Xác định thiệt hại, mức bồi thường, thiệt hại do danh dự,nhân phẩm,uy tínbị xâm

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT hại DO DANH dự, NHÂN PHẨM, UY tín bị xâm PHẠM THEO QUY ĐỊNH (Trang 58 - 90)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu

1.2 Quy định của phápluật dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại do danh dự nhân

1.2.4. Xác định thiệt hại, mức bồi thường, thiệt hại do danh dự,nhân phẩm,uy tínbị xâm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khơng thể xác định. Thực chất là xác định những tổn thất về vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm,.. nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị xâm hại. Những chi phí đó bao gồm:

Những chi phí phải bỏ ra và thu nhập bị mất ( thu nhập chứng cứ, thời gian phải bỏ ra để khiếu nại, đăng báo cải chính,..)

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; – Thiệt hại khác do luật quy định.

Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Không phải trong mọi trường hợp người bị thiệt hại phải bồi thường khoản tiền về tổn thất về tinh thần và tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng mức bồi thường cao hay thấp. Khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "…mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì mức tối đa khơng quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định". Điều luật chỉ quy định bồi thường mức tối đa không quy định mức khởi điểm bồi thường

là bao nhiêu. Theo chúng tơi thì để quyết định trường hợp nào phải bồi thường tổn thất tinh thần thì có thể dựa trên một vài căn cứ như sau: - Khoản bồi thường tổn thất về tinh thần dựa trên lứa tuổi của người bị thiệt hại, chẳng hạn việc bồi thường tổn thất về tinh thần do việc gây thương tích ở vùng mặt cho một người trẻ rõ ràng phải hơn khoản bồi thường này cho một người già.

Khoản bồi thường tổn thất về tinh thần cũng có thể dựa trên mối quan hệ thực tế trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại với những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại, chẳng hạn việc bồi thường tổn thất tinh thần này cho gia đình người bị hại mà người bị hại là con duy nhất trong gia đình phải cao hơn trường hợp người thiệt hại là con trong một gia đình đơng anh em….

Về mức bồi thường cần phải căn cứ vào quan hệ của người bị thiệt hại với người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại và vị trí của người thiệt hại trong cuộc sống tinh thần của những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại, theo tinh thần của điều luật thì bồi thường tổn thất về tinh thần phải được quyết định một lần và ấn định một mức cụ thể trong bản án. Điều cần thiết là nên có một văn bản quy phạm pháp luật quy định mức tối thiểu đối với khoản tiền tổn thất về tinh thần là phù hợp với thực tế.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM. GIẢI

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

2.1.1 Thực trạng vấn đề xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong tình hình hiện nay

Những năm gần đây, số lượng những vụ việc xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được giải quyết tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tăng lên đáng kể, đặc biệt là số vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Toà án. Mặc dù những vụ việc này chủ yếu được giải quyết tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và phần lớn liên quan đến cá nhân, tổ chức hoạt động văn học, nghệ thuật, tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ mức độ nhận thức cao hơn của cá nhân, tổ chức về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Sau đây xin được nêu vài ví dụ điển hình về vấn đề này.

Ví dụ 1:

Vụ việc ca sĩ Phương Thanh kiện blogger Cogaidolong (Lê Nguyễn Hương Trà) vì hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của Phương Thanh. Ngày 16/10/2007, ca sĩ Phương Thanh đã khởi kiện blogger Cogaidolong (Lê Nguyễn Hương Trà) trước Tồ án nhân dân quận Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh) vì blogger đã xúc phạm danh dự của Phương Thanh. Theo Phương Thanh, bài viết về liveshow “Mưa” và bài viết “Chuyện của…Cờ” trên blog của Hương Trà viết về cô với nội dung “sai sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín”. Ca sĩ Phương Thanh cho rằng trong bài viết “Mưa”, Hương Trà viết “bảo vệ mở rộng cửa cho khán giả nhào vào. Ghế trống đầy…” là khơng đúng sự thật, hơn nữa hạ uy tín của một ca sĩ tên tuổi như cô. Blogger Hương Trà lại cho rằng bài viết về liveshow “Mưa” là đúng sự thật, vì tối đó trời mưa rất lớn, nơi biểu diễn khơng có mái che nên khán giả bị ướt, bảo vệ phải mở cửa cho khán giả vào để tránh mưa chứ không phải để miễn mua vé. Cịn bài viết “Chuyện của…Cờ” khơng phải viết về Phương Thanh mà viết theo lối phóng tác. Về vụ việc này, có những quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề mấu chốt: blogger Hương Trà có xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy

tín của ca sĩ Phương Thanh hay khơng. Đây cũng chính là khó khăn dẫn đến vụ việc kéo dài, chưa được giải quyết.

