TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hiểu biết về sức khỏe tâm thần của phật tử (Trang 40)

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu gồm tại: (1) miền Bắc với những đặc điểm về Phật giáo cổ truyền từ thời nhà Lý, Trần và đến hiện tại vẫn lưu giữ được những nét văn hóa này. (2) miền Nam với sự phát triển của cả hai môn phái thiền tông và mật tông. (3) miền Trung là nét giao thoa giữa Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian, đan xen giữa các phương pháp thực hành.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Biểu đồ 1: Đặc điểm nhân khẩu của Phật tử

0 20 40 60 80 100 120

Nữ, Tuổi thanh niên, miền Bắc, Tri thức, Đã kết hơn, Niệm Phật, Ở nhà, Một mình, Đã quy y Nam, Tuổi trưởng thành, Miền Nam, Lao động tự do, Chưa kết hôn, Tụng kinh, Ở Chùa, Người thân, Chưa quy y

Tuổi trung niên, Miền Trung, Đã li hơn, thiền định, nơi khác, Nhóm bạn - Đạo tràng

Tổng số là 242 mẫu. Trong đó, có 230 nữ chiếm 95% và 12 nam chiếm 5%. Độ tuổi trung bình của Phật tử là 34. Trong đó, có 19 mẫu ở độ tuổi thanh niên (từ 19 – 24 tuổi) chiếm 7,9%. Chiếm đa số là 177 mẫu ở độ tuổi trưởng thành ( từ 25 – 40 tuổi) chiếm 73,1%. Còn lại là ở độ tuổi trung niên có 46 người ( từ 41 – 61tuổi) chiếm 19%. Như vậy có thể thấy rằng trong nhóm tuổi Phật tử có nhóm vị thành niên.

Trong biểu đồ thể hiện yếu tố vùng miền là: Có 54,5% (132 mẫu) đến từ miền Bắc, 28,9 %(70 mẫu) đến từ miền Nam, (40 mẫu) chiếm 16,5% còn lại là miền Trung.

Yếu tố nghề nghiệp: Đa phần khách thể là tri thức chiếm 63,6 % (154 mẫu), còn lại là lao động tự do chiếm 36,4% ( 88 mẫu).

Về yếu tố hơn nhân: Trong tổng số 242 mẫu thì có 169 khách thể đã kết hơn chiếm 69,8 %, 54 khách thể chưa kết hôn chiếm 22,3%, 19% khách thể đã li hôn chiếm 7,9%.

Về tỷ lệ khách thể quy y: Trong tổng số 242 mẫu thì có 42,6% (103 mẫu) chọn đáp án là Đã quy y, số khách thể còn lại chọn Chưa quy y chiếm 57,4% ( 139 mẫu). Trong số khách thể trả lời: “Đã quy có” thì tập trung chủ yếu Quy y từ 1-5 năm chiếm 27,3 % và 7,4 % từ 5 - 10 năm, 7,9% là 10 năm trở lên.

Về phương pháp thực hành: Khách thể sử dụng phương pháp thực hành Niệm phật chiếm đến 87,2%, tức là họ đi theo pháp môn Tịnh độ. Trong khi đó Tụng kinh và Thiền định lần lượt chiếm 12 và 0,8%.

Về nơi thực hành tôn giáo và đối tượng thực hành cùng: Phật tử tu tại gia chiếm đến 95,7 % và phương án tu tập một mình cũng chiếm 88%.

Biểu đồ 2: Mức độ ăn chay

Thông qua biểu đồ số 2 cho ta thấy rằng: Khi được hỏi về Mức độ ăn chay thì khách thể lựa chọn phương án là: “Thỉnh Thoảng” ăn chay chiếm đến 60,7%. Còn lại “Hiếm khi” chiếm 11,6% và “ Thường xuyên và Rất thường xuyên” cùng chiếm 12,8%, “Không bao giờ” là 2,1%.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích

Nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài, tìm hiểu các cơng cụ khảo sát, lựa chọn thang công cụ phù hợp để đo lường.

Nội dung

- Tìm hiểu tổng quan các cơng trình nghiên cứu về hiểu biết về SKTT nói chung và hiểu biết về SKTT của Phật tử nói riêng.

- Xác định cơ sở lý luận hay khung lý thuyết cho đề tài, bao gồm lý luận về hiểu biết về SKTT, các khái niệm liên quan.

Cách tiến hành

- Thu thập, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hiểu biết về SKTT của các đối tượng khác nhau.

