Sơ lược về lịch sử Phật giáo

Một phần của tài liệu Hiểu biết về sức khỏe tâm thần của phật tử (Trang 35)

1.2.3 .Khái niệm hiểu biết về sức khỏe

1.3. Sơ lược về lịch sử Phật giáo

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Phật giáo ra đời ở Limbini, Ấn Độ (vùng đất thuộc Nepal). Bối cảnh xã hội Ấn Độ trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra là sự thống trị của văn hóa Vệ Đà. Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ được đánh dấu bởi các cuộc xâm lăng của các bộ tộc du mục Aryan có nguồn gốc từ Trung Âu và

Trung Á tràn xuống. Lúc này cùng với sự phát triển của các cuộc xâm lăng thì xã hội Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Vệ Đà là văn hóa thờ thần linh như: Indra, Rudra [7, tr15]...Sau thời kỳ này, khoảng 800 năm trước dương lịch, đạo Bà La Mơn hình thành trên cơ sở của Vệ Đà giáo. Như vậy, có thể thấy Bà La Môn đã chi phối mạnh mẽ cơ cấu xã hội Ấn Độ.

Trong bối cảnh đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật lịch sử, tên thật của Người là Siddhartha Gotama được sinh ra và lớn lên tại vùng đất Limbini lúc bấy giờ, Theo các nguồn sử liệu thì Ngài là con vua Tinh Phạn (Suddhodana) thuộc dịng thích ca và hồng hậu Mada (Maha Maya). Năm 29 tuổi Ngài kết hơn có con và sống trong nhung lụa. Nhưng Ngài ln có trăn trở sâu sắc về con người và cuộc sống xung quanh. Vì vậy, Ngài đã bước chân vào con đường tu hành tìm hướng giải thốt. Trải qua 49 ngày nhập định dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài đã đắc đạo kể từ đó Đạo phật ra đời. Trong suốt q trình tu hành Ngài cùng tăng đoàn đã đi giảng pháp ở nhiều nơi khiến Đạo Phật ngày một lớn mạnh hơn. Cứ như vậy, Đạo Phật đã lan truyền nhiều nước như: Trung Quốc, Mơng Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản...Trong đó có Việt Nam [7, tr 20].

1.3.1. Sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam

Trước đây, nhiều người cho rằng Phật giáo ở Việt Nam được truyền từ Trung Quốc sang. Theo Nguyễn Lang thì Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam muộn nhất là trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên theo Tây lịch. Một số nghiên cứu khác, đặc biệt là nghiên cứu của Lê Mạnh Thát thì Phật giáo từ Ấn Độ đã được truyền bá vào Việt Nam sớm hơn rất nhiều, từ cuối thời kỳ Hùng Vương [7, tr22].

Như vậy, có thể thấy kể từ đây Phật giáo đã được du nhập và phát triển. Đến thế kỷ thứ hai, Phật giáo đã hình thành tăng đồn. Từ thế kỷ X đến XIV Phật giáo phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh. Tuy có những giai đoạn Phật giáo đánh mất vai trò lãnh đạo của mình (nửa sau thế kỷ XIV) nhưng đến thế kỷ XIX, Phật giáo đã bắt đầu được phục hưng. Đặc biệt, bước ngoặt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đó là sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Sau đổi thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ đó, xã hội Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn của Giáo lý Phật giáo [7, tr28].

Tư tưởng và giáo lý Phật giáo tập trung vào những điểm sau:

Tam pháp ấn: là ba khn dấu của chính pháp, là một trong những giáo lý cơ bản và

chân lý hiển nhiên của vạn vật mà ta có thể quan sát và chứng nghiệm được. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều sẽ thay đổi liên tục; Vô ngã là cũng như vạn vật, con người khơng có cái gọi là của riêng ta. Nhưng vì vơ minh che lấp dẫn đến ta lầm tưởng là ta khác với mọi người. Niết bàn có nghĩa là chỉ sự diệt hết khổ đau về sinh tử luân hồi. Mục đích tối thượng của con người là hướng đến sự tu tập để giải thoát luân hồi sinh tử vốn làm cho ta đau khổ [7, tr 33].

Tứ diệu đế: Nhắc đến bốn sự thật bao gồm: Sự thật thứ nhất là Khổ (Khổ đế) theo lời

Phật dạy thì con người sinh ra là khổ, có tám loại khổ ( sinh, lão, bênh, tử, cầu mà không được, yêu thương phải chia xa, ốn ghét, bám víu) đều sẽ khiến con người khổ.

