Cơ cấu, tổ chức NHNN Việt Nam và NHTM 5.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận học phần luật ngân hàng (Trang 27 - 31)

5.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam là người có thẩm quyền, trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chỉnh phủ và Quốc hội về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng có những quyền hạn được quy định tại khoản 2 điều 8 luật NHNN 2010.

Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác được quy định tại điều 3 Nghị định số 16/2017/NĐ-CP.

5.2. Ngân hàng thương mại.

Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu

đơng họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 điều 59 Luật các TCTD 2010.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần

phải có khơng ít hơn 05 thành viên và khơng q 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng; Cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đơng là tổ chức và người có liên quan của những người này được tham gia Hội đồng quản trị, nhưng không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị của một tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần, trừ trường hợp là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điều 63 Luật các TCTD 2010.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ: Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín

dụng, được giải thích là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro. Hoạt động của hệ thơng kiểm sốt nội bộ phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điều 45 Luật các TCTD 2010.

- Tổng giám đốc (giám đốc): Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm

một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), trừ trường hợp có quy định khác; Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất của tổ chức tín dụng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 49 Luật các TCTD 2010.

VI. Tổng kết.

Thơng qua những phân tích, tổng hợp trên có thể làm rõ được những sự khác biệt cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại. Sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là

kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Từ giai đoạn kháng chiến cho tới những năm đổi mới và thời kỳ hiện đại ngày nay, Ngân hàng Nhà nước ln phát huy được vai trị, chức năng của mình. góp phần quan trọng đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng an toàn, lành mạnh, thực hiện tốt vai trò trung chuyển vốn trong nền kinh tế; ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngành Ngân hàng đã tăng cường mở rộng hợp tác song và đa phương trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, từ đó góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các ngân hàng thương mại cũng từ khi sau đổi mới đã từng bước thích nghi, chuyển mình. Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đang tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khơng nằm ngồi ảnh hưởng của xu thế mới đó, các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng đầu tư, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ; đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các NHTM hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp mang đến cho khách hàng, góp phần đẩy mạnh triển khai định hướng tài chính tồn diện. Thời gian qua, nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử e- banking của các NHTM có sự cạnh tranh và tăng trưởng mạnh mẽ. Các NHTM cần nhanh chóng nắm bắt thời điểm vàng để phát triển, chiếm thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ thơng qua ngân hàng số như: các tiện ích dịch vụ Mobile banking, Internet banking, CDM, ATM/POS, các dịch vụ thuộc nhóm ngân hàng

điện tử e-banking gồm dịch vụ vấn tin số dư; sao kê 5 giao dịch gần nhất; nạp tiền VnTopup; nạp tiền thuê bao trả sau cho điện thoại di động các mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone; nạp tiền điện thoại trả trước; nạp tiền ví điện tử VnMart; mua thẻ Game bằng điện thoại di động; tự động thơng báo giao dịch thẻ tín dụng quốc tế; thanh tốn hóa đơn tiền điện qua tin nhắn SMS; thanh tốn học phí qua tin nhắn SMS,... Khi sử dụng dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ tài chính, ngân hàng như: vấn tin tài khoản đăng ký dịch vụ của khách hàng (kiểm tra số dư, xem thông tin tài khoản và tra cứu lịch sử giao dịch gần nhất trong thời gian theo quy định của mỗi ngân hàng); chuyển khoản trong hệ thống của NHTM đó và chuyển khoản liên ngân hàng,... Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận ròng thu từ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Những thuận lợi là vậy nhưng từ khi đại dịch Covid-19 trở lại và ảnh hưởng rất lớn đến nước ta thì đã làm mọi lĩnh vực trong đó có ngành kinh tế, tài chính, tiền tệ lâm vào khốn đốn. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, sự nỗ lực vượt khó của các tổ chức tín dụng trong đó có các ngân hàng thương mại đã góp phần vơ cùng to lớn, giúp giữ vững nền kinh tế, tài chính và tiền tệ nước ta cơ bản được ổn định, doanh nghiệp và người dân quan tâm và dành sự ghi nhận to lớn cho những nỗ lực trên. World Bank từng nhận định rằng: “Mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời

vẫn đang toả nắng ở Việt Nam”, đây là một sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế

về những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế nói chung và ổn định thị trường tiền tệ nói riêng. Chính vì thế, nhằm thích ứng an tồn, linh hoạt và có hiệu quả với đại dịch thì hy vọng rằng Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ, là ngân hàng của một quốc gia sẽ đồng hành cùng các ngân hàng thương mại thúc đẩy nền tài chính ngân hàng vững mạnh, ổn định, giúp cho người dân và doanh nghiệp an tâm làm ăn, kinh doanh, phát triển kinh tế, xứng đáng với sự ghi nhận của quốc tế và từ nhân dân trong nước.

Tài liệu tham khảo (phần lý thuyết).

1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. 2. Luật các Tổ chức tín dụng 2010. 3. http://tapchinganhang.gov.vn/cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-day-manh- phat-trien-ung-dung-ngan-hang-so-trong-ky-nguyen-so.htm 4. https://ditiep.com/ngan-hang-thuong-mai-va-cac-hoat-dong-chu-yeu/ 5. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-ha-noi/coporate- law-lawyer/bai-giang-mon-luat-ngan-hang/19531417

Một phần của tài liệu Tiểu luận học phần luật ngân hàng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)