Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp

Một phần của tài liệu Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) (Trang 39 - 60)

2.1. Quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp

2.1.1. Quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp

pháp nhân thương mại phạm tội cụ thể

Quy định về trách nhiệm hình sự của PNTM phạm tội nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với PNTM phạm tội nói riêng lần đầu tiên được nhà lập pháp ghi nhận trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đây là bước phát triển mới nhằm đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.

Trước hết, khi quyết định hình phạt đối với PNTM phạm tội cần tuân thủ các căn cứ chung về quyết định hình phạt đó là: Tịa án cũng căn cứ vào quy định của LHS 2015, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại gây ra, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, PNTM là chủ thể đặc thù của TNHS nên có điểm khác biệt rõ rệt so với cá nhân đó là việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại”. Như vậy các tình tiết giảm nhẹ TNHS là yếu tố có tính ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt của PNTM phạm tội.

Điều 84 ộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định:

Điều 84. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

2. Khi quyết định hình phạt, Tịa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được ộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì khơng được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, khi quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì nhà làm luật cũng đã xây dựng dựa trên sự kế thừa của các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với cá nhân, bổ sung các tình tiết riêng sao cho phù hợp đối với PNTM phạm tội. Tuy nhiên từ lúc ban hành LHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đến nay thì các tình tiết này chưa được Hội đồng th m phán TAND Tối cao hướng dẫn cụ thể nên khi có vụ việc xảy ra trên thực tế có thể sẽ tiềm n những nguy cơ khó khăn, mâu thuẫn trong việc áp dụng do chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Nhìn chung, vấn đề thái độ, hành động của PNTM phạm tội sau khi thực hiện tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định TNHS của PNTM. Tác giả xin phân tích, làm rõ từng tình tiết cụ thể trong phạm vi một chừng mực nhất định:

2.1.1.1. Tình tiết “Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”

Đây là tình tiết được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 84 ộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Quy định về việc PNTM phạm tội Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”, từ hoặc” để phân định thành hai tình tiết giảm nhẹ riêng lẻ. Cụ thể, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm này được áp dụng nếu PNTM phạm tội có một trong các hành vi ngăn chặn hoặc

làm giảm bớt tác hại của tội phạm, đây là 02 tình tiết giảm nhẹ khác nhau nhưng được quy định cùng tại điểm a khoản 1 Điều 84 BLHS 2015.

Tội phạm bao giờ cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nếu người phạm tội lại ngăn chặn, làm giảm bớt sự thiệt hại đó tức là họ đã làm cho mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội giảm xuống [21, tr. 229].

Về mặt ngôn ngữ, theo từ điển tiếng Việt [17]: Ngăn chặn có nghĩa là

Chặn lại ngay từ đầu, không để cho gây tác hại; Giảm có nghĩa là Làm cho hoặc trở nên ít đi về số lượng, mức độ, trái với tăng; Tác hại có nghĩa là Gây ra điều hại đáng kể, điều hại đáng kể gây ra; Thiệt hại là mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của.

Ngăn chặn tác hại của tội phạm được hiểu là khi tội phạm đã được

thực hiện (đang trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi hành vi phạm tội đó đã được thực hiện) chủ thể phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của hành vi phạm tội xảy ra. Như vậy PNTM phạm tội ngăn chặn tác hại của tội phạm là sau khi tội phạm đã được thực hiện, PNTM đã có những hành vi ngăn chặn không cho tác hại của hành vi phạm tội xảy ra. Việc ngăn chặn có thể là PNTM mong muốn hoặc do tác động khách quan nên đã thực hiện hành động ngăn chặn nhằm làm cho tác hại không xảy ra trên thực tế.

Làm giảm bớt tác hại của tội phạm là khi tội phạm đã được thực hiện

(đang trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi hành vi phạm tội đó đã được thực hiện), tác hại của tội phạm đang xảy ra và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để khơng cho tác hại của hành vi phạm tội xảy ra lớn hơn. Như vậy PNTM phạm tội làm giảm bớt tác hại của tội phạm ngay sau khi tội phạm đã được

thực hiện và tác hại của tội phạm đang xảy ra thì PNTM đã có những hành vi để khơng cho tác hại của hành vi phạm tội xảy ra lớn hơn. Việc giảm bớt có thể do PNTM phạm tội mong muốn hoặc do tác động khách quan nên đã thực hiện hành động hạn chế nhằm giảm bớt tác hại của tội phạm trên thực tế.

