Pha ấu trùng.

Một phần của tài liệu Điều tra, nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài côn trùng và đặc điểm sinh học sinh thái của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) orgyia sp trên cây lạc tại vùng ngoại thành hà nội vụ xuân hè 2012 (Trang 41 - 45)

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1.2.Pha ấu trùng.

Sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) có 6 tuổi. Khi bước sang giai đoạn này có đặc trưng là sự lột xác (mỗi lần lột xác là tăng 1 tuổi), sinh trưởng, phát triển của sâu non. Cơ thể hình ống có 12 đốt, có lớp lông rậm bao phủ khắp cơ thể, đầu có 2 chựm rõu nhô ra đằng trước (đây là 2 chùm lông có màu đen lấm tấm sợi trắng) . Đầu to hơn các đốt còn lại, có 8 đụi chõn với 3 đôi ở phía ngực, 4 đôi ở giữa và có 1 đôi ở cuối. Tuổi 1,2 chủ yếu ăn các lá non, lỏ bỳp chưa mở.Sâu non hoạt động mạnh ăn khỏe ở các tuổi 3,4,5,6.

Hình 12: Ấu trùng sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) (Ảnh của T.S Nguyễn Xuân Thành)

- Ấu trùng tuổi 1:

Dài 3.9-6.7mm, trung bình 5.0±0.1mm. Rộng 0.4-0.7mm, trung bình 0.5±0.04mm

Từ khi sâu bắt đầu chui ra khỏi trứng là bắt đầu tuổi 1. Sâu non tuổi 1 bé, cơ thể thon dài, có lông mọc xung quanh cũn ớt và thưa, chiều dài lông xấp xỉ chiều dài cơ thể. Đầu màu đen có 2 chùm lông bé phía trước, có 12 đốt (tính cả đầu và đuụi), cỏc đốt thứ 4,5,6,7 là 4 cái u thịt bé, trên lưng có màu đen, các đốt 9,10,11 có màu nâu sẫm, các đốt 2,3,8 có màu xám. Lúc này chúng con yếu, trọng lượng nhỏ, được gió phát tán đi tới nguồn thức ăn.

Sâu non sau khi nở gặm vỏ trứng, mới nở ít hoạt động chúng tập trung xung quanh ổ, được vài giờ chúng khỏe nên bắt đầu bò ra xung quanh đi tìm thức ăn, lúc này thức ăn của chúng lá những lá cây non, bỳp cõy, chỳng ăn phần thịt của lá chừa ra cỏc võn của lá non, ở tuổi này sâu rất mẫn cảm với điều kiện của môi trường.

- Ấu trùng tuổi 2:

Dài 3.9-6.7mm, trung bình 5.0±0.1mm. Rộng 0.7-1.6mm, trung bình 1.0±0.09mm

ngắn và mịn. Hai bên hụng đó bắt đầu nhỡn rừ đường vân màu nâu chạy dọc cơ thể. Hình thành 2 chùm lông (râu) nhưng vẫn còn mỏng và thưa. Ở tuổi này sâu hoạt động mạnh bò nhanh phát tán đi tìm thức ăn thích hợp.

- Ấu trùng tuổi 3:

Dài 6.7-13.1mm, trung bình 9.9±0.2mm. Rộng 1.5-2.5mm, trung bình 2.1±0.06mm.

Tớnh từ khi sâu lột xác lần 2. Ở tuổi này ta chưa thấy rõ sự thay đổi của sâu ở tuổi 2, chúng to hơn hẳn tuổi 2. Lông được mọc nhiều hơn, ở trên 4 gự thỡ lụng được mọc rậm hơn, 2 gù đầu tiên đó cú một ít chùm lông đen ở phía trên. Về phía đầu 2 chựm rõu đó có nhiều lông hơn nhỡn rừ hơn tuổi 2. Trên lưng sâu lúc này vân màu đen ở các đốt 2,3,4. Cũng giống như tuổi 2 sâu ở tuổi này sẽ tự bò đi kiếm thức ăn ở các lá cây lạc ở xung quanh.

- Ấu trùng tuổi 4:

Dài 10.5-15mm, trung bình 13.2±0.12mm. Rộng 2.2-2.9mm, trung bình 2.6-0.03mm.

