3.1 Định hướng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
3.1.2 Tác động với thuận lợi hóa thương mại điện tử
3.1.2.1 Thuận lợi
Việc xác định phát triển ngành thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của của nền kinh tế số là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp, thương nhân có thể tin rằng, Nhà nước và các bộ ngành chắc chắn sẽ có những quy định, chính sách phù hợp nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại điện tử.
Với các mục tiêu được đặt ra trên, ưu điểm mang đến với thuận lợi hóa thương mại điện tử ở nước ta cụ thể là:
• Để thực hiện các mục tiêu được đề ra, Nhà nước đã có nhiều chính sách, thể hiện quyết tâm lớn trong định hướng, hành động và tận dụng mọi cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
• Phát triển ứng dụng cơng nghệ tồn diện, rộng rãi từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, từ các thành phố lớn đến các địa phương sẽ khiến hoạt động thương mại điện tử trở nên phổ biến và dễ dàng thực hiện hơn.
• Gia tăng ng̀n nhân lực chất lượng cao, nhạy bén trong ứng dụng công nghệ là vấn đề có tác động quan trọng và tích cực đối với thuận lợi hóa thương mại điện tử.
• Các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử được chú trọng phát triển hơn sẽ là bước thúc đẩy lớn nhằm giảm thời gian, chi phí và rủi ro trong giao dịch thương mại điện tử.
3.1.2.2 Thách thức
Các chính sách nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong mục tiêu và định hướng phát triển ngành, nhằm giảm chi phí, thời gian và các rủi ro trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế, song những thách thức đặt ra cho Nhà nước cùng các doanh nghiệp trong thời gian tới để đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra là khơng nhỏ.
• Hoạt động thương mại điện tử quốc tế dễ phát sinh các vấn đề về tranh chấp giữa các đối tác cũng như cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Thuận lợi hóa thương mại gỡ bỏ những rào cản, đơn giản hóa thủ tục nhưng việc dễ dàng xâm nhập thị trường cũng khiến số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên. Do đó,
chúng ta khơng thể tránh khỏi việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngồi.
• Hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng nằm trong vấn đề các chủ thể kinh doanh và hàng hóa dễ thâm nhập thị trường dưới tác động của các chính sách thuận lợi hóa thì việc kiểm tra chun ngành đối với hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử cịn nhiều khó khăn và bất cập.
• Việc đào tạo ng̀n nhân lực là một q trình lâu dài, đi kèm cần có các chính sách về giáo dục. Tạo thuận lợi hóa thương mại điện tử là một lĩnh vực địi hỏi người lao động với trình độ cơng nghệ cao. Trong khi đó, Việt Nam ta vẫn đang trong q trình chuyển đổi số, do đó nhu cầu nhân lực chưa đáp ứng được những cơ hội phát triển của ngành.
• Kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng vẫn có một khoảng cách lớn giữa thành thị với các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của nước ta. Nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế số còn hạn chế, kỹ năng sử dụng internet an toàn thấp và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của cơng nghệ. Do đó mục tiêu phát triển rộng rãi thương mại điện tử từ cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp đến người tiêu dùng toàn quốc để tạo thuận lợi cho ngành cịn gặp nhiều khó khăn.
Đánh giá: Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới, ra đời cùng với sự phát triển
của Cách mạng cơng nghệ 4.0. Do đó, việc tạo thuận lợi hóa với hoạt động thương mại điện tử không tránh khỏi cịn tờn tại nhiều bất cập và khó khăn. Đối mặt với thực trạng này, Nhà nước, doanh nghiệp/thương nhân và người tiêu dùng cần nghiêm túc nhìn nhận cũng như có những giải pháp phù hợp để tạo điều kiện phát triển tốt và thuận lợi nhất cho thương mại điện tử nước nhà.