Áp dụng tình tiết giảm nhẹ về việc PNTM phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm này khi tội phạm đã được thực hiện nhưng thiệt hại, tác hại chưa xảy ra hoặc đang xảy ra thì đã được pháp nhân thương mại ngăn chặn hoặc có tác động làm giảm bớt tác hại của hành vi phạm tội. Khác với tình tiết giảm nhẹ pháp nhân phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 84 LHS 2015), được áp dụng khi tội phạm đã gây ra thiệt hại, tác hại. Cũng khác với tình tiết giảm nhẹ phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn (điểm c khoản 1 Điều 84 LHS 2015) được áp dụng khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại chưa x y ra hoặc không lớn do tác động của yếu tố khách quan, chứ không phải của bản thân pháp nhân thương mại phạm tội.

Từ đã” có nghĩa là động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại phải thực tế xảy ra thì mới coi là tình tiết giảm nhẹ, nếu chỉ là khả năng thì khơng được coi là tình tiết giảm nhẹ.

Hành động của PNTM phạm tội phải thực sự ngăn chặn được hoặc làm giảm bớt được tác hại thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Có nghĩa là cơ sở giảm nhẹ TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào kết quả ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm và thái độ chủ quan của PNTM phạm tội đối với việc ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm, hậu quả để lại được xác định thấp hơn so với hậu quả khi khơng có sự ngăn chặn hoặc làm giảm bớt cuả hành vi phạm tội. Như vậy, PNTM phạm tội tích cực ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm và mức tác hại đã ngăn chặn, làm giảm bớt được trên thực tế càng lớn, thì mức giảm nhẹ hình phạt (chuyển

loại hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm mức hình phạt tiền hoặc giảm thời gian đình chỉ hoạt động) cho họ càng nhiều và ngược lại.

Căn cứ theo quy định của luật, hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm” có thể là do PNTM phạm tội tự nguyện hoặc do tác động từ chủ thể khác. Điều luật chỉ quy định đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt” chứ không quy định PNTM phạm tội phải tự nguyện ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”. Và hành động này phải xảy ra trên thực tế thì mới coi là tình tiết giảm nhẹ. Nên việc xem xét giá trị tình tiết này khơng có sự khác biệt vào hành vi tự chủ động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm hay có sự tác động từ chủ thể khác trong việc ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại.

Luật chỉ quy định PNTM phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại chứ không quy định đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt thiệt hại. Trong trường hợp cụ thể cần phân biệt khái niệm tác hại” với thiệt hại” để xác định đúng và áp dụng chính xác tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với PNTM phạm tội cụ thể. "Tác hại" bao gồm thiệt hại nhưng nội hàm của khái niệm "tác hại" rộng hơn nội hàm của khái niệm "thiệt hại" ở chỗ ngoài các thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra còn bao gồm các thiệt hại khác "trái với lợi". Ví dụ như thiệt hại cụ thể có thể xác định được như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, … nhưng có sự tác hại khơng phải là thiệt hại có thể xác định được cụ thể như ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

Như vậy tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với PNTM phạm tội này cũng được nêu trong các tình tiết giảm nhẹ quy định đối với người phạm tội tại điểm a khoản 1 Điều 51 LHS 2015. Vấn đề đặt ra khi áp dụng tình tiết này đối với PNTM phạm tội sẽ phải dựa trên hành vi của cá nhân hay chính hành vi của pháp nhân thương mại? Trong khi trách nhiệm hình sự của pháp nhân được xác định trên cơ sở hành vi của cá nhân vì pháp nhân khơng thực hiện

hành vi phạm tội. Tình tiết“đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội

phạm” sẽ được áp dụng như thế nào? Việc ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác

hại của tội phạm là do cá nhân thực hiện vì lợi ích của chính họ thì có áp dụng đối với pháp nhân thương mại không?

Trường hợp việc ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm có thể do pháp nhân thương mại hoặc lãnh đạo của pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại mình thì theo quan điểm tác giả nếu lãnh đạo của pháp nhân thương mại cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tình tiết giảm nhẹ này là tình tiết giảm nhẹ kép” vừa được áp dụng khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, vừa được áp dụng đối với người phạm tội của pháp nhân thương mại.