Ấu trùng tuổi 4 có kích thước lớn hơn nhiều so với các ấu trùng tuổi 1,2,3. Lụng trờn sõu đó mọc nhiều hơn, hình thành chùm lông trên 4 gù 1 cách rõ rệt có màu vàng nhạt, có một số con có 3 gù được mọc cũn gự thứ 4 thì vẫn là vân màu đen với 1 ớt lụng , ở 2 gù đầu có vệt đen mờ. Phía đầu 2 chựm rõu màu đen cũng rõ hơn so với tuổi 3. Đuụi cú chùm lông đen nhô ra chĩa ra phía sau. Hai bên hông thân từ đốt thứ 4 đến đốt thứ 11 cú cỏc chấm đỏ, ở trên lưng 2 đốt 9,10 cũng có 2 chấm đỏ bên trên.

- Ấu trùng tuổi 5:

Dài 14-22.6mm, trung bình 19.6±0.4mm. Rộng 2.7-3.8mm, trung bình 3.5±0.04mm.

Cũng giống với tuổi 4 nhưng cơ thể sâu được bao phủ xung quanh bởi lớp lông dày đặc hơn, 2 chũm rõu phía trước và chùm lông đuôi phía sau đã dài ra có màu đen rõ hơn, cỏc lụng xung quanh cũng có nhiều với màu đen xen lẫn màu trắng xám. Ở tuổi này 4 gù trên lưng con sõu đó hình thành hoàn toàn với 4 chùm lông ở trên phớa gự màu vàng nâu, đặc biệt 2 gự phớa đầu có 2 vệt đen rõ rệt. Ngoài ra thõn sõu cũng chuyển rõ sang màu xám, với 8 đụi chõn và cái đầu màu đỏ.

- Ấu trùng tuổi 6:

Dài 19-26.1mm, trung bình 22±0.53mm. Rộng 3.2-4.4mm, trung bình 4.0±0.08mm.

Là tuổi cuối cùng của giai đoạn ấu trùng. Đây là giai đoạn hoàn thiện hình thể ở pha ấu trùng. Lông được mọc kín ở xung quanh con sâu. Giai đoạn này chúng hoạt động mạnh đi phá hại các cây lạc, xuất hiện với mật độ dày đặc. Khi ở cuối độ tuổi này thỡ chỳng chậm chạp, ăn ít, thường đi tìm các nơi cao để hóa nhộng. Vị trí hóa nhộng thường ở hai lá, dưới lá, và ở trên màn của hộp nuôi.

3.2.1.3. Pha nhộng.

Nhộng cái dài 10-14mm, trung bình 12.5±0.7mm. Rộng 4.4-5.5mm, trung bình 5.2±0.03mm. Nhộng đực dài 9-13mm, trung bình 10.6±0.4mm. Rộng 3.1-4.2mm, trung bình 3.4±0.03mm.

Sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) là loại sõu đúng nhộng màng. Khi ở cuối tuổi 6 chúng trèo lên cao tìm được vị trí thích hợp sau đó chúng phun tơ làm ổ rùi lột xác chui vào trong. Nhộng được làm theo kiểu màng nên có thể nhìn được bên trong. Lúc đầu nhộng bên trong có màu trắng sữa sau 1 thời gian thì nhộng chuyển sang màu xanh lá cây nhạt. Gần cuối giai đoạn nhộng màu xanh được đậm hơn. Phớa đầu nhộng hơi chuyển sang màu nâu. Gần cuối giai đoạn này ta thấy phía đầu của nhộng sẽ có hai chấm đen ở phía đầu cũng rõ đây là hai mắt của bướm sau này.

Hình 13: Nhộng của sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen. (Ảnh của T.S Nguyễn Xuân Thành).

Nhộng cỏi cú chiều dài dài hơn so với nhộng đực, thon tròn và có màu xanh đậm so với hơn nhộng đực. Nhộng cái khi sắp vũ hóa sẽ có xanh nâu nhạt còn nhộng đực sẽ có màu nâu đen.

Một phần của tài liệu Điều tra, nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài côn trùng và đặc điểm sinh học sinh thái của loài sâu róm 4 gù (2 vàng 2 vệt đen) orgyia sp trên cây lạc tại vùng ngoại thành hà nội vụ xuân hè 2012 (Trang 41 - 45)