MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÀ NHÓM ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 33 - 38)

PHẦN V : BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHẦN VI MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÀ NHÓM ĐỀ XUẤT

I. Đối với sinh viên

1) Cẩn trọng với những bài đánh giá sản phẩm

Các cửa hàng thường công khai các số liệu thống kê về doanh số bán hàng và đánh giá của khách hàng khác trên trang web của họ trong thời gian thực. Tuy điều này có thể cung cấp một số thơng tin chi tiết về các tính năng thực của sản phẩm nhưng nó cũng khiến họ chủ quan và mua sắm một cách bốc đồng. Hãy tham khảo bài đánh giá về một sản phẩm ở nhiều cửa hàng trực tuyến khác trước khi mua.

2) Vượt qua cảm giác mua ngay

Nhiều người bán gây áp lực với khách hàng bằng cách đem lại cảm giác rằng họ sẽ khơng bao giờ có thể mua lại được sản phẩm với ưu đãi tốt hơn nếu bỏ lỡ. Những cụm từ như “Đặt hàng ngay hoặc không bao giờ” hoặc “Chỉ còn 3 sản phẩm trong kho” sẽ khiến khách hàng chốt đơn ngay tức khắc.

Cách tiếp cận này tạo ra một tình huống căng thẳng cho khách hàng và gây ra sự lo lắng, khiến họ hành động mà không suy nghĩ và mua những thứ họ không thực sự cần.

3) Cẩn thận với các sản phẩm giảm giá

Một số cửa hàng thường tăng giá sản phẩm lên cao rồi mới giảm giá trong sự kiện ưu đãi. Hãy cẩn thận bởi những sản phẩm này thường là những mặt hàng mà cửa hàng muốn tống khứ càng nhanh càng tốt.

Sinh viên nên so sánh các ưu đãi tại các cửa hàng online khác nhau và xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá như: ngày hết hạn, phí giao hàng, số lượng sản phẩm bạn phải mua cùng một lúc để được giảm giá, v.v.

4) Cẩn thận với “miễn phí giao hàng”

Theo nghiên cứu, 93% khách hàng có khả năng mua nhiều hơn nếu được miễn phí giao hàng. Giao hàng miễn phí là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn thực sự muốn mua một số thứ nhất định từ một cửa hàng.

Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến bạn mua phải sản phẩm chất lượng kém, mua phải giá đắt hơn và mua hàng một cách bốc đồng vì sinh viên cảm thấy như đã tiết kiệm tiền cho phí vận chuyển.

5) Giới hạn thời gian mua sắm online

Khoa học chỉ ra rằng sau nhiều giờ liên tục cầm điện thoại tìm kiếm trên các cửa hàng online, sinh viên sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và mua những thứ khơng cần thiết. Hãy xác định chính xác những sản phẩm muốn mua và tạo một danh sách để tránh lãng phí thời gian “lạc” giữa hàng nghìn sản phẩm.

6) Rà soát lại đồ dùng cá nhân

Sinh viên nên dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà mình đã có những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua sắm theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.

II. Đối với các đơn vị bán hàng trực tuyến

1) Cần tối ưu khâu giao nhận.

Các sinh viên yêu cầu giao hàng thuận tiện và các tùy chọn trả lại hàng, cũng như thông tin theo dõi được cập nhật. Hơn nữa, họ muốn có khả năng định tuyến lại bưu kiện tới địa điểm mới, thay đổi thời gian giao hàng hoặc sửa cấp độ dịch vụ vận chuyển. Cần áp dụng các công nghệ cũng như các giải pháp thương mại điện tử hiện nay để cung cấp các tùy chọn vận chuyển, chi phí vận chuyển, thông tin thời gian trung chuyển và khả năng hiển thị theo dõi linh hoạt mà doanh nghiệp và khách hàng cần.

2) Lựa chọn mức giá sản phẩm phù hợp.

Giá cả sản phẩm và thông tin khuyến mãi là yếu tố quan tâm đầu tiên khi sinh viên ghé thăm website và chọn mua hàng. Các nhà bán lẻ cần đẩy mạnh những chương trình ưu đãi, khuyến mãi cùng sản phẩm tặng kèm hấp dẫn sẽ thu hút sinh viên mua hàng hơn. Các mức giá mới hay chương trình khuyến mãi mới phải được cập nhật thường xuyên, tránh tình trạng khách hàng liên hệ đặt mua nhưng nhận được thơng

báo rằng đó chỉ là thơng tin cịn chưa kịp cập nhật làm sinh viên mất đi sự hứng thú mua hàng bởi họ có cảm giác mình bị lừa.

