Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về địa vị pháp lý của kiểm

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 31 - 34)

kiểm sát viên trong tố tụng dân sự Việt Nam

Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, Viện công tố đã đƣợc thành lập, mơ hình này tiếp tục tồn tại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong cơ cấu hệ thống tổ chức của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ năm 1945 - 1958, cơ quan công tố nƣớc ta đƣợc tổ chức thành hệ thống cơ quan độc lập mà đặt trong hệ thống Toà án, đƣợc giao thực hiện đồng thời hai chức năng là thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tƣ pháp nhƣ: Chỉ đạo điều tra, trực tiếp điều tra một số loại tội phạm, quyết định việc truy tố, buộc tội trƣớc toà, kháng cáo các bản án, quyết định của Toà án và giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ, tham gia một số loại việc dân sự quan trọng để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và lợi ích của xã hội,…Các chức năng nhiệm vụ này có nhiềm điểm tƣơng đồng với Viện cơng tố ở các nƣớc theo truyền thống pháp luật Châu âu lục địa, điển hỉnh là Cộng hoà Pháp. Tuy Viện công tố không đƣợc đề cập đến Hiến pháp năm 1946 nhƣng trong cơ cấu của Tồ án có các Cơng tố viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh Nhà nƣớc trƣớc phiên toà trong các vụ án hình sự. Sau ngày hồ bình lập lại ở miền Bắc, từ năm 1958 Viện cơng tố đƣợc tách ra khỏi Tồ án nhƣng trực thuộc Chính phủ và hình thành một hệ thống cơ quan Nhà nƣớc độc lập với Toà án từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động công tố trƣớc Tịa. Sau này, do u cầu của cơng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là pháp luật phải đƣợc chấp hành nghiên chỉnh, thống nhất, nên theo quy định của Hiến pháp năm 1959 một loại hình cơ quan Nhà nƣớc mới trong bộ máy Nhà nƣớc đƣợc hình thành. Đó là hệ thống cơ

25

quan Viện kiểm sát ra đời thay thế cho mơ hình Viện cơng tố, ngồi chức năng công tố, Viện kiểm sát các cấp còn thực hiện một chức năng thứ hai là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phƣơng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và cơng dân.

Nhìn lại q trình xây dựng và phát triển, kể từ khi Viện kiểm sát dân dân đƣợc thành lập năm 1960 đến nay, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của KSV luôn đƣợc xác định là chức năng quan trọng của VKS đồng thời vị trí, vai trị của Kiểm sát viên ln đƣợc khẳng định trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự qua các thời kỳ.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc từ 1960 đến 1975, các quan hệ pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình hình thành và phát triển gắn liền với kết quả của cuộc chiến tranh bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Kiểm sát viên địa phƣơng chủ yếu giải quyết các vụ kiện về hôn nhân gia đình, tranh chấp quyền sở hữu, địi bồi thƣờng về thiệt hại giữa các cá nhân và cơ quan, tổ chức. Từ sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1976 đến năm 1986 các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ tài sản về hơn nhân gia đình và các vi phạm trong quan hệ về lao động ngày càng tăng về số lƣợng cũng nhƣ tính chất ngày một phức tạp. Những vụ kiện tranh chấp nhà ở ở thành phố, thị xã ngày càng tăng. Nhiều vụ chiếm dụng vốn, phân tán tài sản, vi phạm hợp đồng,... gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nƣớc. Trƣớc tình hình đó Kiểm sát viên đẩy mạnh, chủ động hoạt động khởi tố dân sự, kiểm sát tuân theo pháp luật trong ký kết và thực hiện các hợp đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quản lý kinh tế, hỗ trợ thu hồi nợ cho ngân hàng, thu hồi ruộng đất cho hợp tác xã, vật tƣ tiền bạc, lƣơng thực cho Nhà nƣớc, thúc đẩy việc chấp hành chính sách, pháp luật, đặc biệc là trong quan hệ hợp đồng.

Công tác kiểm sát dân sự trong những năm đầu của cuộc đổi mới 1987 đến năm 2001 hƣớng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

26

Kiểm sát viên tích cực, đẩy mạnh việc khởi tố những vụ án dân sự quan trọng xâm phạm đến tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể. Số lƣợng khởi tố của Viện kiểm sát đối với các vi phạm hợp đồng tiếp tục tăng (trong các năm 1986- 1989, trung bình năm sau tăng hơn năm trƣớc 50%), đã có tác dụng củng cố kỷ luật hợp đồng và thu hồi cho Nhà nƣớc một số lƣợng lớn tài sản bị chiếm dụng hoặc gây thiệt hại. Các phiên tịa xét xử có Kiểm sát viên tham gia tích cực hơn (mặc dù theo quy định của pháp luật thì VKS chỉ tham gia phiên tịa khi khởi tố hoặc kháng nghị, các trƣờng hợp khác nếu thấy cần thiết). Khi tham gia phiên tịa, kiểm sát viên đã chủ động tích cực thẩm vấn làm rõ nội dung vụ án, giám sát việc chấp hành pháp luật, phát hiện và kiến nghị khắc phục vi phạm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án có sức thuyết phục [44, tr66].

Năm 2002 đến năm 2010, tình hình tranh chấp, khiếu kiện dân sự ngày càng tăng, diễn biến phức tạp. Thực hiện BLTTDS năm 2004, Kiểm sát viên VKS hai cấp đã chuyển trọng tâm công tác, đổi mới phƣơng thức kiểm sát, tập trung kiểm sát các bản án và quyết định dân sự. Từ năm 2010 đến nay, tình hình tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều, tính chất phức tạp, chủ yếu là các tranh chấp về hợp đồng dân sự, quyền sử dụng đất,... Trƣớc tình hình đó theo sự chỉ đạo của VKSND tối cao, kiểm sát viên tăng cƣờng trong công tác kiểm sát dân sự; kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án để phát hiện vi phạm và kháng nghị, kiến nghị theo thẩm quyền, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Nhận thấy, địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong TTDS dần thay đổi để phù hợp với sự chuyển biến của xã hội qua các thời kỳ. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của KSV thực hiện bám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng; trên cơ sở quán

27

triệt đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của KSV theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 vẫn khẳng định VKS là cơ quan đảm bảo cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất nhƣng đã có thay đổi một số quy định về tổ chức và thu hẹp phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát. Từ chỗ là nhân tố chính bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất thì nay hoạt động của VKS chỉ là “góp phần” cho q trình đó mà thơi. Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2002) quy định cụ thể Viện kiểm sát chỉ còn chức năng “thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp”. Đến nay sau khi Quốc hội khố XIII thơng qua Hiến pháp năm 2013 vẫn tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp và thay đổi một số quan điểm để khẳng định rõ hơn vị trí,

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)