Chủ động để thắng kiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta (Trang 36 - 37)

Nếu được chuẩn bị kỹ VN vẫn có thể là người thắng kiện. Vụ kiện túi bán phá giá túi PE là một ví dụ. Thông qua các số liệu giải trình, Bộ Thương mại Mỹ đã phải bác bỏ 31 trên 34 lý do chống bán phá giá của DN Mỹ đưa ra đối với DN VN. Dự kiến ngày 18/3/2010, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về sản phẩm túi PE của VN. Theo bà Chi Mai – Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, sản phẩm túi PE của VN có thể bị áp

dụng mức thuế trung bình khoảng 2,7%. (đây mà mức thuế khá thấp – nhận xét của một chuyên gia pháp luật Mỹ).

Cũng theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), việc tham vấn giữa VN và Hoa Kỳ về vụ kiện chống bán phái giá tôm sẽ được diễn ra vào ngày 23/3/2010. Đây là vụ kiện mà VN là nguyên đơn kiện Hoa Kỳ theo phương pháp quy về 0 (zeroing) sử dụng trong tính toán biên độ phá giá. Có nghĩa là nhiều mặt hàng VN XK vào Mỹ giá cao cũng cần được tính biên độ phá giá là âm, chứ không thể giá cao đều coi là không bán phá giá. Những mặt hàng có biên độ phá giá cao là (âm) sẽ bù lại những mặt hàng có giá thấp, biên độ phá giá (dương). Như vậy, nhiều mặt hàng của VN có giá thấp cũng không thể bị coi là bán phá giá.

Nhiều quốc gia khác như các nước EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.... cũng đã từng khởi kiện đối với Hoa Kỳ xoay quanh việc áp dụng phương pháp qui về 0, theo quy định biên độ phá giá của WTO. Không ít quốc gia đã thắng kiện. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ chỉ áp dụng phương pháp quy về 0 này đối với quốc gia nào khởi kiện mình. VN hoàn toàn có thể thắng kiện nếu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện pháp lý cần thiết. Đồng thời, đây cũng là việc các bên đều phải làm tốt vai trò của mình từ DN, hiệp hội DN và cả Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w