Sự thật thứ hai là Tập đế ( nguyên nhân của khổ) Phật dạy rằng con người khổ là do

ham muốn, thèm khát, lòng thù hận, sự mê lầm, ngu si. Sự thật thứ ba là Diệt đế (trạng thái hết khổ) Niết bàn là chấm dứt khổ, sự chấm dứt ham muốn cá nhân đưa tâm trí về trạng thái an lạc, thanh thản là hết khổ. Sự thật thứ tư là Đạo đế (cách thức hết khổ)

con đường giải thoát khỏi tham, sân, si đưa tâm trở về Niết Bàn ( hết khổ).

Bát chánh đạo: Con đường đưa tâm trí đạt tới Niết Bàn là con đường trung đạo có

nghĩa là thực tập tám phần như sau: Chánh kiến là sự thấy, hiểu biết đúng đắn, rõ ràng, chính xác; Chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn, chân chính và xét đốn sáng suốt, đúng với chân lý, không mê lầm. Chánh ngữ là ngơn ngữ đúng đắn, khơng nói dối, khơng

nói lời độc ác, khơng nói hai lời; Chánh nghiệp là hành vi chân chính, làm những việc có mục đích lành mạnh, vừa có lợi ích cho mình, vừa có lợi ích người. Chánh mạng là đời sống chân chính, trong sạch, có phương tiện mưu sinh, chân chính, lương thiện.

Chánh niệm là tập trung trong từng giây phút; Chánh định là tập trung tư tưởng đúng

đắn, định tâm chân chính, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn.

Tứ vô lượng tâm: có nghĩa là bốn đức tính tốt cần phát triển bao gồm: Từ là ái, là tình

yêu thương lớn; Bi là lịng xót thương, rung động trước sự đau khổ bất hạnh của người khác; Hỉ là mừng vui nhưng là mừng vui thanh cao, nhẹ nhàng, khơng có tham sân si;

Xả là bng bỏ để có được sự thư thái, an nhiên, vững vàng trước nghịch cảnh, dễ

dàng tha thứ cho người khác.

Thuyết luân hồi: Phật giáo cho rằng con người không chỉ sống trong kiếp này mà còn

lang thang trở lại nhiều kiếp gọi là luân hồi. Luân hồi chia làm sáu cõi: Cõi trời để chỉ những người sống thiện, làm việc lành, tu tập tích cực thì sau khi chết sẽ được sinh về

cõi này; Cõi A – tu – la là cõi dành cho những người lúc sống có cơng nhưng hay la

hét, quát mắng, chấp phạt người khác; Cõi người là cõi ta bà là nơi thuận lợi để tu hành nhưng con người cũng dễ chìm đắm trong dục vọng; Cõi súc sinh: cõi này dành cho những ai sống bạc ác, thấp hèn, ngụp lặn, dục vọng, tà dâm; Cõi ngạ quỷ: dành cho

những người lúc sống tham lam, ích kỷ, bủn xỉn; Cõi địa ngục là cõi dành cho những người tham dục, khinh bỉ, sân hận, giả dối.

Luật nhân quả: Khái niệm nhân – quả được nói đến từ trước khi Đạo Phật ra đời để chỉ

những hành động thiện lành sẽ cho kết quả tốt đẹp và ngược lại.

Thuyết duyên khởi: Mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống này đều do nhân duyên tạo

thành mà ra.

1.3.2. Khái niệm Phật tử

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chương X, điều 60: Tín đồ cư sĩ Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế [12].

Định nghĩa như trên được thể hiện như sau:

Thứ nhất, họ là những người nam và nữ có niềm tin và thực hành Phật pháp. Thứ hai, những người này đã quy y Tam Bảo.

Thứ ba, họ đã phát nguyện gìn giữ ngũ giới (Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu và các chất kích thích, khơng nói dối, vu cáo, thêm bớt) là năm điều đạo đức của Phật giáo dành cho Phật tử.

Tuy nhiên một số quan điểm cho rằng khái niệm như vậy quá hẹp sẽ hạn chế số lượng tín đồ Phật giáo. Trước tình hình đó, tại Hội nghị Tăng sự tồn quốc 2016, Hịa thượng Thích Thanh Nhiễu đã đề xuất mở rộng khái niệm Phật tử như sau [13]:

- Tu sĩ Phật giáo

- Những tín đồ đã quy y Tam bảo

- Những người tín tâm đối với Phật giáo

Tóm lại, tín đồ Phật giáo là người đã tự nguyện quy y Tam Bảo và phát nguyện giữ năm giới Phật dạy. Đây là tín đồ chính thức. Theo nghĩa rộng, bên cạnh tín đồ chính thức, chấp nhận cả tín đồ chưa chính thức là những người chưa quy y Tam bảo nhưng có sự yêu mến, niềm tin và áp dụng đạo Phật vào đời sống hàng ngày.

