Sự thành lập các khối liên kết thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 (Trang 52 - 54)

Trên thế giới đã hình thành nhiều khối liên kết khu vực và liên khu vực ở các châu lục, trong đó tiêu biểu là: 1- Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) hay khối thị trường chung, thành lập năm 1957 - một liên minh kinh tế hùng mạnh với 12 thành viên sáng lập, chiếm 20,9% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của thế giới; 2- Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), thành lập năm 1959, gồm 6 nước công nghiệp phát triển Bắc và Trung Âu; 3- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ban đầu gồm 5 thành viên và nay mở rộng gồm 10 thành viên. Tháng 11-2001, các nhà lãnh đạo của ASEAN và Trung Quốc đã thành lập khu vực mậu dịch tự do (gọi tắt là ACFTA). Ngày 31-12-

2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) được thành

lập; 4- Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thành lập năm 1992, bao gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Gần đây, sau 14 tháng đàm phán, Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô đã đạt đồng thuận về một hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới - Hiệp định Mỹ - Mê-hi- cô - Ca-na-đa (USMCA) thay thế cho NAFTA vào cuối năm 2018; 5- Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AFCFTA) là một khu vực thương mại tự do bao gồm 54 trong số 55 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi. Đây là khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới về số lượng các quốc gia tham gia, nhằm mục đích gắn kết 1,3 tỷ người, tạo ra một khối kinh tế 3,4 nghìn tỷ USD.

5. Cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động sâu sắc đến TMDVQT: thúc đẩy TMDV mởrộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng DV

Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố ngun vật liệu đầu

vào gần như khơng đáng kể. Thí dụ, trong các dịch vụ sản xuất phần mềm máy tính hoặc các trang web thì hầu hết chi phí phát sinh trong khâu thiết kế và sáng tạo (OECD, 2000: 10). Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Thí dụ, thơng qua internet, các cơng ty lữ hành có thể cung cấp thơng tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ Đơ la chỉ trong vịng một vài giây đồng hồ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (ebanking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc.

Mặc dù có cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thế chấp dưới mức chuẩn trong thời gian gần đây ở Mỹ và một số nền kinh tế phát triển khác, xét về dài hạn ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn. Một mặt, nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hố các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Mặt khác, cơng nghệ hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích và xử lý thơng tin như hệ thống chấm điểm tín dụng tự động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng.

Trong ngành dịch vụ kinh doanh, các ngành phần mềm máy tính, xử lý thơng tin, nghiên cứu-triển khai, dịch vụ kỹ thuật, marketing, tổ chức kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành những ngành dịch vụ kinh doanh chiến lược.

Theo đó, thay đổi mơ hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐỀ TÀI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 (Trang 52 - 54)