Ví dụ 2:

Sự "bùng phát" hành vi phát tán hình ảnh khỏa thân của những người mẫu, diễn viên, ca sĩ đang có xu hướng lan rộng. Hành vi này khơng chỉ bôi nhọ nhân phẩm, danh dự người bị tán phát mà làm tổn hại tinh thần của cơng chúng. Nguy hiểm hơn, nó đang "vẽ đường" tạo tiền lệ xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa, đạo lý của người Việt Nam, cần phải lên án và xử lý nghiêm khắc. Hành vi này từng làm điên đảo nhiều người đẹp nổi tiếng ở phương Tây và họ thẳng thắn kiện ra tịa. Thế mà cái tưởng như khơng thể dung nhập đó đã “tuyên bố” sự có mặt ngay trong “thị trường nội địa” và nạn nhân là những người mẫu, ca sĩ, diễn viên là những người của công chúng.

Dù bất kỳ trường hợp nào, khi vẻ đẹp bị dung tục hóa, hạ xuống dưới sự tầm thường thì vẻ đẹp ấy đã đi ngược lại với những gì vốn có của nó. Phải xem xét tính chất nguy hiểm của hành vi này khi nó khơng chỉ xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người bị tán phát mà sâu xa hơn, hành vi ảnh hưởng và có nguy cơ bào mịn giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống của cộng đồng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh khi vào vai diễn nhân vật Kiều Nguyệt Nga, đạo diễn có u cầu cơ thực hiện cảnh tắm suối. Đây là thao tác nghề nghiệp trong điện ảnh, và để vào vai có sức thuyết phục, đương nhiên, cả khi tắm suối, cô cũng phải diễn xuất thật tự nhiên. Nhưng hậu cảnh quay, cả Hà Kiều Anh và diễn viên Mỹ Uyên đã bị kẻ xấu lợi dụng, tung hình để ngực trần, ngâm mình dưới dịng nước lạnh... đưa lên mạng Internet. Cùng với đó là những câu bình phẩm, đánh giá hết sức khó nghe. Sự việc diễn ra, dư luận đặt câu hỏi, ai là kẻ tán phát ảnh hoa hậu, diễn viên Hà Kiều Anh và diễn viên Mỹ Uyên lên mạng, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của họ? Việc các cô trở thành nạn nhân, bị kẻ xấu lợi dụng, tán phát hình ảnh lên mạng thì ai bảo vệ quyền lợi cho họ? Câu trả lời này bẵng đi 2 năm nay vẫn chưa có giải đáp. Người

tán phát ảnh vẫn bặt vơ âm tín và hậu quả là những tai tiếng khó gì xóa nổi trong tâm thức dư luận.

Người của công chúng” không phải khi nào cũng có đủ điều kiện để thanh minh, hơn nữa, nhiều khi người ta còn coi “thanh minh là thú tội” - đó là uẩn khúc của nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu mà họ khó giãi bày.Những sự kiện, những vấn đề tiêu cực liên quan đến họ, cũng đồng thời làm tổn thương lịng ái mộ của cơng chúng.Đấu tranh, bảo vệ nhân phẩm, danh giá trước hết phải là nghĩa vụ, quyền của chính người trong cuộc. Hầu hết các trường hợp bị tán phát đều bày tỏ trạng thái sốc và không thể ngờ tới. Để truy xét hay tìm ra manh mối kẻ tán phát chưa hẳn là việc khó làm nhưng thực tế, chúng ta cũng chưa xử lý việc này. Hầu như lâu nay, khi lẻ tẻ có những vụ bị phát tán hình ảnh khỏa thân lên mạng chẳng thấy người gây ra hành vi nhận trách nhiệm. Có lẽ điều này đã dẫn đến tâm lý ngại không muốn khơi ra, coi như chuyện đã rồi, làm sao càng nhanh “chìm” dư luận càng tốt và các cơ tự nhận bài học để mình thận trọng hơn. Đây cũng chính là tâm lý chung của các ca sĩ, người mẫu, diễn viên khi rơi vào chuyện đã rồi và lý do tế nhị này khiến những kẻ thực hiện hành vi vô đạo đức vẫn không bị lật tẩy và chúng vẫn nhởn nhơ ngồi vịng pháp luật để chờ cơ hội... thực hiện tiếp!

Khi nạn nhân khơng tự mình viết đơn tố cáo, đề nghị cơ quan pháp luật điều tra, xử lý thì những vụ việc như trên chỉ dừng lại ở quan hệ dân sự, các bên tự giải quyết. Nhưng hành vi tán phát đã làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa nói chung. Trong khi đó, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta đã quy định rõ việc xử lý những người vi phạm các quyền về nhân thân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của cơng dân. Nếu xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thương về tinh thần cho người bị xâm hại, tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu. Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh ra bệnh tật... thì mức bồi thường cao nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu. Điều 31 Bộ luật Dân sự quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý nếu người đó đã chết”. Nếu vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý theo

quy định Bộ luật Hình sự hiện hành, có thể bị truy cứu về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” với các chế tài nghiêm khắc.

