Sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình

Một phần của tài liệu Đề tài PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM NỀN DÂN CHỦ KHÔNG MANG BẢN CHẤT GIAI CẤP VÀ THỰC HIỆN ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG (Trang 30 - 31)

1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng

Trong thực tế, hơn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học cơng nghệ hiện đai, tồn cầu hóa… khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hơn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân và ngồi hơn nhân, chung sống khơng kết hôn. Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già cơ đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục… Từ đó, dẫn tới hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hơn đồng tính, sinh con ngồi giá thú… Ngồi ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội.

Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là người chủ sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các cơng việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con.

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, khơng cịn một mơ hình duy nhất là đàn ơng làm chủ gia đình. Ngồi mơ hình người đàn ơng -người chồng làm chủ gia đình ra thì

làm chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngồi ra, mơ hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

2. Sự biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng khơng ngừng biến đổi. Trong gia đình truyền thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ ngay từ khi cịn nhỏ. Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ. Ngược lại, người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với con cháu, cho nên nhu cầu về tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ. Cịn khi quy mơ gia đình bị biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm.

Những biến đổi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung sống với nhau. Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức của mình đối với người trẻ. Ngược lại, tuổi trẻ thường hướng tới những giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận yếu tố truyền thống. Gia đình càng nhiều thế hệ, mâu thuẫn thế hệ càng lớn.

Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như: bạo lực gia đình, ly hơn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên mong manh, dễ tan vỡ hơn. Ngoài ra, các tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới... cũng đang đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.

Một phần của tài liệu Đề tài PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM NỀN DÂN CHỦ KHÔNG MANG BẢN CHẤT GIAI CẤP VÀ THỰC HIỆN ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w