Phần 3 Kiến thức lĩnh hội và bài học kinh nghiệm
3.3 Định hướng phát triển du lịch mạo hiể mở Yên Bái
3.3.2 Định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại tỉnh Yên Bái
Bản đồ du lịch Yên Bái
n Bái là địa phương có địa hình khá phức tạp và hiểm trở. n Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bô ̣ Viê ̣t Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tun Quang; phía Đơng Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Địa hình đồi núi đã tạo cho Yên Bái nhiều thác nước đẹp.
Với địa hình đồi núi và nhiều thắng cảnh đẹp, Yên Bái có nhiều lợi thế để phát triển du lịch mạo hiểm - một loại hình du lịch ngày càng được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Trong những năm qua, nắm bắt xu thế thị trường khách
và tiềm năng sẵn có Yên Bái đã phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm du lịch mạo hiểm tiến hành khảo sát xây dựng một số sản phẩm như: như
cho phép thực hiện dù lượn và thành lập các câu lạc bộ dù lượn, rồi xây dựng thành lễ hội tại huyện Mù Cang Chải. Cùng với đó là các giải marathon địa hình mang tầm quốc tế.…vv.
Một số sản phẩm du lịch mạo hiểm đã và đang được duy trì tổ chức thường niên và thu hút sự quan tâm của du khách như: giải Marathon quốc tế; dù lượn, trình diễn thi đấu xe mơ tơ, ơ tơ, xe đạp địa hình… góp phần làm đa dạng và hấp dẫn hơn ngân hàng sản phẩm du lịch tỉnh Yên Bái. Hàng năm các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm góp phần thu hút lượng khách du lịch tương đối lớn, đặc biệt là dịng khách có khả năng chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài, nhu cầu mua sắm lớn, có sức ảnh hưởng lan tỏa cao mở ra nhiều cơ hội về phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Lượn dù trên Mù Căng Trải
Tuy nhiên, với đặc thù của loại hình sản phẩm du lịch mạo hiểm, nhu cầu về nguồn lực đầu tư lớn, địi hỏi chun mơn kỹ thuật cao, phù hợp với đối tượng khách nhất định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về độ an toàn cao… đặt ra cho Yên Bái nhiều bài toán cần giải quyết. Cịn hạn chế về cơng tác tổ chức, cơ sở hạ tầng tại các địa phương. Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa địa phương và doanh nghiệp du lịch chưa cao, dẫn đến việc khai thác còn manh mún, thiếu nhất quán dẫn đến việc các sản phẩm du lịch mạo hiểm phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Phát huy truyền thống của ngành du lịch Việt Nam, thời gian qua ngành Du lịchn Bái có nhiều bước phát triển tích cực. Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đa dạng, có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Yên Bái đang hình thành 04 vùng du lịch trọng điểm
gồm: Vùng hồ Thác Bà và sơng Chảy (gồm huyện n Bình và Lục n); Vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận (gồm thành phố Yên Bái và phía Nam của huyện Trấn Yên); Vùng du lịch miền Tây của tỉnh (gồm huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ); Vùng Du lịch Trấn Yên- Văn Yên (gồm phía bắc của huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên).
Phát triển du lịch cộng đồng
Để hướng tới phát triển du lịch bền vững, trong thời gian qua tỉnh đã ban hành, triển khai những chủ trương, chính sách, quy hoạch, đề án, dự án phát triển du lịch như: Nghị quyết 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2025, Nghị quyết
số 14/2018/NQ-HĐND trong đó có một số chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và gần đây nhất Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1788/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Thương hiê ̣u và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; Quyết định số 766/QĐ- UBND ngày 17/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Đề án “Xây dựng thương hiệu du lịch và quảng bá du lịch Yên Bái giai đoạn 2020 – 2030”.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm thu hút mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch như: Tập đồn ALPHANAM với Dự án Cơng viên văn hố, thể thao, du lịch và đơ thị hồ Thác Bà; Tập đồn TH True Milk (Công ty CP phát triển du lịch và nghỉ dưỡng Quốc tế Vân Hội) với Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế. Công ty TNHH đầu tư và phát triển Thương nghiệp (ITD) với Khu nghỉ dưỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Tỉnh cũng tăng cường hợp tác liên vùng, trong và ngồi nước như: Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Hợp tác với tỉnh Val de Marne Cộng hịa Pháp. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thường niên; tham gia các hội chợ du lịch thương mại trong và ngoài tỉnh; tổ
chức tham gia các hội nghị, hội thảo;quảng bá du lịch trên các trang báo chí trong nước và trang thông tin của ngành; xuất bản ấn phẩm du lịch; xây dựng các pano quảng bá du lịch Yên Bái đặt tại các khu, điểm có hoạt động du lịch…
Vòng xòe - Tác giả: Hồng Đơ
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh trong phát triển du lịch, những năm gần đây số lượt du khách đến với Yên Bái ngày càng tăng. Năm 2016 đón 500.000 lượt khách, khách quốc tế 20.400 lượt, doanh thu đạt 250 tỷ đồng; đến năm 2019 đón 727.000 lượt, quốc tế đạt 150.000 lượt, doanh thu đạt 438 tỷ đồng (tăng trung bình 9,8 % giai đoạn 2016 - 2019).