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu gồm tại: (1) miền Bắc với những đặc điểm về Phật giáo cổ truyền từ thời nhà Lý, Trần và đến hiện tại vẫn lưu giữ được những nét văn hóa này. (2) miền Nam với sự phát triển của cả hai môn phái thiền tông và mật tông. (3) miền Trung là nét giao thoa giữa Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian, đan xen giữa các phương pháp thực hành.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Biểu đồ 1: Đặc điểm nhân khẩu của Phật tử

0 20 40 60 80 100 120

Nữ, Tuổi thanh niên, miền Bắc, Tri thức, Đã kết hơn, Niệm Phật, Ở nhà, Một mình, Đã quy y Nam, Tuổi trưởng thành, Miền Nam, Lao động tự do, Chưa kết hôn, Tụng kinh, Ở Chùa, Người thân, Chưa quy y

Tuổi trung niên, Miền Trung, Đã li hơn, thiền định, nơi khác, Nhóm bạn - Đạo tràng

Tổng số là 242 mẫu. Trong đó, có 230 nữ chiếm 95% và 12 nam chiếm 5%. Độ tuổi trung bình của Phật tử là 34. Trong đó, có 19 mẫu ở độ tuổi thanh niên (từ 19 – 24 tuổi) chiếm 7,9%. Chiếm đa số là 177 mẫu ở độ tuổi trưởng thành ( từ 25 – 40 tuổi) chiếm 73,1%. Còn lại là ở độ tuổi trung niên có 46 người ( từ 41 – 61tuổi) chiếm 19%. Như vậy có thể thấy rằng trong nhóm tuổi Phật tử có nhóm vị thành niên.

Trong biểu đồ thể hiện yếu tố vùng miền là: Có 54,5% (132 mẫu) đến từ miền Bắc, 28,9 %(70 mẫu) đến từ miền Nam, (40 mẫu) chiếm 16,5% còn lại là miền Trung.

Yếu tố nghề nghiệp: Đa phần khách thể là tri thức chiếm 63,6 % (154 mẫu), còn lại là lao động tự do chiếm 36,4% ( 88 mẫu).

Về yếu tố hơn nhân: Trong tổng số 242 mẫu thì có 169 khách thể đã kết hôn chiếm 69,8 %, 54 khách thể chưa kết hôn chiếm 22,3%, 19% khách thể đã li hôn chiếm 7,9%.

Về tỷ lệ khách thể quy y: Trong tổng số 242 mẫu thì có 42,6% (103 mẫu) chọn đáp án là Đã quy y, số khách thể còn lại chọn Chưa quy y chiếm 57,4% ( 139 mẫu). Trong số khách thể trả lời: “Đã quy có” thì tập trung chủ yếu Quy y từ 1-5 năm chiếm 27,3 % và 7,4 % từ 5 - 10 năm, 7,9% là 10 năm trở lên.

Về phương pháp thực hành: Khách thể sử dụng phương pháp thực hành Niệm phật chiếm đến 87,2%, tức là họ đi theo pháp mơn Tịnh độ. Trong khi đó Tụng kinh và Thiền định lần lượt chiếm 12 và 0,8%.

Về nơi thực hành tôn giáo và đối tượng thực hành cùng: Phật tử tu tại gia chiếm đến 95,7 % và phương án tu tập một mình cũng chiếm 88%.

Biểu đồ 2: Mức độ ăn chay

Thông qua biểu đồ số 2 cho ta thấy rằng: Khi được hỏi về Mức độ ăn chay thì khách thể lựa chọn phương án là: “Thỉnh Thoảng” ăn chay chiếm đến 60,7%. Còn lại “Hiếm khi” chiếm 11,6% và “ Thường xuyên và Rất thường xuyên” cùng chiếm 12,8%, “Không bao giờ” là 2,1%.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích

Nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài, tìm hiểu các cơng cụ khảo sát, lựa chọn thang công cụ phù hợp để đo lường.

Nội dung

- Tìm hiểu tổng quan các cơng trình nghiên cứu về hiểu biết về SKTT nói chung và hiểu biết về SKTT của Phật tử nói riêng.

- Xác định cơ sở lý luận hay khung lý thuyết cho đề tài, bao gồm lý luận về hiểu biết về SKTT, các khái niệm liên quan.

Cách tiến hành

- Thu thập, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hiểu biết về SKTT của các đối tượng khác nhau.

