.4 Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Một phần của tài liệu Mô hình điều khiển góc đánh lửa động cơ (Trang 25 - 29)

Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Engine Coolant Temperature (ECT) sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh sau:

 Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm: Khi nhiệt độ động cơ thấp ECU sẽ thực hiện hiệu

chỉnh tăng góc đánh lửa sớm, và nhiệt độ động cơ cao ECU sẽ điều khiển giảm góc đánh lửa sớm.

 Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu: Khi nhiệt độ động cơ thấp ECU sẽ điều

khiển tăng thời gian phun nhiên liệu (tăng độ rộng xung nhấc kim phun) để làm đậm, Khi nhiệt độ động cơ cao ECU sẽ điều khiển giảm thời gian phun nhiên liệu.

 Điều khiển quạt làm mát: Khi nhiệt độ nước làm mát đạt xấp xỉ 80-87 ECU

điều khiển quạt làm mát động cơ bắt đầu quay tốc độ thấp (quay chậm), Khi nhiệt độ nước làm mát đạt xấp xỉ 95-98 ECU điều khiển quạt làm mát quay tốc độ cao (quay nhanh).

 Điều khiển tốc độ không tải: Khi mới khởi động động cơ, nhiệt độ động cơ thấp

ECU điều khiển van không tải (Hoặc bướm ga điện tử) mở rộng ra để chạy ở tốc độ không tải nhanh (tốc độ động cơ đạt xấp xỉ 900-1000V/P) để hâm nóng động cơ giúp giảm ma sát giữa các bộ phận trong động cơ và nhanh chóng đạt được nhiệt độ vận hành ổn định.

 Điều khiển chuyển số: ECU điều khiển hộp số tự động sử dụng thêm tín hiệu

cảm biến nhiệt độ nước làm mát để điều khiển chuyển số, nếu nhiệt độ nước làm mát còn thấp ECU điều khiển hộp số tự động sẽ không điều khiển chuyển lên sớ truyền tăng OD.

 Ngồi ra Tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn sử dụng để báo lên đồng

hồ báo nhiệt độ nước làm mát (xe đời cũ sử dụng cục báo nhiệt độ nước riêng)

 Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn được dùng để điều khiển hệ

Loop – Close Loop), điều khiển ngắt tín hiệu điều hòa không khí A/C khi nhiệt độ nước làm mát quá cao ….

 Ở mợt sớ xe, ngồi cảm biến nhiệt độ nước làm mát chính gắn trên thân động

cơ, còn có 1 cảm biến nhiệt độ nước làm mát gắn ở trên két nước làm mát hoặc đầu ra của van hằng nhiệt, mục đích giám sát sự làm việc của van hằng nhiệt (van hằng nhiệt được điều khiển điện).

Nguyên lí hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát:

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát nằm trong khoang nước của động cơ, tiếp xúc trực tiếp với nước của động cơ. Vì có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ nước làm mát thấp điện trở cảm biến sẽ cao và ngược lại khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. Sự thay đổi điện trở của cảm biến sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở chân cảm biến.

Hình 3. 5 sơ đồ nguyên lí làm việc cảm biến nhiệt độ

Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) đến cảm biến rồi trở về ECU về mass. Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự – số (bộ chuyển đổi ADC – Analog to Digital converter).

Thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ nước làm mát:

– Ở nhiệt độ 30 độ C: Rcb = 2-3 kgΩ

– Ở nhiệt độ 100 độ C: Rcb = 200-300Ω  Chức năng trong mô hình:

c) Cảm biến kích nổ

Hình 3. 6 Cảm biến kích nổ

Cấu tạo:

Hình 3. 7 Cấu tạo cảm biến kích nổ

- Cảm biến kích nổ có cấu tạo bởi 1 vật liệu áp điện, tinh thể thạch anh. Khi có tiếng gõ, cảm biến với tinh thể thạch anh sẽ tự phát ra điện áp và gửi về ECU.

Chức năng

- Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ nóng quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và ECU sẽ điều chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.

- Cảm biến kích nổ Knock Sensor là để đo tiếng gõ trong động cơ và phát ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, từ đó ECU sẽ nhận và phân tích tín hiệu đó để điều

chỉnh góc đánh lửa sớm làm giảm tiếng gõ (Thông thường tiếng gõ sinh ra là do va đập các chi tiết cơ khí trong động cơ bởi hiện tượng kích nổ).

Nguyên lí hoạt động cảm biến kích nổ:

Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ nóng quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và ECU sẽ điều chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.

Cụ thể: Các phần tử áp điện của cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).Như vậy, khi động cơ có xảy ra hiện tượng kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nhất và sinh ra một điện áp. Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,5V. Nhờ tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa cho đến khi không còn kích nổ. ECU động cơ có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm trở lại.

Hiện tượng kích nổ trên động cơ:

Khi hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trước khi có tia lửa của bugi được gọi là hiện tượng kích nổ.

Hình 3. 8 Hiện tượng kích nổ

Nguyên nhân: Nếu như nhiệt độ trong buồng đốt quá cao, thì rất có thể một bộ phận hòa khí sẽ bắt cháy trước khi bugi đánh lửa. Quá trình cháy này sẽ tạo ra một lượng áp suất lớn và va đập với lượng áp suất được tạo ra từ bugi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trước đó. Từ đó tạo nên những rung động va đập lên thành xylanh, dẫn tới hư hỏng các chi tiết khác như piston.

Vị trí của cảm biến kích nổ

- Nằm ngay trên thân động cơ, thường nằm phía dưới cổ hút, nắp xylanh.

- Trên những xe sang mỗi nhánh máy có 1 – 2 Cảm biến kích nổ.

Một phần của tài liệu Mô hình điều khiển góc đánh lửa động cơ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)