Tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 45)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu

3.1.1. Tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu tiếp cận đề tài theo hƣớng đặt những tác động của CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các quốc gia thành viên trong một hệ thống tổng thể nền kinh tế bao gồm những tác động của những nhân tố bên trong nhƣ nội lực của đất nƣớc, các chính sách chủ trƣơng của Chính phủ và các nhân tố tác động bên ngoài nhƣ đối thủ cạnh tranh, vấn đề hội nhập của các quốc gia.

3.1.2. Tiếp cận với phương pháp duy vật biện chứng

Với phƣơng pháp tiếp cận này đề tài nghiên cứu gắn với sự phát triển của hiệp định CPTPP và sự vận động của thƣơng mại Việt Nam, hình thành một hệ thống toàn diện về những tác động của CPTPP và nhập khẩu mặt hàng thịt, luôn đặt trong tổng thể sự phát triển hội nhập của cả nền kinh tế đất nƣớc.

3.1.3. Khung khổ phân tích của nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá, phân tích tác động của CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam đƣợc thực hiện dựa trên các nội dung nhƣ sau:

- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tác động của hiệp định thƣơng mại tự do đến hoạt động nhập khẩu thịt.

- Phân tích, đánh giá tình hình nhập khẩu thịt của Việt Nam từ các nƣớc trong CPTPP trƣớc khi CPTPP có hiệu lực

- Phân tích, đánh giá tác động của CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các quốc gia trong CPTPP, các tác động ngắn hạn và dài hạn.

- Đánh giá cơ hội và thách thức của nhập khẩu mặt hàng thịt từ các quốc gia thành viên sau khi CPTPP có hiệu lực và đƣa ra hàm ý cho doanh nghiệp, Chính phủ giải quyết những tồn đọng trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt cũng nhƣ tận dụng những lợi ích mà CPTPP mang lại.

3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu từ các nguồn cơ sở dữ liệu có uy tín nhƣ WITS của Ngân hàng thế

giới, Trademap, Tổng cục thống kê Việt Nam, Trung tâm WTO và Hội nhập Việt Nam…Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu thứ cấp đƣợc công bố bởi Bộ cơng thƣơng Việt Nam, Phịng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ ngoại giao và thƣơng mại Úc, Bộ ngoại giao và thƣơng mại Niu Di lân làm cơ sở chứng minh cho các lập luận trong bài nghiên cứu.

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

Tác giả sử dụng cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng trong bài nghiên cứu của mình để phân tích đề tài.

3.3.1. Các phương pháp định tính

3.3.1.1. Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu kế thừa các cơng trình nghiên liên quan đến tác động của các FTA đến thƣơng mại quốc tế của Việt Nam, cụ thể là các nghiên cứu liên quan đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam nhƣ phần tổng quan tài liệu.

Trong bài nghiên cứu này, phƣơng pháp kế thừa đƣợc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc thứ nhất, tìm kiếm các nội dung liên quan đến tác động của CPTPP và nhập khẩu thịt của Việt Nam để từ đó xác định và chọn lọc những nội dung cần kế thừa. Bƣớc thứ hai, xác định phạm vi và mức độ hợp lý và có chọn lọc để kế thừa. Bƣớc cuối cùng là tổng hợp lại các nội dung và số liệu phân tích về CPTPP và tác động của CPTPP tới nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam.

3.3.1.2. Phân tích tổng hợp

Nghiên cứu phân tích các nguồn tài liệu bao gồm sách báo, luận văn từ trƣớc, phân tích những nội dung từ các nguồn.

Phƣơng pháp tổng hợp trong bài nghiên cứu sử dụng để tổng hợp các nội dung trong bài bao gồm nội dung từng chƣơng, tổng hợp các số liệu.

Dựa trên phƣơng pháp phân tích và tổng hợp nghiên đã làm rõ lý luận và thực tiễn về CPTPP, ngành công nghiệp thịt cũng nhƣ tác động của hiệp định này đến nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các nƣớc thành viên.

