THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã (qua thực tiễn tại huyện điện biên, tỉnh điện biên) (Trang 37 - 72)

HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Biên Biên, tỉnh Điện Biên

Về điều kiện tự nhiên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm ở nằm phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên. Diện tích tự nhiên của huyện là 168,98 ha, dân số toàn huyện khoảng 108.389 người, được phân bổ trên 18 xã là đơn vị cơ sở trực thuộc (không có đơn vị cơ sở phường, thị trấn) [4], ngoài cơ cấu tổ chức hành chính thì thôn, bản là cộng đồng dân cư bền vững. Diện tích đất tự nhiên rộng, địa hình phức tạp bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện, nhiều đồi, núi dốc, nhiều bản trong các xã không có trục giao thông chính chủ yếu đi đường bộ ra trung tâm xã. Cũng

do sự chia cắt về địa hình, nên dân cư trong huyện phân bổ không đồng đều, tập trung đông hơn ở 9 xã vùng thấp và rất thưa thớt trên những xã vùng cao như: xã Na Ư, Mường Lói, Mường Nhà, Mường Pồn, Pa Thơm…..do địa hình của những xã này chủ yếu đồi, núi dốc cao, nên mật độ dân cư rất thưa thớt, trung bình nơi đây khoảng 8 - 10 người/ km2, họ thường sống dải rác trên các ngọn đồi hoặc các sườn dốc nên việc đi lại, sinh hoạt là khá khó khăn.

Cũng do giao thông không thuận tiện, đường đi vào một số xã chưa có trục giao thông chính nên việc mua sắm, vận chuyển cơ sở vận chất phục vụ cho chính quyền cấp xã vẫn còn thiếu thốn, sơ sài, chưa được bảo đảm để đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân trong xã. Hiện tại một số xã trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân còn là những ngôi nhà tạm - nhà gỗ, trát vách.

Về kinh tế- xã hội, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là một huyện miền núi, kinh tế - xã hội có điểm xuất phất thấp, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất tự cấp, tự túc bằng việc đốt nương khai hoang, làm rẫy trồng ngô và trồng lúa nương là phổ biến. Mặt bằng dân trí thấp nên việc áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế, đời sống người dân nơi đây đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn. Dân số có tỉ lệ đói nghèo cao, số hộ dân nghèo của các xã vùng cao chiếm khoảng 30% - 40% số dân trong xã, hiện tại vẫn còn những gia đình không có muối trắng, ăn cơm với nước lã vì họ không có tiền mặt, tính trung bình thu nhập theo đầu người khoảng 2,0 – 2,5 triệu đồng/người/năm. Kinh tế khó khăn, người dân địa phương bận “kiếm sống”

để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nên các vấn đề chính trị cũng ít làm họ quan tâm hơn, bởi việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày về kinh tế đã chi phối họ quá nhiều.

Về văn hóa xã hội, đặc trưng nổi bật nhất của huyện Điện Biên so với các huyện khác của tỉnh Điện Biên là sự đa dạng về các thành phần dân tộc,

với 08 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa gắn với những phong tục, tập quán và tiếng nói riêng taọ nên nền văn hóa tương đối đa dạng bao gồm: “dân tộc Kinh chiếm 27,86%, dân tộc Thái chiếm 57,7%, dân tộc H.Mông 8,51/%, còn lại là các thành phần dân tộc khác (Tày, Cống, Xạ Phang, Nùng”. [3] Mặc dù mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, nhưng tựu chung lại cũng họ có điểm tương đối đồng. Thứ nhất là tính cộng đồng của người dân tộc trong quan hệ dòng tộc và những thành viên khác sinh sống trong cùng bản là rất cao. Thứ hai, hệ ngôn ngữ phổ biến cho 07 thành phần dân tộc (trừ dân tộc Kinh) là hệ ngôn ngữ Tày – Thái và hệ ngôn ngữ

Mông – Khơ me”. [7] Điểm đáng lưu tâm nhất về trật tự chính trị nơi đây, một số xã của huyện Điện Biên có địa giới hành chính giáp đường biên giới của nước bạn Lào, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực giáp gianh chủ yếu là người dân sống du canh, du cư một cách tự phát, không chỉ người dân trong huyện di cư từ xã này sang xã khác, từ bản này sang bản khác trong cùng huyện, mà còn có các dân cư của tỉnh khác như: Cao bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và công dân của nước bạn Lào di cư sang một số bản trong huyện tương đối nhiều (chiếm khoảng 3% - 7% dân số của một số xã vùng cao) như xã Na Ư, xã Pa Thơm (bởi khi di cư họ thường di cư 5 - 10 hộ gia đình), những người dân này khi chuyển đến đây thường xác định cư trú lâu dài, nên họ làm nhà trên những dẻo núi cao, khai hoang diện tích đất rộng chủ yếu trồng ngô và trồng lúa nương, họ sống phân bổ đều trên các diện tích đất đã được khai hoang, chạy dài theo dọc biên giới Việt- Lào, nơi họ sinh sống thường rất ít dân “bản địa” qua lại, số dân di cư này hầu hết đều có cuộc sống khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, không có bất kể giấy tờ tùy thân gì để làm căn cứ xác định nhân thân của họ. Họ do thiếu hiểu biết nên họ cũng không có nhu cầu được quản lý, trừ khi gia đình họ bị dịch bệnh hoặc một số

