IV. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 35 năm đổi mới
2.3. Thực tiễn Việt Nam về mặt văn hóa – xã hội qua 35 năm đổi mới
2.3.1. Những thành tựu nổi bật
Văn hóa là lĩnh vực đặc thù, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội. Việt Nam ta là quốc gia có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời. Tư tưởng nhân văn, dân chủ cao đẹp vì nhân dân, lấy dân làm gốc là tư tưởng xuyên suốt trong hành trình phát triển của dân tộc ta. Trong 35 năm đổi mới, Đảng ta luôn đề cao và chú trọng đổi mới tồn diện về mặt văn hóa xã hội, đã đạt được một số thành tựu sau.
Một là, công tác tuyên truyền pháp luật đã tiếp cận được tới nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững và phát huy.
Công tác nghiên cứu, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách pháp luật về văn hóa ngày càng đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền, tộc người thì việc đổi mới nội dung, phương thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về văn hóa thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của người dân, tạo thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn hóa đã được tổ chức, lồng ghép qua những phong trào, cuộc vận động lớn gắn chặt với đời sống văn hóa hằng ngày của người dân, như các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Tồn dân đồn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Cùng với đó là các chỉ thị, nghị định của Chính phủ, như Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 29-3-2017, “Về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình”; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 9-2-2018, “Về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29-9-2018, “Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội”; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17-9-2018, “Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thơn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa””… đã tạo phong trào thi đua sơi nổi trong các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, hạn chế và từng bước đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm để khơng ngừng xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, nhân văn, khoa học.
Hai là, hệ thống chính sách xã hội được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhà nước đã ban hành Bộ luật lao động và hàng loạt các chính sách về giải
quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nội lực sức lao động, phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải
28
cách tiền lương, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, v.v., góp phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới. Đặc biệt những năm gần đây (2016 - 2020), việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, hệ thống chính sách xã hội đã nhanh chóng được bổ sung, sửa đổi theo hướng bảo đảm các quyền cơ bản của con người phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và với các tiêu chuẩn tiến bộ về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận; ban hành và triển khai một số chính sách trong lĩnh vực lao động, ưu đãi người có cơng, an sinh xã hội, chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số; hệ thống văn bản pháp luật, chính sách đảm bảo ngun tắc bình đẳng giới; các chính sách về tiền lương,..
2.3.2. Những hạn chế còn tồn đọng
Một là, việc phát huy dân chủ ngồi xã hội cịn nhiều hạn chế, một bộ phận nhân dân còn bức xúc, khiếu kiện phức tạp.
Số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan chức năng, như Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ còn rất cao, nhưng tỷ lệ đơn, thư được giải quyết chưa được như mong muốn. Theo số liệu của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tỷ lệ chính quyền khơng đối thoại với cơng dân và khơng dự các phiên tòa đều tăng qua từng năm. Từ năm 2015 đến 2017, kể từ khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, cả nước có 11.180 quyết định hành chính và hành vi hành chính bị tịa án hủy toàn bộ hoặc một phần. Các nghị định và pháp lệnh về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại một số nơi chưa được tổ chức thực hiện tốt. Những hạn chế, bất cập trên đây có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Về khách quan: Đổi mới là sự nghiệp to lớn, toàn diện, lâu dài và khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Tình hình thế giới, khu vực và sự chống phá của các thế lực thù địch tác động khá lớn vào quá trình phát huy dân chủ. Về chủ quan: Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về thực hiện dân chủ trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chậm được lý giải và thể chế hóa đầy đủ về mặt nhà nước.
Hai là, cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” chưa phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân.
Việc nghiên cứu, dự báo sự biến động về số lượng, chất lượng, về tư tưởng các giai tầng xã hội để có các chủ trương, đường lối lãnh đạo phát huy dân chủ sát, đúng, hiệu quả hơn chưa chủ động. Nhận thức, phương pháp và cách thức chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát huy quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, quyền dân sự còn những
mặt hạn chế. Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
29
xuyên, đúng mức nên còn một bộ phận vi phạm Quy chế Dân chủ ở cơ sở, không tôn
trọng quyền làm chủ của nhân dân.
2.3.3. Một số giải pháp cụ thể
Một là, phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy; chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị của cả hệ thống chính trị về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc phát huy dân chủ, chính là vai trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong cả hệ thống chính trị. Ở đâu người đứng đầu có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về quyền làm chủ của nhân dân, về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở và luôn luôn nêu gương về đạo đức, lối sống, về thượng tơn pháp luật thì ở đó dân chủ được thực hiện tốt. Từng đồng chí bí thư cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị phải thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, công khai, minh bạch trong điều hành của chính quyền, đề cao vai trị, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Trong thực tiễn việc lựa chọn và bố trí người đứng đầu có đức, có tài, biết vận dụng một cách sáng tạo những thành tựu của khoa học - công nghệ vào lãnh đạo, quản lý, biết tạo ra môi trường dân chủ để phát huy trí tuệ, sáng tạo, đóng góp của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức là hết sức quan trọng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Theo quy định của Đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành phải định kỳ trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với cơng dân; có như vậy mới nắm được và đủ thẩm quyền chỉ đạo giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng của nhân dân; đồng thời, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để phát sinh các “điểm nóng”, vụ, việc phức tạp kéo dài.
Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân chủ, tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các tầng lớp nhân dân.
Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ biến, truyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhân dân rất quan tâm đến việc công khai các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến nhân dân, như các chính sách an sinh xã hội (việc làm, lao động, tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm...). Chính quyền các cấp phải cơng khai rộng rãi cho nhân dân biết các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất đai... Công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê
30
duyệt. Các cấp ủy đảng, chính quyền phát huy vai trị của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng để phát động nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, tiêu cực. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực của những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền mà khơng sử dụng vũ khí cơng luận, khơng phát huy được vai trị làm chủ của quần chúng thì khó có kết quả, hiệu quả. Từ đó, đấu tranh thực hiện dân chủ, kịp thời phê phán những biểu hiện cực đoan, lợi dụng dân chủ để xun tạc, kích động, lơi kéo quần chúng phục vụ cho “lợi ích nhóm”, lợi ích cá nhân vị kỷ...; đồng thời, phải khắc phục, chấm dứt những việc làm mang tính dân chủ hình thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.