CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã (qua thực tiễn tại huyện điện biên, tỉnh điện biên) (Trang 72 - 97)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Mục tiêu của Đảng và của hệ thống chính trị hiện nay là xây dựng đất nước Việt Nam mãi là một quốc gia độc lập, giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, trong những qua, Đảng và Nhà nước ta không chỉ chú ý đến việc ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật bầu cử nói chung và pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nói riêng mà quan trọng hơn là luôn luôn đòi hỏi phải thực hiện đúng Hiến pháp và pháp luật, trong đó pháp luật bầu cử nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Trên tinh thần đó, việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cần đáp ứng được các nhu cầu sau đây:

Thứ nhất, từ thực tiễn thực hiện pháp luật bầu cử để đề xuất định hướng và giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Một trong những yếu tố quan trọng để pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện có hiệu quả là ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của luật bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể sẽ là tiền đề, là nền tảng tư tưởng trực tiếp cho quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. Bởi thực tế cho thấy, nếu ý thức pháp luật của các chủ thể thực thi pháp luật bầu cử đại biểu dân cử cấp xã tốt, người dân sẽ tự giác tham gia thảo

luận, đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, ban hành pháp luật bầu cử của Nhà nước. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng một văn bản pháp lý phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ngược lại ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể kém, đồng nghĩa với việc người dân không quan tâm đến pháp luật. Họ sẽ không có ý kiến trong việc xây dựng pháp luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân, khi đó khó có thể nói việc ban hành một văn bản phù hợp với thực tế, đó sẽ là một trong những nguyên nhân chính làm cho pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã không được đảm bảo thực hiện. Vì thế Đảng ta đã có chủ trương nâng cao hơn nữa hoạt động lập pháp mà một trong những nội dung quan trọng đó là: Cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân, nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật.[9]

Thứ hai, đáp ứng nhu cầu phát huy dân chủ cơ sở, cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30 – CT/TW của Ban chấp hành trung ương khóa VIII về quy chế xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm: phát huy quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tại cơ sở, xem đây là khâu quan trọng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở. Hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là một trong những phương thức phát huy dân chủ trực tiếp tại cơ sở, nâng cao thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu cơ quan đại diện là phát huy cao hơn nữa dân chủ trực tiếp tại cơ sở. Tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân địa phương, tạo ra bầu không khí cởi mở, phấn khởi, nhiệt tình của người dân tại cơ sở. An ninh trật tự, ổn định, chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền tại cơ sở được nâng cao. Và quan trọng hơn nữa, nâng cao thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã còn là một phương thức, một giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ những bức xúc ở đơn

vị cơ sở. Xây dựng một chính quyền đồng thuận và thực sự vững mạnh.

Thứ ba, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Hiện nay, nhà nước ta đang từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà pháp quyền. Nhưng cần phải nhận thức rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền phải tiến hành lâu dài và đồng bộ trên mọi mọi lĩnh vực, trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm là kiện toàn hệ thống chính trị. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay được thể hiện trên những phương diện sau:

Một là, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tạo cho nhân dân địa phương ý thức coi trọng, tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, tăng cường pháp chế, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Một trong những nội dung quan trọng của nhà nước pháp quyền.

Hai là, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (ngày 18.6.1997) Đảng đã xác định: Để thực hiện nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp đòi hỏi đảng ta phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội lần thứ IX của Đảng (năm 1991) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của nước ta trong giai đoạn hiện nay là “tiếp tục đổi mới, đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Một trong những phương hướng quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này là đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, nâng cao

hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính quyền cơ sở và tăng cường pháp chế là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, là nguyên tắc hiến định trong hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời cũng là điều kiện tối cần thiết bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất. Pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được đảm bảo thực hiện, có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh, tạo cơ hội tập hợp sức mạnh của toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy quá nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhà nước ta hiện nay.

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã phải hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước tại chính quyền cơ sở

Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cần hướng tới mục tiêu tăng cường quyền lực và hiệu quả hoạt động cho các cơ quan đại diện của chính quyền địa phương. Bởi xét cho cùng quyền lực của cơ quan đại diện tại chính quyền địa phương được hình thành trên cơ sở sự ủy nhiệm quyền lực của từng cử tri tại địa phương, việc ủy nhiệm quyền lực của cử tri địa phương được thể hiện trên giá trị của từng lá phiếu. Chính vì vậy sự hậu thuẫn cử tri càng lớn hay nói cách khác cử tri đi bỏ phiếu đông, với tinh thần trách nhiệm cao thì quyền lực nhà nước càng cao, càng chính đáng, việc thực hiện quyền lực sẽ có nhiều thuận lợi bởi các yếu tố hỗ trợ bảo đảm thực hiện. Khi Hội đồng nhân dân cấp xã được “thực quyền” hơn bởi sự tín nhiệm, trao quyền hợp pháp của người dân địa phương thì tinh thần trách nhiệm của cơ quan đại diện sẽ được đề cao, đó chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo nhiệt tình của các đại biểu dân cử trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Động lực sẽ là nguồn cảm hứng để các đại biểu phát huy vai trò người đại biểu dân cử của mình tại chính quyền cấp cơ sở.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trên cơ sở đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và vai trò lãnh đạo của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã bổ xung mục tiêu dân chủ, bên cạnh các mục tiêu “dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” đã ghi nhận trước đó. Mục tiêu này được pháp lý hóa vào điều 3 – Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) tiếp tục khẳng định “Dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Dân chủ có nghĩa là nhân dân là nguồn gốc và chủ thể của quyền lực nhà nước phải được nhân dân bầu thông qua bầu cử tự do, bình đẳng, bỏ phiếu kín. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã cần phải đảm bảo được tính dân chủ xuyên suốt trong hoạt động bầu cử là một tất yếu khách quan.