Để tiến hành, chúng tơi tìm kiếm dữ liệu trên Google Scholar khơng có giới hạn về tác giả và bài đăng. Kết quả thu được có hơn 100 nghiên cứu liên quan đến hiểu biết về SKTT, qua quá trình chọn lọc những bài viết bằng tiếng Anh. Tiếp tục sàng lọc những bài trùng lặp và lựa chọn những bài có độ tin cậy cao để đưa vào cơ sở lý luận. Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm kiếm trên PsycINFO để mở rộng thêm các khái niệm và nghiên cứu liên quan.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích

Khảo sát niềm tin tơn giáo, ứng phó tơn giáo, hiểu biết về SKTT của Phật tử

Nội dung

- Niềm tin tơn giáo - Ứng phó tơn giáo

- Hiểu biết về SKTT dành cho Phật tử

Nội dung bảng hỏi

a/ Thang đo Niềm tin tôn giáo Mô tả thang đo

Để khảo sát về Niềm tin tôn giáo của Phật tử, chúng tôi sử dụng thang đo “ Niềm tin tơn giáo” của Huber thích nghi tại Việt Nam năm 2017 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng. Thang đo này gồm 15 câu hỏi nhỏ với các mức độ, tần suất khác nhau bao gồm:

Thang đo dựa trên Thang đo Trọng tâm tôn giáo (The Centrality of Religiosity Scale – CRS) và lý thuyết năm yếu tố của Huber và cộng sự (2012) cho rằng: Tính tơn giáo có năm yếu tố cấu thành đó là: (1) Trí tuệ tơn giáo là phản ánh hiểu biết về giáo lý

của cá nhân về tơn giáo, khả năng giải thích các vấn đề từ quan điểm cá nhân, (2) lý tưởng tôn giáo là biểu hiện của niềm tin của cá nhân vào sự tồn tại của vạn vật, tin vào sự chuyển hóa của vạn vật, (3) Thực hành cộng đồng là việc thực hiện các hành vi và nghi thức tôn giáo mang tính cộng đồng, (4) Thực hành cá nhân là việc cá nhân

chuyển hóa tơn giáo vào bản thân mình thơng qua các nghi lễ hoặc hoạt động trong không gian cá nhân, (5) Trải nghiệm tôn giáo là những cảm xúc có được sự tương tác với các thực thể siêu hình cũng như tồn thể vũ trụ. Năm yếu tố này có ảnh hưởng đến niềm tin và thực hành tôn giáo đối với sức khỏe não bộ và thể chất; ứng dụng phật giáo vào điều trị các rối loạn tâm lý; tác dụng của Phật giáo trong ứng phó với stress; nâng cao cảm xúc tích cực; ni dưỡng các phẩm chất tốt đẹp…

Thích nghi thang đo

Thang đo Niềm tin tơn giáo (Tính tơn giáo) dành cho Phật tử được thích nghi bởi Nguyễn Thị Minh Hằng (2017). Hệ số độ tin cậy Cronbach’s alpha của thang tính tơn giáo trong điều tra thử là 0,940 và trong điều tra chính thức là 0,947.

Thang đo bao gồm 15 item, định dạng Likert với 5 mức độ, ví dụ từ “Khơng bao giờ” đến “ Rất thường xuyên” hay “ Không hề quan trọng” đến “Rất quan trọng”. Theo đó điểm trung bình càng cao thì biểu hiện nội dung càng mạnh.

b/ Thang đo Ứng phó tơn giáo Mô tả thang đo

Để khảo sát về khả năng ứng phó tơn giáo của Phật tử, chúng tơi dùng thang đo “ Ứng phó tơn giáo” của Pargament, Feuille, Burdzy thích nghi ở Việt Nam năm 2017 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng. Thang đo này gồm 15 câu hỏi nhỏ với 2 tiểu thang: Ứng phó tiêu cực và ứng phó tích cực với mục đích đo lường mức độ ứng phó tơn giáo của Phật tử trong các tình huống khó khăn như: Trong các tình huống khó khăn thì có cầu nguyện chư Phật, Bồ tát khơng?; Có nghi ngờ về sự trợ giúp của chư phật, bồ tát khơng?...

Thích nghi thang đo

Thang đo Ứng phó tơn giáo dành cho Phật tử được thích nghi bởi Nguyễn Thị Minh Hằng (2017). Hệ số Cronbach’s alpha của tiểu thang ứng phó tơn giáo tích cực là 0,79; ứng phó tơn giáo tiêu cực là 0,87.

tích cực và ứng phó tiêu cực. Các câu hỏi tập trung vào mức độ kết nối với chư Phật trong các tình huống khó khăn như: “Trong tình huống khó khăn, tơi mạnh mẽ hơn khi kết nối với chư Phật và Bồ Tát”, Ví dụ cho item về ứng phó tiêu cực: “ Trong tình huống khó khăn, tơi đã từng nghi ngờ Phật pháp”. Thang đánh giá được chia làm 4 mức độ từ: 1 – “Không bao giờ” đến 4 – “Rất thường xuyên”.

