Vị trí của học thuyết Phân tâm

Một phần của tài liệu Hứng thú của sinh viên khoa tâm lý giáo dục học trường đại học sư phạm hà nội với học thuyết phân tâm (Trang 29 - 31)

1.1.1 .Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.3 Học thuyết Phân tâm

1.3.2. Vị trí của học thuyết Phân tâm

Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm lý con người. Nhiều phương pháp tiếp cận khác trong trị liệu cũng được gọi phân tâm học lại khác xa so với lý thuyết. Thuật ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em.

Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu đặc thù, mà người được phân tích (bệnh nhân) sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, qua những liên tưởng tự do, những huyễn tưởng và các giấc mơ, từ đó nhà phân tâm học sẽ rút ra kết luận về những xung đột vô thức là nguồn gốc đang gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng ở những bệnh nhân, rồi diễn giải chúng cho họ hiểu để từ đó có giải pháp cho những nan đề của mình.

Điểm đặc trưng cho phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm là đương đầu và phân tách rõ các cơ chế phòng vệ, những ước muốn và cảm giác tội lỗi mang tính bệnh lý của bệnh nhân. Qua sự phân tích những xung đột và sự tác động của nó gây ra những kháng cự tâm lý và hiện tượng chuyển di vào nhà phân tích qua những hành vị bị bóp méo, liệu pháp phân tâm có thể đưa ra những giả thuyết về vơ thức chính là những kẻ thù tệ hại nhất của các bệnh nhân: cách thức mà những hành động mang tính biểu trưng và vơ thức đã bị kích thích bởi những trải nghiệm đang gây ra các triệu chứng. Lý thuyết này đã bị chỉ trích rất nhiều, có quan điểm cho rằng đó là một hệ lý thuyết phi khoa học; nhưng dù vậy, liệu pháp phân tâm vẫn đang được rất nhiều nhà tâm lý hiện nay ứng dụng.

Ngoài ra, Thuyết Phân tâm học của S.Freud ra đời cũng xuất phát từ sự tác động của ngành khoa học tự nhiên lúc đó, bởi trong giai đoạn này khoa học tự nhiên đã có sự phát triển vượt bậc. Freud đã chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của các nhà tâm vật lý như Fexner, hình ảnh tâm lý như tảng băng trơi,

phần lớn hoạt động tâm lý được dấu dưới cái vỏ ý thức và chịu sự tác động mạnh mẽ của những sức mạnh khơng nhìn thấy được. Tất cả những tư tưởng, quan điểm đó đã được S.Freud sử dụng để giải thích về khả năng tồn tại năng lực tính dục thúc đẩy hành vi của nhân loại.

Thuyết Phân tâm học ra đời đã cung cấp một ý tưởng khoa học đúng đắn cho sự phát triển của nhân loại nói chung, ngành khoa học, đặc biệt là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng, để từ đó hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của cá nhân tức là sự tri giác của cá nhân đó đối với các giá trị đạo đức và xã hội nói chung, từ sự hiểu rõ bản chất của suy nghĩ của cá nhân đó, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp để kiềm chế những xung đột của cá nhân đó do có sự nhận thức khơng đúng đắn về các giá trị đạo đức và xã hội mà xâm hại đến những giá trị đó, đưa cá nhân đó trở lại trạng thái bình thường, phát triển bình thường. Các kết quả của Phân tâm học được rút ra từ những nghiên cứu thực hành trị liệu do chính

S.Freud thực hiện, những thành tựu mà ông mang đến cho khoa học lồi người nói chung, khoa học nghiên cứu về tâm lý con người nói riêng là một khám phá vơ cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức ở con người mà cho đến nay chưa ai

Một phần của tài liệu Hứng thú của sinh viên khoa tâm lý giáo dục học trường đại học sư phạm hà nội với học thuyết phân tâm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)