Vai trò lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết cho pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được đảm bảo thực hiện. Thể hiện qua việc Đảng vạch ra đường lối chính trị đúng đắn, khả năng tạo sự liên kết, gắn bó với nhân dân. Giáo dục, thuyết phục cử tri địa phương nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bầu cử đại biểu dân cử cấp xã. Ngoài ra, vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thực hiện lãnh đạo thông qua sự gương mẫu và uy tín của các Đảng viên tại cơ sở. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nói chung, tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nói riêng phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

3.2.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

Cả nước có một hệ thống pháp luật chung, nhưng việc thực hiện nó thì lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: trình độ dân trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các vùng, miền đó. Thường thì các các vùng đồng bằng có điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, giao thông đi lại thuận tiện và mặt bằng dân trí cũng cao hơn so với các tỉnh miền núi. Các xã ở miền xuôi sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các tỉnh miền núi, các xã ở vùng thấp việc thực hiện pháp luật sẽ thuận lợi hơn so với các xã vùng cao trong cùng một huyện, một tỉnh. Vì thế việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử cơ quan đại diện tại chính quyền cơ sở được đảm bảo thực hiện hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tại địa phương đó. Do đó việc đặt vấn đề nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại các vùng, miền khác nhau mang tính đặc thù đều phải hướng tới mục tiêu hạn chế, khắc phục trên cơ sở điều kiện thực tế tại địa phương. Dẫu biết rằng pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự chung mà bất cứ ở nơi đâu? chủ thể nào cũng phải tuân thủ.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

3.3.1. Đổi mới nhận thức vị trí và vai trò của việc thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Qua thực tiễn thực thi pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Điện Biên cho thấy. Chúng ta cần có sự đổi mới về mặt nhận thức về vai trò thực thi pháp luật bầu cử đại biểu các cơ quan đại diện tại chính quyền cấp xã trong đời sống xã hội. Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường chỉ quan tâm đến việc đổi mới pháp luật bầu cử trên phương diện lý luận, không quan tâm đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử một

cách sâu sát. Vì thế, trong giai đoạn hiện này nhằm phát huy dân chủ, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Đòi hỏi các chủ thể thực thi pháp luật bầu cử cần có sự đổi mới về mặt nhận thức về vị trí, vai trò của việc thực thi pháp luật bầu cử. Phải coi việc thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là tiền đề cho hoạt động đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị. Và là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho dân chủ được phát huy trong giai đoạn hiện nay. Để thay đổi về mặt nhận thức về vị trí, vai trò thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cần có sự thay đổi đồng bộ, toàn diện của các chủ thể của quan hệ pháp luật bầu cử các đại biểu dân cử tại chính quyền cấp xã. Bảo đảm cho quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân.

- Đối với với tổ chức Đảng, các cấp Ủy Đảng tại địa phương cần phải xác định vai trò lãnh đạo của mình trong hoạt động bầu cử, tập trung triển khai các chỉ thị, nghị quyết và pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã một cách nghiêm túc, chặt chẽ và sâu sát. Vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động bầu cử của tổ chức Đảng phải được phát huy. Kỷ luật nghiêm khắc đối với tổ chức Đảng, các đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật bầu cử. Thành viên của cấp ủy Đảng phải là người tích cực, gương mẫu và là hạt nhân lãnh đạo hoạt động bầu cử tại cơ sở.

- Đối với chính quyền địa phương, phải coi việc đảm bảo thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là một trong những phương thức tăng cường pháp chế xã hội, đảm bảo cho mọi công dân được thực hiện quyền chính trị cơ bản của mình. Vì thế, các cơ quan chính quyền địa phương cần có những biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu dân cử cấp xã có hiệu quả.

- Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, cần phát huy vai trò lãnh đạo của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong quá trình thực

hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo hoạt động, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác bầu cử. Tạo sự đoàn kết của nhân dân trong hoạt động bầu cử. Thực hiện chức năng giám sát, bảo đảm cho tính dân chủ trong hoạt động bầu cử được thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với nhân dân địa phương, cần phải thay đổi về nhân thức về việc

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã (qua thực tiễn tại huyện điện biên, tỉnh điện biên) (Trang 72 - 97)