Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự,nhân phẩm,uy tínbị xâm phạm.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT hại DO DANH dự, NHÂN PHẨM, UY tín bị xâm PHẠM THEO QUY ĐỊNH (Trang 50 - 58)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

1.2 Quy định của phápluật dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại do danh dự nhân

1.2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do danh dự,nhân phẩm,uy tínbị xâm phạm.

phạm.

Khi giải quyết các vụ án liên quan đến sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc về bồi thường thiệt hại. Dưới góc độ lý thuyết thì ngun tắc là các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có ý nghĩa bao trùm, xun suốt trong q trình ban hành văn bản pháp luật cũng như áp dụng pháp luật các chủ thể phải tuân theo.

Tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 592 BLDS 2015 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Ngoài ra, tại Mục 3 Phần 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định về Xác định thiệt hại như sau

“3. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, th nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính cơng khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâmphạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Việc xác định thu nhập thực tế của người bị xâm phạm và việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.

Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị xâm hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình….), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…

Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu khơng thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Theo các quy định trên, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết về việc bồi thường thiệt hại này, Tòa sẽ xác định phần thiệt hại thực tế để yêu cầu bên kia sẽ có trách nhiệm bồi thường.

1.2.3.1.Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời

Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là buộc người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Khoản 1 Điều 605, nguyên tắc bồi

thường toàn bộ và kịp thời quy định: "Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời". Theo Từ điển giải thích từ ngữ Luật học thì cụm từ: "Bồi thường thiệt hại" được hiểu là: "Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại".

Vậy hiểu thế nào là "tồn bộ" và "kịp thời"? Theo chúng tơi thì "tồn bộ" là tất cả các phần, bộ phận của một chỉnh thể. Bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc cơng bằng hợp lý phù hợp mục đích cũng như chức năng khơi phục. Điều này có nghĩa cực kỳ quan trọng khi xác định bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại bởi các chi phí cứu chữa thường rất cao, trong một số trường hợp vượt quá khả năng của người bị thiệt hại. Bồi thường "kịp thời" là khơng chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi thường ngay mà không cần chờ quyết định của Tòa án. Ngành Tòa án cũng nên áp dụng triệt để nguyên tắc này khi giải quyết các vụ việc liên quan đến tính mạng và sức khỏe bị xâm phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích pháp của người bị thiệt hại một cách nhanh nhất đồng thời ngăn chặn sự dây dưa, chây ỳ không chịu bồi thường của người gây thiệt hại.

Trong trường hợp người gây thiệt hại có khả năng về kinh tế nhưng không chịu bồi thường ngay để chữa chạy cho người bị thiệt hại thì tùy từng trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cho người bị thiệt hại. Ví dụ: Một người bị thiệt hại đang được cứu chữa trong cơ sở y tế bởi hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và có thể phải điều trị thời gian dài, nhưng người bị thiệt hại do hồn cảnh khó khăn không thể đáp ứng ngay được. Trong trường hợp này nếu người gây thiệt hại không tự nguyện bồi thường do hành vi của mình gây ra thì Tịa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường ngay một khoản tiền cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại được xác định theo nguyên tắc: người gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Thiệt hại xảy ra có thể là tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm (Điều 608; Điều 609; Điều 610 Bộ luật dân sự) tùy từng trường hợp có thể áp dụng

bồi thường thiệt hại về tinh thần (khoản 2 Điều 609; khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự 2015); chúng ta không chấp nhận những chi phí, thiệt hại khơng thực tế và thiệt hại được suy diễn chủ quan. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn xét xử phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, của toàn xã hội. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời không hạn chế sự tự nguyện thỏa thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Đồng thời nghiêm cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó khơng trái luật, tùy theo sự thỏa thuận của các bên có thể cao hơn mức thiệt hại hoặc thấp hơn mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong giao lưu dân sự trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận.

1.2.3.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình

Với nguyên tắc này thì người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau:

- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý gây thiệt hại thì khơng được áp dụng ngun tắc này bởi vì người gây thiệt hại chủ ý gây ra thiệt hại mà theo lỗi cố ý gây thiệt hại là người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là gây thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra. Do vậy người gây thiệt hại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do lỗi của mình về hành vi đó.

Đối với lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không được giảm mức bồi thường. Họ chỉ được giảm mức bồi thường do lỗi vơ ý, cịn lỗi cố ý thì phải bồi thường tồn bộ dù người gây thiệt hại có hồn cảnh kinh tế khó khăn về trước mắt và lâu dài, trừ trường hợp các bên có thỏa thận với nhau về mức bồi thường. Thực tế ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa... các Tòa án đã tuyên mức án phù hợp nhưng người gây thiệt hại vẫn khơng thể bồi thường do kinh tế khó khăn, nhưng vì pháp luật như vậy nên không thể áp dụng khác. Nguyên tắc này đặt ra nhằm bảo đảm phán quyết của

Tịa án đưa ra được thi hành ngay và có hiệu quả, vì thực tế rất nhiều các vụ án các bản án, quyết định của Tòa án ban hành nhưng cơ quan Thi hành án không thi hành được thì cũng khơng có ý nghĩa.

- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài Khi mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại. Tất nhiên, điều kiện này luôn đi cùng với điều kiện lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm, để xác định như thế nào là: "thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" là một vấn đề khá phức tạp. Theo chúng tơi thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ từng trường hợp cụ thể của vụ án mà quyết định cho thỏa đáng, tránh trường hợp giảm q ít thì khơng có ý nghĩ thiết thực, và ngược lại, khơng nên giảm quá nhiều do lo ngại không thể thi hành án được. Hay cụm từ "khả năng kinh tế" cũng là một vấn đề cần xác định rõ nhằm để xem xét trường hợp nào thì được giảm mức bồi thường thiệt hại, trường hợp nào thì khơng được giảm bồi thường, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi, bảo đảm tính cơng bằng, tránh sự gian lận, lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại.

Ví dụ: A trong khi lau súng, do sơ ý khơng biết súng có đạn và bị cướp cị, đạn

nổ trúng B làm B chết và bị thương C (B là lao động chính, ni dưỡng mẹ già và 2 con con nhỏ). Qua xem xét thực tế hồn cảnh của A khó khăn, gia đình khơng có tài sản gì đáng giá, ngồi ra A cịn phải ni 1 mẹ già và 4 con còn nhỏ. Vậy trong trường hợp này khi giải quyết, Tòa án phải coi sự thiệt hại mà A gây ra cho B,C là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài và cần thiết giảm mức bồi thường cho A là thỏa đáng, cịn giảm mức bao nhiêu thì cịn tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Ngoài hai điều kiện, lỗi của người bị thiệt hại cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chúng ta xác định mức bồi thường. Nguyên tắc này cũng là để áp dụng giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại trong trường hợp có lỗi của người bị thiệt hại, cũng như phân tích ở trên, vấn đề xác định mức bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi rất phức tạp, xác định

lỗi của người gây ra thiệt hại là bao nhiêu? Hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này, trong thực tiễn xét xử Tòa án thường tự ước lượng tỉ lệ % rồi quyết định, cho nên dẫn đến mức bồi thường có khoảng cách rất xa nhau.

Ví dụ: Bản án số 113/2006/HSPT ngày 24/7/2016 của Tịa án nhân dân tỉnh CM

xét xử Nguyễn Thị Phượng về tội cố ý gây thương tích. Nội dung vụ án như sau: Do có mâu thuẫn về điện sinh hoạt nên giữa Phượng và người bị hại Nguyễn Minh Trí xảy ra cãi chửi và thách đố nhau, Phượng đã dùng dao chém 3 nhát vào mặt và vai trái Trí, tỷ lệ thương tật 15% vĩnh viễn, Tịa án huyện PT xử sơ thẩm phạt Phượng 2 năm tù cho hưởng án treo và nhận xét có phần lỗi của bị hại. Sau khi xử sơ thẩm, anh Trí kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm khơng cho Phượng hưởng án treo và tăng mức bồi thường. Cấp phúc thẩm nhận định người bị hại có lỗi nên khơng có căn cứ tăng mức hình phạt và mức bồi thường, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vậy mức độ lỗi của Trí ở trong vụ án này là bao nhiêu? thực tế khơng đơn giản. Các Tịa án khi gặp những vụ án như thế này thường chỉ xem xét và quyết định một cách tương đối và như vậy khó tránh khỏi việc sau khi tuyên án các bên sẽ kháng cáo không đồng ý cách giải quyết của cấp sơ thẩm, vì trong vụ án này cịn liên quan đến hình phạt tù và mức bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại thì yêu cầu giảm hình phạt và mức bồi thường người bị thiệt hại yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo và yêu cầu tăng mức bồi thường. Hơn nữa điều luật chỉ định hình chứ khơng định lượng, việc giảm mức bồi thường phải phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ của người gây thiệt hại mà Tòa án ra quyết định trong những trường hợp cụ thể.

1.2.3.3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại có quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường

Nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự2015, theo nội dung của nguyên tắc này thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền u cầu Tịa án can thiệp nhằm thay đổi mức bồi thường, khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế. Nguyên tắc

này đã được các nhà làm luật dự đoán được tác động của thị trường đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT hại DO DANH dự, NHÂN PHẨM, UY tín bị xâm PHẠM THEO QUY ĐỊNH (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)