Những kết quả trên của ngành du lịch Yên Bái có được là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; đó cũng là kết quả của cả chặng đường dài phát triển với sự đóng góp quý báu của nhiều thế hệ cán bộ và người lao động trong ngành Du lịch tỉnh nhà; sự năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các địa phương, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan thông tin, truyền thông và sự ủng hộ, đồng hành của du khách trong và ngồi nước. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với tài nguyên, tiềm năng thế mạnh của du lịch Yên Bái. Sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay cịn đơn điệu, các loại hình vui chơi giải trí cịn ít. Chất lượng các cơ sở lưu trú, dịch vụ trên địa bàn tỉnh mới đáp ứng được cho khách bình dân, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên cịn ít.
Hồng hơn trên đỉnh Sáng Nhù
Để bảo đảm chất lượng tăng trưởng trước yêu cầu phát triển bền vững, trong thời gian tới ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham mưu với tỉnh tập trung các nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp.
Một là tiếp tục triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; Chương trình hành động số 83-CTr/TU ngày 05/8/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 gắn với việc triển khai Kế hoạch hành động số 179-KH/TU, ngày 02/03/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thức, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2025, đón trên 1,35 triệu lượt khách du lịch với doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Hai là tiếp tục triển khai Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19/12/2018 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến
trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí để được cơng nhận là Khu du lịch quốc gia.
Khu du lịch Hồ Thác Bà
Ba là quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch toàn diện, bền vững, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch của tỉnh. Quy hoạch, phát triển huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch, thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch.
Bốn là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đồng bộ, phù hợp với bản sắc địa phương. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới.
Năm là xây dựng, định vị rõ thương hiệu du lịch n Bái với các dịng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Yên Bái như: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch mạo hiểm.
Sáu là tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy phát triển du lịch thông minh. Tập trung nguồn lực để xây dựng và công nhận một số khu, điểm du lịch cấp tỉnh.
Bẩy là đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, khác biệt, bản sắc, hấp dẫn, thân thiện với môi trường, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng trong và ngoài nước.
Tin tưởng rằng, thời gian tới, với lợi thế về nguồn du lịch, sự tâm huyết, sáng tạo và năng động của các thế hệ cán bộ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch sẽ góp phần đưa du lịch Yên Bái ngày càng phát triển vững mạnh, phấn đấu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trong khu vực Tây Bắc.
Vi vu
Kết luận:
- Cần có cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Mỗi địa phương cần xây dựng một sản phẩm đặc trưng, tránh trùng lắp, đơn điệu. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp giữa các ngành và địa phương trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. Các địa phương cần phối hợp với những đơn vị lữ hành uy tín để khảo sát, xây dựng sản phẩm, thực hiện bộ tiêu chí an tồn cho du khách.
- Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mạo hiểm, các địa phương cần chú ý đến vấn đề quản lý du lịch mạo hiểm để đảm bảo an tồn cho du khách, tránh tình trạng tự phát, manh mún của các cá nhân. Bên cạnh đó, đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch cần nâng cao trình độ, kỹ thuật, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình hướng dẫn. Các đơn vị tổ chức cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tư vấn về sức khỏe, bảo hiểm; trang bị đầy đủ vật dụng thiết yếu và cảnh báo về rủi ro cho du khách.
Với mục tiêu phát triển du lịch Yên Bái thành ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh Yên Bái đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm du lịch trong đó có sản phẩm du lịch mạo hiểm để hình thành các điểm nhấn đặc thù thu hút khách du lịch, đáp ứng với yêu cầu thị trường trong thời gian tới.