình là một người lữ hành. Người đó đang đứng trước lựa chọn giữa hai ngã rẽ trên đường.

2. Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào? - Lối rẽ bên này: đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây

- Lối rẽ bên kia: cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi 3. Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

- Nhân vật chọn lối mịn ít có ai đi. * SAU KHI ĐỌC:

Nội dung: Bài thơ “Con đường không ai chọn” của Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, khơng đi theo những lối mòn.

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

“Con đường” trong bài thơ là ẩn dụ chỉ hành trình trên đường đời của mỗi con người.

“lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.

Câu 2: (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tác giả đặt tên nhan đề là “con đường khơng chọn” bởi đó là lối rẽ ơng đã bỏ lại trước những lựa chọn của mình. Nhà thơ dường như quan tâm tới con đường mà ông không đi hơn là con đường ông đã chọn. Tựa đề bài thơ đã cho thấy cảm thức mất mát vì khơng thể đi được cả 2 con đường, một sự tiếc nuối, băn khoăn, trăn trở trước những hướng đi của cuộc đời.

Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hai lối rẽ trong rằng giống nhau nhiều hơn bởi cả hai lối đều vàng rực lá và đều có vệt mịn. Chính vì hai lối rẽ quá giống nhau nên nhân vật trữ tình băn khoăn, trăn trở khơng biết nên lựa chọn con đường nào.

Câu 4 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Nếu như nhân vật trữ tình khơng thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta cũng khơng thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Bởi nêu không lựa chọn, anh ta sẽ mãi dừng chân tại chỗ, không bước tiếp. Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp túc bước đi trên hành trình của mình.

Câu 5 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Nhân vật trữ tình cuối cùng đã đưa ra lựa chọn “lối mịn ít có ai đi”. Nhân vật trữ tình khơng thật sự tin rằng lối rẽ đó tốt hơn bởi anh ta đã tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng: “Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài”. “Tiếng thở dài” được nhân vật hình dung như ẩn chứa sự nuối tiếc, trăn trở về con đường mình đã chọn và con đường khơng chọn.

Câu 6 (trang 106 SGK Ngữ Văn 10 – tập 2, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tôi rất đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình. Bới trong

Một phần của tài liệu ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI KÌ 2 (Trang 123)