3.3.1.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và các quốc gia thành viên khác

trong CPTPP nhằm đánh giá tác động sau khi Hiệp định đƣợc thực thi. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích sự thay đổi trong nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam từ các nƣớc thành viên trƣớc và sau khi CPTPP đƣợc ký kết. So sánh các cam kết về thuế quan lên các mặt hàng thịt của Việt Nam trong CPTPP và một số Hiệp định khác nhƣ AANZ, AIFTA, VJEPA. Dùng chỉ số so sánh hiện hữu (RCA) để xác định lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong CPTPP về xuất khẩu mặt hàng thịt. Lý thuyết về lợi thế so sánh hiện hữu đƣợc trình bày nhƣ sau:

RCA là sử dụng để xác định mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. RCA trong ngành k, ở nƣớc i, trong năm t đƣợc tính nhƣ sau:

RCA = (Xik/Xwk) / (Xi/Xw) Trong đó:

Xik là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nƣớc i Xwk: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của thế giới Xi: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc i

Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Nếu 1 ≤ RCA ≤ 2,5: Tỉ trọng xuất khẩu của nƣớc i về mặt hàng k lớn hơn tỉ trọng sản phẩm đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới, do đó nƣớc i có lợi thế so sánh về mặt hàng j trên thế giới.

Nếu RCA > 2,5: Nƣớc i có lợi thế so sánh về mặt hàng k rất cao trên thế giới. Nếu RCA < 1: Nƣớc i khơng có lợi thế so sánh về mặt hàng k trên thế giới. Trong nghiên cứu RCA đƣợc sử dụng trong phạm vi các quốc gia thành viên CPTPP để xác định lợi thế so sánh về xuất khẩu mặt thịt của các nƣớc thành viên đó vào thị trƣờng các quốc gia khác trong CPTPP.

3.3.2. Phương pháp định lượng - Công cụ giả định SMART

3.3.2.1. Giới thiệu công cụ giả định SMART

Dựa trên lý thuyết về cân bằng cục bộ (PE), cơng cụ SMART sẽ tính tốn những thay đổi trong thƣơng mại theo biểu thuế của FTA và kim ngạch thƣơng mại của một ngành trong một năm. Vì vậy, SMART sẽ đƣợc coi là một phƣơng pháp

xác lập giả định để trả lời câu hỏi việc cắt giảm thuế quan đƣợc áp dụng nhƣ hiện tại sẽ làm dòng thƣơng mại thay đổi nhƣ thế nào?

SMART đƣợc sử dụng trên một số giả định dƣới đây về đƣờng cung xuất khẩu và đƣờng cầu nhập khẩu.

1. Chỉ có một nhà nhập khẩu duy nhất trong mơ hình. Một số nhà xuất khẩu cần cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trƣờng nƣớc nhập khẩu. Do đó, đƣờng cung xuất khẩu hoàn toàn co giãn và hệ số co giãn của cung đối với hàng xuất khẩu là dƣơng vô cùng. Đƣờng cung sẽ nằm ngang.

2. Giả định Armington: ngƣời tiêu dùng có sở thích khác nhau đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc xuất khẩu khác nhau. Do lợi ích khác nhau về sản phẩm, việc nhập khẩu không thể tập trung vào một quốc gia xuất khẩu nếu quốc gia xuất khẩu đó có thuế quan ƣu đãi đặc biệt.

3. Cầu của ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc chia thành hai bƣớc: Bƣớc một, ngƣời tiêu dùng quyết định tổng cầu đối với mặt hàng dựa trên chỉ số giá tiêu dùng. Bƣớc hai, ngƣời mua quyết định nhu cầu của các loại hàng hóa khác dựa trên tổng cầu.

Cơng cụ SMART tính tốn trên 3 độ co giãn nhƣ: độ co giãn của cầu, độ co giãn của cung và độ co giãn của Armington. Độ chính xác của mơ hình phụ thuộc vào việc chọn độ co giãn cho mơ hình. Độ co giãn nhập khẩu trong SMART đƣợc lấy trực tiếp từ dữ liệu của WITS. Đối với cung xuất khẩu, các quốc gia khác nhau cạnh tranh để cung cấp sản phẩm cho một thị trƣờng nhập khẩu nhất định. Cung xuất khẩu từ một quốc gia của một loại hàng hóa có mối quan hệ với giá của hàng hóa đó đƣợc bán trên thị trƣờng nhập khẩu. Khả năng đáp ứng của cung với giá đƣợc xác định bởi độ co giãn cung xuất khẩu. Mơ hình SMART giả định cung xuất khẩu là co giãn hoàn toàn với giá trị bằng 99 và đƣợc cho là phù hợp vì Việt Nam chỉ là một thị trƣờng tiêu thụ thịt rất nhỏ so với khả năng cung cấp mặt hàng này của thế giới. Độ co giãn của Armington, hay độ co giãn của sự thay thế đƣợc lựa chọn cho mặt hàng thịt sẽ dựa vào nghiên cứu của Hertel và cộng sự (2007) với hệ số 7.7 đối với nhóm HS 02.01 và 02.02 (mặt hàng thịt thuộc họ trâu bò) và 8.8 với các loại thịt khác. Nghiên cứu về độ co giãn Armington của Hertel và cộng sự đã

