Hội đồng kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu LIÊN HỢP QUỐC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (Trang 28 - 29)

Hội đồng kinh tế - xã hội là cơ quan chính của LHQ có chức năng tổ chức hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hội đồng là diễn đàn chủ yếu để thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính chất tồn cầu và khu vực, để soạn thảo các khuyến nghị về các vấn đề trên đối với các quốc gia thành viên nói riêng và LHQ nói chung.

Hội đồng gồm 54 thành viên LHQ do Đại hội đồng bầu với nhiệm kỳ 3 năm (mỗi năm bầu 27 thành viên).

Để thực hiện chức năng của mình, Hội đồng có quyền hạn sau:

- Tiến hành các cuộc điều tra và tiến hành những báo cáo về các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và những lĩnh vực liên quan khác;

- Gửi các kiến nghị về tất cả các vấn đề cho Đại hội đồng, các thành viên LHQ và các tổ chức chuyên môn hữu quan;

- Đ−a ra các khuyến nghị nhằm khuyến khích sự tơn trọng các quyền và những tự do cơ bản của con ng−ời;

- Chuẩn bị các dự thảo điều −ớc quốc tế về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trình Đại hội đồng;

- Triệu tập các hội nghị quốc tế về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng;

- Ký kết các điều −ớc quốc tế với bất kỳ tổ chức quốc tế chuyên môn (đ−ợc đề cập ở Điều 59 Hiến ch−ơng) về mối quan hệ giữa tổ chức ấy với LHQ);

- Phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn của LHQ bằng cách bàn với các tổ chức đó, gửi khuyến nghị cho các tổ chức này đ−a ra các kiến nghị cho Đại hội đồng và các thành viên LHQ.

Thông th−ờng Hội đồng tiến hành họp năm hai lần (một cuộc tiến hành ở Niu Oóc, một ở Giơ-ne-vơ). Tại các cuộc đó Hội đồng thảo luận các vấn đề về phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, xã hội và cả vấn đề về quyền con ng−ời.

Hội đồng đóng góp vai trị quan trọng trong việc: giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và mơi tr−ờng mang tính chất tồn cầu, thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới, giải quyết các vấn đề bức xúc về môi tr−ờng.

Các nghị quyết của Hội đồng đ−ợc thông qua trên cơ sở đa số phiếu của các uỷ viên có mặt và bỏ phiếu. Trong đó mỗi uỷ viên đ−ợc sử dụng một lá phiếu nh− nhau.

Ngoài ra, để thực hiện chức năng và quyền hạn của mình, hội đồng thành lập các ban về các lĩnh vực kinh tế xã hội, nhân quyền.

Hội đồng có thể mời các quốc gia khác không phải uỷ viên tham gia cuộc họp của mình khi vấn đề bàn bạc liên quan lợi ích đặc biệt của quốc gia đó, song với điều kiện quốc gia ấy khơng có quyền bỏ phiếu.

Một phần của tài liệu LIÊN HỢP QUỐC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)