1.4. Mối quan hệ tố tụng giữa Kiểm sát viên và các chủ thể khác trong tố tụng
1.4.1. Quan hệ giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán
Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên là ngƣời tiến hành tố tụng thay mặt Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng dân sự khác và những ngƣời tham gia tố tụng. Thẩm phán là ngƣời tiến hành tố tụng thay mặt Toà án thực hiện nhiệm vụ xét xử, làm sáng tỏ bản chất vụ việc dân sự để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, trong mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán, Kiểm sát viên là chủ thể kiểm sát, còn đối tƣợng kiểm sát là việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán. Phạm vi kiểm sát đối với Thẩm phán giới hạn ở việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán trong quá trình tố tụng dân sự, tức là kiểm sát tính đúng đắn của các quyết định tố tụng và hành vi tố tụng của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Đồng thời, KSV vẫn phải có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.Phần lớn các nƣớc trên thế giới quan niệm rằng vị trí, vai trị của Viện kiểm sát (Viện công tố) trong hoạt động tố tụng dân sự hạn chế hơn rất nhiều so với tố tụng hình sự. Viện kiểm sát chỉ can thiệp khi một bên mất năng lực hành vi hay khi quyền tự định đoạt của các bên bị xâm phạm đến lợi ích cơng hay trật tự pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích và trật tự đó [54, tr494]. Nổi bật nhƣ ở các nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, Viện công tố hầu nhƣ không tham gia vào tố tụng dân sự, khơng có vai trị trong tố tụng dân sự do đó cũng khơng đặt ra vấn đề mối quan hệ tố tụng giữa Công tố viên và Thẩm phán. Còn ở Việt Nam, trong tố tụng dân sự Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, nhằm phát hiện ra những sai phạm trong q trình tố tụng, trong đó có những sai sót trong việc xét xử của Thẩm phán, tuỳ theo mức độ để kịp thời đề ra những yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khắc phục, sửa chữa.
29
1.4.2. Quan hệ giữa Kiểm sát viên với Viện trưởng VKS cùng cấp
Giữa Kiểm sát viên và Viện trƣởng Viện kiểm sát cùng cấp tồn tại hai mối quan hệ: Một là quan hệ hành chính giữa Viện trƣởng là thủ trƣởng đơn vị với Kiểm sát viên là nhân viên thuộc sự chỉ đạo và phân công của Viện trƣởng. Viện trƣởng với tƣ cách là công chức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý về mặt hành chính trong một cơ quan Nhà nƣớc, có trách nhiệm phân cơng hợp lý công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc kiểm sát các vụ việc, vụ án dân sự cụ thể. Hai là mối quan hệ tố tụng giữa Viện trƣởng và Kiểm sát viên đƣợc pháp luật tố tụng điều chỉnh. Trong các vụ án, vụ việc dân sự Kiểm sát viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo sự phân cơng của Viện trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc Viện trƣởng. Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ đƣợc giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trƣởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhƣng Viện trƣởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong trƣờng hợp này Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trƣởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trƣởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân đƣợc tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc ta nói chung. Do có vị trí, chức năng và nhiệm vụ mang tính đặc thù nên hệ thống các Viện kiểm sát nhân dân đƣợc tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc đặc thù. Đó là nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành và nguyên tắc độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan Nhà nƣớc nào ở địa phƣơng.
30
Nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ và nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế. Các cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng một mặt trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ chủ quản, mặt khác lại trực thuộc hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân địa phƣơng. Nguyên tắc này đƣợc gọi là nguyên tắc phụ thuộc hai chiều. Viện kiểm sát ở nƣớc ta không đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều nêu trên mà theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành. Theo nguyên tắc này, VKSND do viện trƣởng lãnh đạo, VKSND cấp dƣới chịu sự lãnh đạo của Viện trƣởng VKSND cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trƣởng VKSND tối cao (Quy định tại Điều 109 Hiến pháp 2013 và Điều 7 Luật tổ chức VKSND 2014). Nhƣ vậy, tất cả các VKSND từ trên xuống dƣới tạo thành một thể thống nhất. Mọi hoạt động của VKSND dù ở cấp nào đều đặt dƣới sự lãnh đạo của Viện trƣởng. Viện trƣởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về tồn bộ hoạt động của VKS do mình lãnh đạo trƣớc VKSND tối cao. Việc thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho cho các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát.