c/ Thang đo hiểu biết về SKTT Mô tả bảng hỏi

Để khảo sát về mức độ hiểu biết về SKTT của Phật tử, chúng tôi sử dụng thang đo Hiểu biết về SKTT (O’Connor & Casey, 2015). Thang đo được thiết kế để đánh giá mức độ hiểu biết về SKTT của một cá nhân trên các phương diện: Khả năng nhận diện rối loạn tâm thần, khả năng tìm kiếm thơng tin về SKTT, thái độ với người rối loạn tâm thần, mức độ sẵn sàng với người bệnh, niềm tin vào các hình thức trợ giúp. Thang đo được Lê Thị Thu Hương và Đặng Hồng Minh (2015) thích ứng ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tơi sử dụng bảng hỏi “niềm tin đối với bệnh tâm thần” (BMI) để khảo sát thái độ của Phật tử đối với người bệnh tâm thần. Thang đo này được thiết kế để đánh giá quan điểm tiêu cực về bệnh tâm thần bao gồm: (1) bị bệnh tâm thần là đáng xấu hổ, (2) bệnh tâm thần có thể gây hại, (3) bệnh tâm thần không thể chữa khỏi…Phiên bản gốc của thang đo được xây dựng năm 1993 trong các nghiên cứu của Enrique (1993), Fujii và cộng sự (1993) với 24 tiểu mục. Đến năm 1998, thang đo được thích nghi tại Trung Quốc để khảo sát trên nhóm khách thể là học sinh, sinh viên thì 3 tiểu mục được loại bỏ (22,23,24) cho phù hợp với nền văn hóa Á Đơng. Từ đó, thang đo “niềm tin đối với bệnh tâm thần” được rút gọn gồm 21 tiểu mục với likert 6 lựa chọn từ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hồn tồn đồng ý” [4, tr 75].

Thêm nữa, để tìm hiểu niềm tin vào nguyên nhân gây rối loạn tâm thần, chúng tôi sử dụng thang đo của Luk, Chung – Leung (1992). Để phù hợp với nền văn hóa Việt Nam, thang đo này có 26 tiểu mục được thích nghi tại Hong Kong năm 1992 dựa trên phiên bản gốc của Funham và Henlay năm 1988 [4, tr 75].

Nội dung thang đo gồm 4 phần:

- Phần thứ nhất: Khảo sát hiểu biết về SKTT dựa trên các khía cạnh:

+ Mức độ nhận diện một số rối loạn tâm thần cụ thể như ám sợ xã hội, rối loạn nhân cách, lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm (tiểu mục 1- 8). Có 5 lựa chọn

được đưa ra từ “hồn tồn khơng đúng” đến “hoàn toàn đúng” ứng với điểm 0,1,2,3,4. Điểm số càng cao thể hiện khả năng nhận diện càng chính xác.

+ Khả năng tìm kiếm thơng tin về các rối loạn tâm thần: có 4 tiểu mục (9 – 12) được xây dựng với 5 mức độ từ “ hồn tồn khơng đồng ý” đến “ hoàn toàn đồng ý”. Điểm số càng cao thể hiện khả năng tìm kiếm thơng tin về SKTT. + Thái độ đối với bệnh tâm thần: gồm 9 tiểu mục tiếp theo (từ 13 – 21) phần này cũng có 5 lựa chọn từ “ hồn tồn khơng đồng ý” đến “ hồn tồn đồng ý”, điểm số được quy đổi thành 0,1,2,3,4. Điểm càng cao thể hiện thái độ, niềm tin tiêu cực đối với bệnh tâm thần càng lớn.

+ Mức độ sẵn sàng đối với người bệnh tâm thần: 7 tiểu mục được thiết kế (từ 22 – 28) để đo lường sự sẵn sàng hay khoảng cách xã hội đối với người rối loạn tâm thần như sẵn sàng chuyển nhà đến cạnh nhà có người bị bệnh, sẵn sàng kết bạn, làm việc cùng nhóm, tuyển dụng hay bỏ phiếu bầu cho người có vấn đề về SKTT. Có 5 lựa chọn từ “ hồn tồn khơng sẵn sàng” đến “ hồn tồn sẵn sàng” ứng với điểm 0,1,2,3,4. Điểm càng cao thể hiện mức độ sẵn sàng với người bệnh tâm thần càng lớn.

- Phần thứ hai, tìm hiểu niềm tin vào các hình thức điều trị, 35 tiểu mục đại diện

cho những cách điều trị khác nhau như: tâm lý, y học, mối quan hệ, gia đình, bạn bè…Điểm số được tính 0,1,2,3,4 ứng với 5 lựa chọn “hồn tồn khơng tin tưởng” đến “hoàn toàn tin tưởng”. Điểm số tương quan thuận với mức độ tin tưởng của Phật tử.