2.1.1.2. Tình tiết “Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc kh c phục hậu quả”

Tình tiết này được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 84 ộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đây là trường hợp PNTM phạm tội đã gây ra hậu quả thiệt hại, tức là thiệt hại thực tế đã xảy ra mặc dù chưa có sự địi hỏi bồi thường hoặc khắc phục hậu quả của bên bị thiệt hại nhưng PNTM phạm tội đã tự nguyện thực hiện các hành vi khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là tự nguyện sửa chữa tài sản hư hỏng, bồi thường cho bên bị thiệt hại về vật chất hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm.

Về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, Tự nguyện là Tự mình muốn làm, khơng phải bị thúc ép, bắt buộc” [17]. Còn thiệt hại là bị tổn thất hư hao về người và của. Mùa màng bị thiệt hại vì trận bão. Khơng có thiệt hại về người. Gây ra thiệt hại. Hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất [33, tr. 910].

Sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng, làm cho cái đã hư hỏng do

hành vi phạm tội của bị cáo gây ra trở lại trạng thái bình thường có thể có được như ban đầu (có tính năng sử dụng và tính th m mỹ như khi chưa bị hỏng); ồi

thường là đền bù lại những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo làm mất mát, không thu hồi lại được, hư hỏng không thể sửa chữa được [15, tr. 35].

Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội do PGS.TS Cao Thị Oanh chủ biên, “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự”.

Cơng văn số 994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của Vụ 3 VKSNDTC thì: Sửa chữa, bồi thường và khắc phục là ba khái niệm có nội dung khác nhau, cụ thể: sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng; bồi thường là đền bù lại những thiệt hại mà mình gây nên cho người khác; khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được”.

Việc quy định hành vi PNTM phạm tội tự nguyện” sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là cần thiết khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đối với PNTM phạm tội. Ví dụ trường hợp pháp nhân thương mại gây ơ nhiễm môi trường khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi của pháp nhân gây ra. Việc Công ty Vedan Việt Nam xả thải gây ô nhiễm kéo dài và nghiêm trọng đối với dịng sơng Thị Vải làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nông dân các tỉnh Đồng Nai, à Rịa-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh. Nhưng việc khắc phục hậu quả này không phải là sự tự nguyện, mà là kết quả sau một thời gian mặc cả” công ty Vedan đã chấp nhận bồi thường 100% thiệt hại theo yêu cầu cho người bị thiệt hại ở Đồng Nai, à Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền gần 220 tỷ đồng. Trong số này, người dân Đồng Nai nhận gần 120 tỷ đồng; à Rịa-Vũng Tàu nhận hơn 53,6 tỷ đồng và Thành phố Hồ Chí Minh nhận hơn 45,7 tỷ đồng. Do thời điểm này chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân nên mặc dù doanh nghiệp này có những vi phạm kéo dài và gây thiệt hại rõ ràng nhưng cũng không bị truy cứu TNHS đối với pháp nhân.

Như vậy, PNTM phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đó là trường hợp PNTM phạm tội gây ra hậu quả thiệt hại và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đã gây ra (mà không phải do cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật như thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản), cụ thể:

Về ý thức: PNTM phạm tội đã tự nguyện tức là PNTM phạm tội đã xác

định được trách nhiệm dân sự của mình.

Về hành vi: PNTM phạm tội đã thực hiện các biện pháp vật chất nhằm

sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc để khắc phục hậu quả đã xảy ra. Việc thực hiện này có thể là tự nguyện hoặc nhờ, thông qua cá nhân, tổ chức đại diện khác thực hiện, bỏ ra chi phí, thời gian, cơng sức, trí tuệ để:

Một là, Sửa lại những hư hỏng về tài sản do hành vi phạm tội gây ra; Hai là, Đền bù bằng tiền hoặc tài sản cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

do hành vi phạm tội của PNTM gây ra, đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hay thiệt hại về tinh thần.

Ba là, PNTM phạm tội khắc phục các thiệt hại mà tội phạm trực tiếp

Một phần của tài liệu Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) (Trang 39 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)