Trong tổ chức hoạt động của mình, VKS khơng lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan Nhà nƣớc nào ở địa phƣơng. Nguyên tắc này có mối quan hệ mất thiết với nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành. Nguyên tắc này tạo ra điều kiện để ngành kiểm sát nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là bảo đảm cho pháp luật đƣợc thi hành một cách nghiêm minh và thống nhất. Nội dung này thể hiện ở chỗ các Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, không chịu sự chi phối của các cơ quan Nhà nƣớc khác ở địa phƣơng mà chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện trƣởng.
31
1.4.3. Quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tiến hành tố tụng khác thuộc Tòa án
Cũng nhƣ mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với những ngƣời tiến hành tố tụng khác thuộc Tòa án nhƣ Hội Thẩm, Thƣ ký toà án, thẩm tra viên … là mối quan hệ giữa những ngƣời tiến hành tố tụng, trong đó Kiểm sát viên là chủ thể kiểm sát, còn đối tƣợng kiểm sát là việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng. Đây là những mối quan hệ đƣợc thiết lập trên cơ sở pháp luật tố tụng, chỉ phát sinh khi những ngƣời tiến hành tố tụng tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đồng thời đây cũng là mối quan hệ phối hợp để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng, nhằm giải quyết vụ việc dân sự một cách đúng đắn.
Theo khoản 2 Điều 46 BLTTDS quy định “Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tồ án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”. Bộ luật tố tụng dân sự ngoài việc quy định rõ chức danh (Cơ
quan và ngƣời tiến hành tố tụng) còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh này. Việc rành mạch hoá quyền và trách nhiệm các chủ thể trong TTDS nhƣ vậy vừa đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động của họ, đồng thời vừa tạo điều kiện cho Kiểm sát viên trong việc giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng đó.
Về nguyên tắc “mọi hoạt động của ngƣời tiến hành tố tụng đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình giải quyết một vụ việc dân sự, có vai trị quyết định đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng”. Vì vậy nếu chỉ riêng Viện kiểm sát thì khơng thể trực tiếp thực hiện đƣợc các nhiệm vụ, quyền hạn Nhà nƣớc giao phó mà phải thơng qua các hoạt động của cả những ngƣời tiến hành tố tụng khác. Trong quá trình giải quyết một vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì bản thân
32
mỗi ngƣời tiến hành tố tụng dân sự lại giữ một vai trò riêng và thực hiện các cơng việc khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí của họ. Kiểm sát viên là ngƣời tiến hành tố tụng dân sự thuộc Viện kiểm sát, trực tiếp thực hiện giám sát việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng dân sự khác:
Mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với hội thẩm là mối quan hệ tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Hội thẩm là thành phần của hội đồng xét xử đại diện cho quần chúng nhân dân tham gia vào công tác xét xử, giám sát hoạt động của tồ án góp phần làm cho hoạt động xét xử đúng pháp luật, hợp lẽ cơng bằng, bảo đảm pháp chế. Tại phiên tồ Hội thảm cũng có quyền tham gia hỏi, Hội thẩm có quyền nghị án, đƣa ra quan điểm và biểu quyết. Hội thẩm độc lập với thẩm phán khi tham gia xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. KSV thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Hội thẩm nhƣng phải đảm bảo tính độc lập của Hội thẩm trong xét xử vụ án dân sự.
Kiểm sát viên và Thƣ ký toà án đều là những ngƣời tiến hành tố tụng nên mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Thƣ ký là mối quan hệ đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng dân sự và chỉ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Thƣ ký là ngƣời giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện một số việc trong quá trình giải quyết vụ án. Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đƣợc thể hiện tại phiên tồ đối với Thƣ ký Tồ án đó là ghi biên bản phiên tồ. Bên cạnh đó, tại phiên tồ ký phải phổ biến nội quy phiên toà, sắp xếp chỗ ngồi cho đƣơng sự, kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia tố tụng và báo cáo trƣớc Hội đồng xét xử để quyết định có hỗn phiên tồ hay khơng.ghi lại diễn biến các tình tiết tại phiên tồ, ngồi ra cịn thực hiện hoạt động tố tụng nhƣ phổ biến nội quy, sắp xếp chỗ ngồi cho đƣơng sự, kiểm tra sự vắng mặt của những ngƣời tham gia tố tụng,..