- Phần thứ ba, đo lường thái độ kỳ thị đối với người bệnh tâm thần. Phần này có

21 tiểu mục tìm hiểu niềm tin, quan điểm tiêu cực đối với bệnh tâm thần như bệnh tâm thần là không thể chữa, người rối loạn tâm thần thiếu kỹ năng. Mỗi mục đánh giá theo thang Likert, từ “hồn tồn khơng đúng” đến “hoàn toàn đúng” ứng với 0,1,2,3,4,5 điểm. Điểm càng cao phản ánh niềm tin tiêu cực càng lớn.

- Phần thứ tư, tìm hiểu về quan điểm về nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần.

Phần này có 26 tiểu mục thể hiện các nhóm nguyên nhân từ di truyền, sinh học, môi trường…Mỗi câu thể hiện mức độ từ “vô cùng không quan trọng” đến “ vô cùng quan trọng” tương ứng với điểm số từ 0 đến 9, mốc 4 được xem là không

rõ ràng.

Quy trình thu thập số liệu

- Do điều kiện dịch covid ảnh hưởng vì vậy, chúng tơi khảo sát trực tuyến thông qua google form đối với Phật tử trong nhóm Làng ta. Đây là cộng đồng Phật tử đến từ ba miền trong cả nước cùng tham gia vào nhóm Làng ta. Hình thức tu tập hàng ngày của họ là tụng kinh, thiền định, niệm phật. Sau đó, họ chia sẻ về hoạt động, kinh nghiệm, kết quả tu tập của họ tới cộng đồng cùng trao đổi và học hỏi.

- Nguyên tắc khảo sát: Người tham gia trả lời phiếu khảo sát độc lập, không thảo luận hay trao đổi ý kiến. Yêu cầu tất cả các phiếu phải trả lời đầy đủ thông tin. Những phiếu bị bỏ sót thơng tin nhiều được tính là phiếu không hợp lệ (07 phiếu không hợp lệ) và sẽ loại bỏ trong q trình xử lý thơng tin.

2.2.3. Phương pháp thống kê tốn học

Mục đích: Xử lý kết quả thu được từ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nội dung và cách thực hiện:

Sau khi thu lại được phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành lọc phiếu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Với những phiếu thiết sót thơng tin hoặc khơng hợp lệ sẽ bị loại bỏ nhằm đảm bảo cho tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Số phiếu thu được là 250 phiếu, số phiếu hợp lệ là 242 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 8 phiếu. Các thống kê và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

Phân tích độ tin cậy của thang đo

Trong nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s alpha như sau:

Thang đo Cronbach’s alpha

Niềm tin tơn giáo 0,838

Ứng phó tơn giáo 0,78

Hiểu biết về SKTT 0,916

Phương pháp phân tích thống kê mơ tả

Trong phân tích thống kê mơ tả, chúng tơi sử dụng các chỉ số sau: - Lập bảng tần suất để xem xét sự phân bổ các giá trị.

- Điểm trung bình: để tính điểm đạt được của từng nhân tố cũng như của từng nhóm nhân tố như niềm tin tơn giáo, ứng phó tơn giáo, khả năng nhận diện các

rối loạn tâm thần, niềm tin vào nguyên nhân….

- Độ lệch chuẩn: để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số xung quanh giá trị trung bình.

- Tần suất, tỉ lệ % của các phương án trả lời.

Phân tích thống kê suy luận

Phân tích so sánh

- Sử dụng kiểm định t hai biến độc lập (independent – Samples T test) để so sánh giá trị trung bình hay mức độ niềm tin tơn giáo, ứng phó tơn giáo, hiểu biết về SKTT của giới tính, nghề nghiệp, quy y và chưa quy y.

- Phân tích yếu tố One – way anova nhằm so sánh giá trị trung bình trong thái độ, niềm tin, ứng phó của Phật tử dưới các góc độ: độ tuổi, vùng miền, tình trạng hơn nhân.

Phân tích tương quan nhị biến

Hệ số tương quan (Pearson) dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến số. Mối liên hệ này được thể hiện thông qua hệ số tương quan r. Hệ số r có giá trị từ -1 đến + 1 và có ý nghĩa khi chỉ số sig < 0,05.

2.3. Đạo đức nghiên cứu

Đạo đức nghiên cứu là yếu tố quan trọng cần được xét đến trong nghiên cứu mà mỗi người làm nghiên cứu cần phải tuân thủ. Khi tiến hành nghiên cứu cần xét đến các yếu tố như tôn trọng con người, công bằng, công tâm, minh bạch, làm việc vì khoa

Một phần của tài liệu Hiểu biết về sức khỏe tâm thần của phật tử (Trang 40)