yêu cầu khác liên quan đến chính sách họ mới có nhu cầu liên hệ với chính quyền cấp xã. Những người dân này do cuộc sống khó khăn, sống cô lập nên rất manh động dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo dụ dỗ đi ngược với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây mất ổn định chính trị tại đại phương.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Biên Biên, tỉnh Điện Biên

Hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2004 - 2009 diễn ra trong điều kiện Tỉnh Điện Biên vừa được chia tách thành hai tỉnh, tỉnh Điện biên và tỉnh Lai châu. Một số khu vực hành chính trong huyện được cắt sang tỉnh mới, theo đó số lượng dân cư trong xã có nhiều biến động và bộ máy chính quyền đang trong giai đoạn điều chỉnh, ổn định. Hơn nữa, trong thời gian này, toàn Đảng, toàn quân, dân địa phương trong tỉnh đang nỗ lực phấn đấu thi đua lập thành tích và chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng phải hoàn thành trong cùng một thời điểm. Nhưng nhìn chung hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Điện Biên diễn ra an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật, thực sự là ngày hội của toàn dân địa phương, đảm bảo cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình.

Thực tiễn thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được trình bày trong các tiểu mục dưới đây.

2.2.1. Các tổ chức phụ trách bầu cử, đơn vị bầu cử, số đại biểu

Việc thành lập Hội đồng bầu cử và các tổ bầu cử ở các xã được thực hiện đảm bảo đúng quy trình và theo quy định của pháp luật: 18 xã của huyện được thành lập thành 18 Hội đồng bầu cử, số cử tri của toàn huyện là 49.385

là 559 đại biểu. Các thành viên của Tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập theo đúng quy định của pháp luật.

Các tổ phụ trách bầu cử thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có những tồn tại nhất định như: theo quy định tại các điều 16,17,18 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 thì các thành viên của Tổ bầu cử phải luôn công tâm, khách quan, trung thực đối với các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhưng qua khảo sát cho thấy, một số thành viên của tổ bầu cử còn có biểu hiện vi phạm pháp luật bầu cử, nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ sự “tư lợi” của một số cá nhân là thành viên của tổ bầu cử, khi họ có người nhà nằm trong danh sách ứng cử viên. Cộng thêm nữa là sự ít hiểu biết về pháp luật bầu cử của người dân địa phương, nên một số thành viên của tổ bầu cử lạm dụng sự tín nhiệm của mình, định hướng cho cử tri bỏ phiếu theo ý chí của thành viên của Tổ bầu cử. Và cuối cùng, vì bệnh “thành tích” nên Tổ viên tổ bầu cử còn có hành vi cố ý làm ngơ trước những biểu hiện vi phạm pháp luật bầu cử của các cử tri như: bỏ phiếu thay, bỏ phiếu hộ. Cá biệt, có trường hợp cử tri không đến, thành viên của Tổ bầu cử còn trực tiếp có hành vi vi phạm như: “bỏ hộ” phiếu mà không cần hỏi ý kiến của “chủ nhân”.

2.2.2 Công tác lập danh sách cử tri

Tổng số cử tri của 18 xã huyện Điện Biên là 49.385 cử tri được lập danh sách. Nhìn chung các chủ thể có thẩm quyền trong việc lập danh sách cử tri đều có trách nhiệm đảm bảo quyền bầu cử cho mọi công dân cư trú trong địa bàn của xã theo quy định của pháp luật như:

- Công dân đủ tuổi theo quy định của pháp luật là người cư trú thường xuyên có quyền lợi gắn bó với địa phương thì được ghi tên vào danh sách cử tri trừ trường hợp thuộc khoản 1 điều 25 và điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003.

- Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên được ghi vào danh sách cử tri, cách tính tuổi căn cứ vào giấy khai sinh hoặc chứng minh thư nhân dân.

- Công dân đến làm ăn, sinh sống tại địa phương chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng có giấy chứng nhận của cơ quan di chuyển đến thì được ghi tên vào danh sách cử tri.