33
Thẩm tra viên hỗ trợ Thẩm phán thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định theo sự phân công của Chánh án. Thẩm tra viên thực hiện việc thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự và bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phƣơng án giải quyết với Chánh án Toà án.
Từ những nhận định trên ta thấy, tuy mỗi ngƣời tiến hành tố tụng dân sự giữ một vị trí, vai trị khác nhau nhƣng họ ln có một mối liên hệ và cùng chung nhiệm vụ giải quyết, làm sáng tỏ vụ việc dân sự, đều là đối tƣợng kiểm sát của KSV.
1.4.4. Quan hệ giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng.
Những ngƣời tham gia tố tụng tham gia vào hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của của ngƣời khác hoặc hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án. Những ngƣời tham gia tố tụng rất đa dạng nhƣ: Đƣơng sự, ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch. Trong luận văn tác giả sẽ đi sâu vào phân tích về mối quan hệ tố tụng giữa Kiểm sát viên với chủ thể chính là đƣơng sự.
Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhƣng pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khơng trái pháp luật đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ đƣợc gọi là quyền, lợi ích hợp pháp. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ thể khác. Vì vậy đƣơng sự chính là chủ thể hay ngƣời tham gia tố tụng nhờ sự can thiệp của các cơ quan tiến hành tố tụng
34
nhƣ Toà án, Viện kiểm sát,… để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm phạm. Trong TTDS Kiểm sát viên đại diện VKSND tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời tiến hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo đảm các đƣơng sự đều có quyền, nghĩa vụ tố tụng ngang nhau và đảm bảo các hoạt động tố tụng khác không xâm phạm đền quyền lợi đặc biệt là “quyền tự định đoạt” của các đƣơng sự. Việc thực hiện đƣợc mỗi quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đƣơng sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Do vậy, trong quá trình tố tụng KSV thực hiện chức năng của mình để đảm bảo cho các đƣơng sự đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa đó một cách có thiện chí và đúng quy định pháp luật.
1.5. Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên/Công tố viên trong pháp luật tố tụng dân sự một số nƣớc trên thế giới.
Mỗi đất nƣớc, mỗi quốc gia đều có những thể chế chính trị khác nhau, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khác nhau cũng nhƣ truyền thống pháp luật và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nƣớc khác nhau nhƣ: Các nƣớc thuộc hệ thống án lệ Hoa Kỳ; mơ hình chuyển đổi nhƣ Liên Bang Nga, Trung Quốc; truyền thống luật lục địa nhƣ Cộng hoà Pháp; sự kết hợp giữa mơ hình pháp luật Châu Âu lục địa, tập quán Pháp và luật hồi giáo nhƣ Cộng hoà Indonesia hay ở những nƣớc nằm trong hệ thống pháp luật Viễn Đông nhƣ Nhật Bản. Tuy bị kiềm chế bởi những điểm đặc thù của mỗi hệ thống pháp luật riêng biệt nhƣ vậy nhƣng xu hƣớng chung trong tƣ duy pháp lý của các nƣớc này về vị trí, vai trị của Kiểm sát viên (Công tố viên) trong tố tụng dân sự vẫn chính là những chủ thể đại diện cho Nhà nƣớc thực hiện việc bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích cơng cộng, lợi ích của những cá nhân khơng có khả năng tự thực hiện quyền dân sự hoặc khơng thể tự bảo vệ mình. Cụ thể nhƣ:
35
Viện Cơng tố của Trung Quốc đã đƣợc hình thành từ thời nhà Thanh, là một cơ quan thuộc Toà án. Đến năm 1921, hệ thống Công tố độc lập tách rời khỏi Tồ án và các cơng tố viên có nhiệm vụ điều tra tội phạm, khởi tố và thực hành quyền công tố, hỗ trợ tƣ tố và chỉ đạo thi hành án hình sự. Đến năm 1931, họ đƣợc giao thêm nhiệm vụ giám sát các quan chức Nhà nƣớc. Đến năm 1949, khi nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập, địa vị của Viện kiểm sát đƣợc ghi nhận, theo đó, kiểm sát viên đảm nhận nhiệm vụ giám sát pháp luật. Sau khi bị bãi bỏ vào năm 1968, Viện kiểm sát Trung Quốc đƣợc khôi phục trở lại và đƣợc ghi nhận trong các văn bản Hiến pháp và pháp