Để tiến hành, chúng tơi tìm kiếm dữ liệu trên Google Scholar khơng có giới hạn về tác giả và bài đăng. Kết quả thu được có hơn 100 nghiên cứu liên quan đến hiểu biết về SKTT, qua quá trình chọn lọc những bài viết bằng tiếng Anh. Tiếp tục sàng lọc những bài trùng lặp và lựa chọn những bài có độ tin cậy cao để đưa vào cơ sở lý luận. Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm kiếm trên PsycINFO để mở rộng thêm các khái niệm và nghiên cứu liên quan.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích

Khảo sát niềm tin tơn giáo, ứng phó tơn giáo, hiểu biết về SKTT của Phật tử

Nội dung

- Niềm tin tôn giáo - Ứng phó tơn giáo

- Hiểu biết về SKTT dành cho Phật tử

Nội dung bảng hỏi

a/ Thang đo Niềm tin tôn giáo Mô tả thang đo

Để khảo sát về Niềm tin tôn giáo của Phật tử, chúng tôi sử dụng thang đo “ Niềm tin tơn giáo” của Huber thích nghi tại Việt Nam năm 2017 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng. Thang đo này gồm 15 câu hỏi nhỏ với các mức độ, tần suất khác nhau bao gồm:

Thang đo dựa trên Thang đo Trọng tâm tôn giáo (The Centrality of Religiosity Scale – CRS) và lý thuyết năm yếu tố của Huber và cộng sự (2012) cho rằng: Tính tơn giáo có năm yếu tố cấu thành đó là: (1) Trí tuệ tơn giáo là phản ánh hiểu biết về giáo lý

của cá nhân về tơn giáo, khả năng giải thích các vấn đề từ quan điểm cá nhân, (2) lý tưởng tôn giáo là biểu hiện của niềm tin của cá nhân vào sự tồn tại của vạn vật, tin vào sự chuyển hóa của vạn vật, (3) Thực hành cộng đồng là việc thực hiện các hành vi và nghi thức tơn giáo mang tính cộng đồng, (4) Thực hành cá nhân là việc cá nhân

chuyển hóa tơn giáo vào bản thân mình thơng qua các nghi lễ hoặc hoạt động trong không gian cá nhân, (5) Trải nghiệm tôn giáo là những cảm xúc có được sự tương tác với các thực thể siêu hình cũng như tồn thể vũ trụ. Năm yếu tố này có ảnh hưởng đến niềm tin và thực hành tôn giáo đối với sức khỏe não bộ và thể chất; ứng dụng phật giáo vào điều trị các rối loạn tâm lý; tác dụng của Phật giáo trong ứng phó với stress; nâng cao cảm xúc tích cực; ni dưỡng các phẩm chất tốt đẹp…

Thích nghi thang đo

Thang đo Niềm tin tơn giáo (Tính tơn giáo) dành cho Phật tử được thích nghi bởi Nguyễn Thị Minh Hằng (2017). Hệ số độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang tính tơn giáo trong điều tra thử là 0,940 và trong điều tra chính thức là 0,947.

Thang đo bao gồm 15 item, định dạng Likert với 5 mức độ, ví dụ từ “Không bao giờ” đến “ Rất thường xuyên” hay “ Không hề quan trọng” đến “Rất quan trọng”. Theo đó điểm trung bình càng cao thì biểu hiện nội dung càng mạnh.

b/ Thang đo Ứng phó tơn giáo Mô tả thang đo

Để khảo sát về khả năng ứng phó tơn giáo của Phật tử, chúng tơi dùng thang đo “ Ứng phó tơn giáo” của Pargament, Feuille, Burdzy thích nghi ở Việt Nam năm 2017 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng. Thang đo này gồm 15 câu hỏi nhỏ với 2 tiểu thang: Ứng phó tiêu cực và ứng phó tích cực với mục đích đo lường mức độ ứng phó tơn giáo của Phật tử trong các tình huống khó khăn như: Trong các tình huống khó khăn thì có cầu nguyện chư Phật, Bồ tát khơng?; Có nghi ngờ về sự trợ giúp của chư phật, bồ tát khơng?...

Thích nghi thang đo

Thang đo Ứng phó tơn giáo dành cho Phật tử được thích nghi bởi Nguyễn Thị Minh Hằng (2017). Hệ số Cronbach’s alpha của tiểu thang ứng phó tơn giáo tích cực là 0,79; ứng phó tơn giáo tiêu cực là 0,87.

Một phần của tài liệu Hiểu biết về sức khỏe tâm thần của phật tử (Trang 35)