- Trường hợp tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi lao động, làm ăn hoặc vì lý do khác, nếu đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên thì được ghi vào danh sách cử tri địa phương nơi cư trú mới để thực hiện quyền bầu cử. [21]

Bên cạnh đó, việc lập danh sách cử tri cũng còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định:

Thứ nhất, trong thời gian lập danh sách cử tri một số xã vùng thấp như

xã Thanh Xương, Thanh Chăn, Sam Mứn, Thanh Nưa, Mường Phăng do những xã này gần trung tâm thành phố, nên một số công dân từ nơi khác đến các xã thuê nhà làm ăn, sinh sống mới chỉ “báo” tạm trú, chứ chưa đăng ký tạm trú, do không xác định được họ cư trú ở xã bao lâu? nên thường các xã vẫn lập danh sách cử tri đối với những công dân này vào danh sách riêng

“danh sách cử tri vãng lai” để bảo đảm quyền bầu cử cho họ. Nhưng nếu đối chiếu với các quy định của pháp luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì phải là những người có giấy chứng nhận của cơ quan di chuyển đến thì không kể thời hạn ngắn hay dài hoặc đã đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên họ vẫn có quyền có tên trong danh sách cử tri. Và tất nhiên, những công dân mới chuyển đến đây, chỉ báo tạm trú hoặc nếu đã đăng ký tạm trú nhưng không đủ 6 tháng thì họ không được quyền đứng tên vào danh sách cử tri của xã đó. Họ sẽ được lập vào danh sách cử tri nơi họ thường trú vì theo quy định tại điểm d Điều 14 Nghị định 19/NĐ-CP ngày 01-10-2004 hướng dẫn: Trường hợp tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi thăm người thân, đi du lịch hoặc vì lý do khác thì ghi tên vào danh sách cử tri nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thực hiện

quyền bầu cử.

Ngược lại, những công dân thường trú tại các xã vì nhiều lý do khác nhau như đi thăm người thân, đi du lịch hoặc đi xa nhà vì những lý do khác, đã báo tạm vắng, nhưng không xác định được ngày về thì thường các xã cũng không lập danh sách cử tri đối với những đối tượng này. Trên thực tế những đối tượng này chính quyền cấp xã cũng thường không thể xác định được họ đi bao lâu? về hay không về trong thời gian bầu cử?

Thứ hai, đối với các xã vùng cao do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt (xã

Na Ư diện tích đất 11.4287 ha, có 188 hộ gia đình; xã Pa Thơm diện tích 8.908,70 ha, có 187 hộ; Mường Lói 32.975,67 ha, có 543 hộ) [4] các xã này do diện tích rộng, lại có chung đường biên giới Việt Lào, nên có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số di canh, di cư ở các tỉnh khác như: dân tộc Sán Cháy, dân tộc Ngái di cư từ các tỉnh như Cao Bằng, Lạng sơn. Những người dân di cư thuộc dân tộc Pu Péo di cư từ tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, đến Điện Biên những người này thường khai hoang và sống trên những dẻo núi cao hoặc những sườn đồi nơi giáp gianh với đường biên giới Việt- Lào. Một số dân di cư xuống các xã vùng thấp như: xã Noong Luống, Thanh Nưa do địa bàn hẹp dễ quản lý hơn nên một số xã đã chủ động đưa nhưng công dân này vào danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của xã. Còn đối với các xã vùng cao do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, cán bộ chưa có phần lớn chưa có trình độ chuyên môn nên phần lớn họ không lập danh sách số dân di cư này. Mặc dù những người dân nơi đây họ làm nhà khá kiên cố trên mảnh đất khai hoang, bởi họ xác định làm ăn lâu dài (có những hộ đã sinh sống trên nhưng dẻo núi này từ 3–5 năm). Cuộc sống của những người dân ở đây chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc. Vì thế họ ít có nhu cầu quan hệ với chính quyền địa phương, thường những người dân di cư này họ không có bất cứ một thứ giấy tờ tùy thân nào, không có nhu cầu đăng ký tạm trú. Hơn

nữa do trình độ dân trí thấp nên bản thân họ chưa nhận thức được một số quyền cơ bản của công dân trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bầu cử. Về phía chính quyền địa phương, một phần do năng lực chuyên môn kém, một phần do các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể nên các chủ thể thực thi pháp luật còn gặp “lúng túng” trong việc lập danh sách cử tri tại địa bàn. Điều này được dẫn chứng như sau:

Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 tại Điều 23 có quy định:

Trong thời gian lập danh sách cử tri, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri;

Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú…

Luật Cư trú được Quốc hội hóa XI, kỳ họp thứ 10 số 81/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại Điều 12 quy định:

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú;

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú………;

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đăng ký thường trú;

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú;

2. Trường hợp không xác đinh được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã (qua thực tiễn tại huyện điện biên, tỉnh điện biên) (Trang 37 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w