Phần 3 Kiến thức lĩnh hội và bài học kinh nghiệm
3.4. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với HDV đối với du lịch mạo hiểm
ở tỉnh Yên Bái
Có chứng chỉ đào tạo đối với hoạt động du lịch mạo hiểm (phù hợp với từng loại hình) do các tổ chức, cơ sở có chức năng đào tạo trong và ngồi nước cấp hoặc giấy chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo về du lịch mạo hiểm do ngành chức năng phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức.
Có giấy chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo về công tác sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn, phịng cháy chữa cháy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
Được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm
Am hiểu đặc điểm, địa hình, vùng, khu vực tổ chức khai thác sản phẩm du lịch mạo hiểm.
Bình tĩnh khi có sự cố xảy ra, tỉnh táo xử lý tình huống.
Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo hộ an toàn, dụng cụ y tế và các tình huống cứu hộ, cứu nạn… trước khi tổ chức hoạt động.
Nghiêm túc, kỷ luật, cẩn trọng trong quá trình hướng dẫn cho khách sử dụng phương tiện, trang thiết bị; yêu cầu mặc các thiết bị bảo hộ trước khi sử dụng dịch vụ.
Thường xuyên trau dồi kiến thức và tinh thần rèn luyện nâng cao sức khỏe đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Chủ động bồi dưỡng kỹ năng, ngoại ngữ giao tiếp. - Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống
Xử lý yêu cầu của khách:
+ Hãy trả lời yêu cầu của khách ngay lập tức tùy vào tình hình cho phép khi tham gia hoạt động của sản phẩm du lịch mạo hiểm.
+ Kiên quyết từ chối đối với yêu cầu của khách không nằm trong danh mục đảm bảo an toàn cho hoạt động của sản phẩm du lịch mạo hiểm.
+ Cần tránh những câu trả lời “không, không biết” với khách.
Xử lý phàn nàn của khách: + Xin lỗi khách.
+ Lắng nghe khách, không ngắt lời khách. + Kiên nhẫn và bình tĩnh.
+ Tỏ rõ sự thơng cảm với khách, cám ơn khách đã cung cấp thông tin sự việc. + Khơng đổ lỗi cho bộ phận/đồng nghiệp khác.
+ Giải thích cho khách vấn đề liên quan đến yêu cầu trong quá trình tham gia các hoạt động của sản phẩm du lịch mạo hiểm.
+ Khơng giải thích những vấn đề phàn nàn ngồi phạm vi cho phép. + Đưa ra vài lựa chọn cho khách nếu có thể.
+ Kiểm tra xem khách có đồng ý với những gợi ý của bạn khơng.
Xử lý khi khách hoảng sợ/ mệt mỏi:
+ Xác định điều khách đang mong đợi và cố gắng đáp lại sự mong đợi đó. + Chú ý đến khách.
Khi khách cố tạo ra các hành vi khơng an tồn: + Xin lỗi khách.
+ Kiên quyết đề nghị khách thực hiện theo đúng quy trình, quy định tham gia hoạt động của sản phẩm du lịch mạo hiểm. Nếu khách không thực hiện đúng quy định thì từ chối, khơng cho khách tham gia sử dụng sản phẩm du lịch mạo hiểm.
Khi khách trong tình huống nguy hiểm: + Xác định tình hình thực tế.
+ Tiếp cận vị trí khách bị nguy hiểm nhanh nhất có thể. + Sơ cấp cứu tại chỗ.
+ Gọi ngay trợ giúp y tế.
+ Trấn an tinh thần của khách và u cầu hợp tác để thốt khỏi tình huống nguy hiểm.
+ Sơ tán khách đến vị trí an tồn.
+ Thơng báo và liên lạc với các cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề.
KẾT LUẬN:
Sau hơn 1 tháng học tập học phần “ Chuyên đề du lịch mạo hiểm “, nhóm đã nghiên cứu, phân tích tổng quan về du lịch mạo hiểm ở Việt Nam và tiềm năng, thực trang phát triển du lịch mạo hiểm ở tỉnh Hà Giang và đưa ra những kết luận sau:
1. Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đều có tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng, là tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Tài nguyên tự nhiên, quan trọng, nổi bật nhất của tỉnh Hà Giang phải kể đến công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn với địa hình chia cắt tạo nên nhiều vách núi cao, hang động và sự đa dạng các loài động, thực vật. Đây là một lợi thế để tỉnh Hà Giang xây dựng, phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.
2. Về quy trình thực chương trình du lịch mạo hiểm của hướng dẫn viên có nhiều điểm khác so với quy trình thực hiện chương trình du lịch khác. Hướng dẫn viên chương trình du lịch mạo hiểm địi hỏi yêu cầu cao hơn so với các loại hình du lịch khác. Họ địi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cả sức khỏe, kiến thức, kỹ năng sinh tồn,....Và đặc biệt là kinh nghiệm thực chiến mới có thể giải quyết được những vấn đề và rủi ro phát sinh.
3. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến trong việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang nhưng cho tới nay, nhiều tài nguyên du lịch vẫn chưa được khai thác, nhưng vẫn còn khuyết điểm trong sự gắn kết giữa địa phương và doanh nghiệp nên việc khai thác cũng như phát triển du lịch của tỉnh còn thiếu sự nhất quán.
4. Bên cạnh những thuận lợi trong việc phát triển du lịch mạo hiểm ở tỉnh Hà Giang vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn như: chất lượng dịch vụ chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cịn thiếu, .... Vì vậy nên Nhà nước cung như lãnh đạo tỉnh Hà Giang cần có những giải pháp cụ thể khắc phục những khó khăn trên, đưa ra những chiến lược thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho tồn ngành du lịch phát triển, trong đó có du lịch mạo hiểm.
Các kết quả được trình bày dưới đây là nỗ lực của tâp thể nhóm. Nhóm hy vọng tiểu luận này sẽ là tài liệu hữu ích cho những người quan tâm đến du lịch mạo hiểm cũng như những người yêu mến Hà Giang. Và mong rằng bài tiểu luận sẽ giúp ích cho việc phát triển du lịch mạo hiểm của tỉnh Hà Giang.
Tài liệu và link tham khảo:
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/20543/3_TranThiKimTrang_ VH1501.pdf
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/2938
https://toquoc.vn/khai-thac-tiem-nang-du-lich-mao-hiem-tren-dia-ban-tinh-ha- giang-2021081410472325.htm
https://myhagiang.vn/vi/detailnews/?t=ha-giang-khai-thac-tiem-nang-phat-trien- san-pham-du-lich-mao-hiem&id=news_834
https://discoverhagiang.com/du-lich-mao-hiem/