3) Chất lượng sản phẩm.

Các nhà bán lẻ trực tuyến cần xây dựng chính sách về bảo hành, bồi thường và khiếu nại của khách hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Các chính sách về bồi thường đối với hàng hóa cần phải có quy định rõ ràng điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp, trước khi tiến hành giao dịch cần thông báo về các trường hợp không được bồi thường cho khách hàng. Các chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm: nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, thành phần... đúng như thông tin mà nhà bán lẻ cung cấp sẽ giúp khách hàng an tâm khi mua hàng.

4) Cần đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT.

Thương mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus; tấn công vào các website,… Do vậy, cần có biện pháp kiểm sốt tốt để ngăn chặn các hình thức biến tướng của cơng nghệ có thể gây hại cho mơi trường kinh doanh.

5) Xây dựng một hệ thống website TMĐT sáng tạo, chuyên nghiệp thu hút người mua

Website có thể được xem là văn phịng online của mỗi doanh nghiệp, và cũng như văn phịng chính thức, website cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và phong thái của doanh nghiệp ở lần truy cập đầu tiên của các khách hàng và đối tác. Và điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi website của bạn tạo được ấn tượng về sự chuyên nghiệp cũng như thể hiện ưu điểm khéo léo, quyết định mua hàng hay hợp tác của khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

KẾT LUẬN

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện tồn cầu, và tại Việt Nam hình thức kinh doanh này cũng ngày càng phổ biến và phát triển hơn nữa. Chính vì vậy, hành vi tiêu dùng của đối tượng sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung cũng là yếu tố cấp thiết cần nghiên cứu và ứng dụng để phát triển hoàn thiện các hoạt động Thương mại điện tử. Trong khuôn khổ bài viết tuy chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thông qua ứng dụng TMĐT của đối tượng sinh viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhưng cũng đã phần nào phác thảo những nét vẽ sơ khai để chúng ta hiểu về hành vi tiêu dùng của sinh viên nói riêng và thương mại điện tử nói chung.

Trong q trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu cũng đã thấy được rằng, tuy ở Việt Nam thương mại điện tử đang ngày càng phát triển nhưng việc nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng còn khá hạn chế và chưa theo kịp các nước khác. Đây chính là hạn chế mà chúng ta cần phải khắc phục trong tương lai. Để thực hiện được điều đó cần phải có sự can thiệp rất lớn từ nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan. Có lẽ, trong một vài nghiên cứu sau nữa nhóm sẽ làm rõ và đưa ra được những giải pháp và kiến nghị tốt hơn nhằm hoàn thiện hơn hệ thống thương mại điện tử và việc giảng dạy trên Đại học.

Do thời lượng và khả năng có hạn nên việc tìm hiểu, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cơ và sự đóng góp của các bạn để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Thương mại điện tử, ThS. Nguyễn Hồi Anh & ThS. Ao Thu Hồi-

Nhà xuất bản thơng tin và truyền thông năm 2016.

2. Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2015, 2016, 2017, 2018

3. Factors Influencing Online Purchase Intention of Millennials and Gen Z Consumers. Ts. Nasrul Fadhrullah Isa & Sharifah Nurafizah Syed Annuar

(2020).

4. Gen Z Consumers’ Online Shopping Motives, Attitude, and Shopping Intention. Khomson Tunsakul (2020).

5. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử của sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. ThS. Lê Thị Ngọc

Diệp (2020). 6. Website: https://boxme.asia/ https://cafef.vn/ https://giaidieu.com/blog/top-10-website-thuong-mai-dien-tu-hang-dau-viet- nam-nam-2018 https://dangkywebsitevoibocongthuong.com/san-thuong-mai-dien-tu-la-gi https://tamnguyen.com.vn/website-thuong-mai-dien-tu-la-gi.html https://www.pcs.vn/trang-thuong-mai-dien-tu-hang-dau-the-gioi-id200.html https://cafebiz.vn/thuong-mai-dien-tu.html https://luanvan99.com/hanh-vi-nguoi-tieu-dung-la-gi- bid131.html#:~:text=Theo%20Philip%20Kotler%2C%20%E2%80%9Ch %C3%A0nh%20vi,v%C3%A0%20mong%20mu%E1%BB%91n%20c %E1%BB%A7a%20h%E1%BB%8D%E2%80%9D.

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-cua- nguoi-tieu-dung-81246.html

Nhóm 5 38 PPNCKH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 33 - 38)