giải quyết đƣợc vấn đề không quan sát đƣợc sự đa dạng về giá của của các mặt hàng có nguồn gốc khơng giống nhau nhƣ các nghiên cứu trƣớc. Vì vậy, độ co giãn Armington đƣợc ƣớc lƣợng thƣờng có giá trị cao hơn so với ƣớc lƣợng của GTAP.

Ƣu điểm của SMART là số liệu đầu vào cũng nhƣ là thời gian thực hiện yêu cầu đơn giản hơn mơ hình cân bằng tổng thể hay mơ hình trọng lực, SMART tập trung vào một hàng hóa và thị trƣờng cụ thể, vì vậy hồn tồn phù hợp với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên mô hình chỉ phân tích chính sách thƣơng mại thay đổi về thuế quan tại một nƣớc và trong một thời gian nhất định.

3.3.2.2. Sử dụng mô hình SMART để lượng hóa tác động của CPTPP đến nhập khẩu thịt

Mơ hình SMART đƣợc sử dụng để định lƣợng tác động của CPTPP, với chính sách cốt lõi là cam kết cắt giảm thuế quan trong hiệp định này đến tình hình thƣơng mại quốc tế giữa Việt Nam và thành viên CPTPP.

Mơ hình SMART đƣợc sử dụng có đóng góp lớn trong việc phân tích tác động của CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt từ các nƣớc thành viên. Trƣớc hết, trên quy mô tồn cầu, việc đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan đƣợc coi là yếu tố ƣu tiên đầu tiên và thiết yếu trƣớc khi đánh giá hàng rào phi thuế quan bởi sự minh bạch hóa và tính chất định lƣợng dễ dàng hơn, trái ngƣợc với sự bất ổn định và chính sách sau biên giới của hàng rào phi thuế quan. Bên cạnh đó, tác động của thuế quan có ảnh hƣởng nhanh và mạnh mẽ hơn so với tác động của hàng rào phi thuế quan. Xét trong mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác, việc kiểm soát hàng rào phi thuế quan của Việt Nam không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế, vì thế hàng rào thuế quan vẫn là nền tảng vững chắc trong các cuộc giao dịch thƣơng mại. Hơn nữa, việc tìm hiểu ảnh hƣởng của thuế quan cũng là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ và các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc phù hợp phát triển bền vững.

3.3.2.3. Thời gian, phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu về mức thuế quan đang đƣợc áp dụng, kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng đƣợc lấy từ năm cơ sở là năm 2019 và phân

tích, dự đốn theo các kịch bản cắt giảm thuế quan từ năm 2020 tới hết năm 2028. - Phạm vi nghiên cứu: SMART đƣợc Ngân hàng Thế giới thiết kế để lƣu trữ dữ liệu về kim ngạch thƣơng mại song phƣơng cũng nhƣ biểu thuế phân loại (từ mã HS 4 chữ số đến 6 chữ số) giữa nhiều quốc gia. Do đó, để đánh giá tác động của CPTPP đối với nhập khẩu thịt của Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc thành viên cho nhóm hàng thịt có mã HS 02.01 đến mã HS 02.10 và mặt hàng thịt chế phẩm khác thuộc nhóm HS 16.01 và 16.02 theo bảng mô tả dƣới đây.

Bảng 3.1: Hệ thống hài hịa mơ tả (HS) về thịt và sản phẩm thịt ăn được

HS 2 số HS 4 số HS 6 số Chƣơng 02: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn đƣợc sau giết mổ 0201 - Thịt của động vật họ trâu bò, tƣơi hoặc ƣớp lạnh 020110, 020120, 020130 0202 - Thịt của động vật họ trâu bị, đơng lạnh 020210, 020220, 020230 0203 - Thịt lợn, tƣơi, ƣớp lạnh hoặc đông lạnh 020311, 020312, 020319, 020321, 020322, 020329

0204 - Thịt cừu hoặc dê, tƣơi, ƣớp lạnh hoặc đông lạnh

020410, 020421, 020422, 020423, 020430, 020441, 020442, 020443, 020450

0205 - Thịt của ngựa, la, lừa, tƣơi,

ƣớp lạnh hoặc đông lạnh 020500 0206 - Phụ phẩm ăn đƣợc sau giết

mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tƣơi, ƣớp lạnh hoặc đông lạnh

020610, 020621, 020622, 020629, 020630, 020641, 020649, 020680, 020690

0207 - Thịt và phụ phẩm ăn đƣợc sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tƣơi, ƣớp lạnh hoặc đơng lạnh

020710, 020711, 020712, 020713, 020714, 020721, 020722, 020723, 020724, 020725, 020726, 020731, 020732, 020733, 020734, 020735, 020736, 020739, 020741, 020742, 020743, 020745, 020750, 020751, 020752, 020753, 020754, 020755, 020760 0208 - Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn đƣợc sau giết mổ của động vật khác, tƣơi, ƣớp lạnh hoặc đông lạnh

020810, 020820, 020830, 020840, 020850, 020860, 020890

HS 2 số HS 4 số HS 6 số

mỡ gia cầm, chƣa nấu chảy hoặc chiết xuất cách khác, tƣơi, ƣớp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nƣớc muối, làm khơ hoặc hun khói

0210 - Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn đƣợc sau giết mổ, muối, ngâm nƣớc muối, làm khơ hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn đƣợc làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ 021011, 021012, 021019, 021020, 021019, 021090, 021091, 021093, 021092, 021099 Chƣơng 16: Các chế phẩm từ thịt 1601 - Xúc xích và các sản phẩm tƣơng tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó

16010010, 16010090

1602 - Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác

16021010, 16021090, 16022000, 16023110, 16023191, 16023199, 16023210, 16023290, 16023900, 16024110, 16024190, 16024210, 16024290, 16024911, 16024919, 16024991, 16024999, 16025000, 16029010, 16029090

Nguồn: Bộ Công Thương – Trung tâm WTO và Hội nhập

Dữ liệu trong SMART-WITS là dữ liệu thứ cấp, đƣợc trích xuất từ các nguồn liên kết nhƣ: Biểu thuế MFN đƣợc thu thập từ UNCTAD, dữ liệu thƣơng mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN’s COMTRADE), Trademap.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày đƣợc cách tiếp cận của đề tài nghiên cứu từ tiếp cận hệ thống đến cách tiếp cận với phƣơng pháp duy vận biện chứng từ đó xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu cho bài viết của mình bao gồm cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, xây dựng khung phân tích tác động của CPTPP tới nhập khẩu mặt hàng thịt của Việt Nam.

CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP TỚI NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỊT CỦA VIỆT NAM

4.1. Thực trạng ngành chăn nuôi của Việt Nam

Chăn nuôi hiện là phân ngành phát triển nhanh chóng nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Chăn ni tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến lớn trong cả thập kỷ vừa qua với sự gia tăng của số lƣợng vật nuôi trong khi số hộ chăn ni nhỏ lẻ thì có xu hƣớng giảm và đang dần thay thế bởi hình thức chăn ni theo mơ hình trang trại lớn có áp dụng cơng nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 4.1. Số lượng gia súc, gia cầm của Việt Nam từ năm 2010-2021

Đvt: Nghìn con

Năm Trâu Lợn Gia cầm

(Triệu con) 2010 2.877,0 5.808,3 27.373,3 300,5 2011 2.712,0 5.436,6 27.056,0 322,6 2012 2.627,8 5.194,2 26.494,0 308,5 2013 2.559,5 5.156,7 26.264,4 317,7 2014 2.521,4 5.234,3 26.761,4 327,7 2015 2.524,0 5.367,2 27.750,7 341,9 2016 2.519,4 5.496,6 29.075,3 361,7 2017 2.491,7 5.654,9 27.406,7 385,5 2018 2.425,1 5.802,9 28.151,9 409,0 2019 2.387,9 6.060,0 19.615,5 481,1 2020 2.332,8 6.230,5 22.027,9 512,7

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định CPTPP đến nhập khẩu mặt hàng thịt của việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)