Quy định pháp lý là như vậy, nhưng hiếm thấy trường hợp quay phim, chụp ảnh khỏa thân (trường hợp khơng được người đó đồng ý), rồi tán phát lên mạng bị xử lý. Trong tình trạng việc tán phát ảnh đang gia tăng đến mức báo động như hiện nay, nếu vẫn giữ nguyên tiền lệ “đen ai người chịu”, không tố giác, đưa ra xử lý trước pháp luật, hẳn những kẻ có hành động bậy bạ, làm mất danh dự, nhân phẩm người khác vẫn có mơi trường thuận lợi để tiếp tục.

Ví dụ 3:

Tịa án nhân dân quận Tân Bình đã từng xử một vụ việc về trách nhiệm bồi thường khi xúc phạm danh dự, uy tín của pháp nhân.Bị đơn là Cơng ty sản xuất vật liệu xây dựng Hacomax.Công ty này đã bị một bài báo đưa tin sai sự thật về việc cơng ty có sản xuất và bán một số vật liệu kém chất lượng là hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu của các cơ sở có uy tín khác.Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi tin đồn này đã làm giảm một số lượng khách hàng đáng kể của công ty dẫn đến lượng tiêu thụ sản phẩm bị giảm sút so với mức ổn định trước đó. Do đó Cơng ty sản xuất vật liệu xây dựng đã kiện Tịa soạn báo đã đăng tải thơng tin đó phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến uy tín, danh dự của Cơng ty. Sau khi làm rõ sự việc Tòa án đã buộc tòa soạn báo phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

Trên đây là những ví dụ điển hình về thực trạng xâm phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín của người khác.Qua những ví dụ trên ta có thể thấy được vấn đề này đang ngày càng trở nên phổ biến. Những ví dụ trên đây là những ví dụ chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng đã mấy ai biết cách bảo vệ mình khi bị xâm phạm danh dự,nhân phẩm, và uy tín của cá nhân cũng như tổ chức. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bên bị xâm phạm thường chấp nhận hoặc thoả thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như khơng được đặt ra.Ngun nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng” của các bên, thậm chí bên

bị xâm phạm khơng muốn những người khác biết chuyện của mình, cho dù đó là chuyện khơng đúng sự thật.Qua đây có thể thấy được thực trạng của vấn đề này

Ví dụ 4:

Vào ngày 28/1/2019, phịng Cảnh sát Hình sự (Cơng an tỉnh Điện) nhận được đơn của bà Hoàng Thị Mầm (SN 1976), trú tại đội 4A, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tố cáo việc bị một số đối tượng xấu sử dụng tài khoản facebook đăng thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bản thân, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như việc kinh doanh của gia đình. Sau khi tiếp nhận đơn, Đội phòng chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao (phịng Cảnh sát hình sự Cơng an tỉnh) đã điều tra, xác minh thu thập tài liệu về vụ việc. Thông qua biện pháp nghiệp vụ, vào ngày 29/1/2019, lực lượng chức năng đã xác định người dùng facebook có tên "Ngan Nguyen" đăng tải bài viết với nội dung bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân bà Hoàng Thị Mầm trên trang mạng xã hội facebook là Quàng Thị Dung (SN 1980), trú tại tổ 14, phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ.

Tại cơ quan công an, Quàng Thị Dung đã thừa nhận hành vi vi phạm. Cụ thể: khoảng tháng 2/2016, Dung nghi ngờ chồng mình và bà Hồng Thị Mầm có quan hệ tình cảm nên đã nhiều lần gọi điện cho bà Mầm và nói chuyện với chồng mình chấm dứt sự việc trên. Do nghi ngờ chồng mình vẫn cịn mối quan hệ với bà Mầm nên vào khoảng tháng 3/2018, Dung sử dụng tài khoản “Ngan Nguyen” để viết và kèm theo ảnh cá nhân bà Mầm lên các trang “chợ Điện Biên”, “Chợ Điện Biên Online”; đồng thời có những bình luận xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà Mầm. Công an tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Quàng Thị Dung về hành vi “truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” được quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định số 174/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 của Chính phủ, với mức tiền phạt 7,5 triệu đồng.

Không thể phủ nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm,uy tín của người khác đã được pháp luật quan tâm và bảo vệ.Cụ thể vấn đề trách nhiệm bồi thường đã được đề cập trong các văn bản pháp luật mà cụ thể là Điều 611 BLDS quy định rõ ràng xác định thiệt hại và mức độ bồi thường Điều này đã tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc xác định thiệt hại và mức bồi thường.

Trong những năm gần đây mức độ nhận thức của cá nhân, tổ chức về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã cao hơn nhiều so với những năm trước đây.Nhiều vụ kiện ra tòa để địi người xâm phạm xin lỗi, cải chính nhằm khơi phục lại danh dự uy tín cho cá nhân và tổ chức đã được giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể

Bên cạnh đó vấn đề trách nhiệm bồi thường vẫn cịn có những mặt hạn chế. Xuất phát từ những điểm chưa hoàn thiện của các quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nên, các cơ quan, tổ chức gặp phải một số vướng mắc khi giải quyết loại việc này.

Thứ nhất, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gặp khó khăn trong xác định hành

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT hại DO DANH dự, NHÂN PHẨM, UY tín bị xâm PHẠM THEO QUY ĐỊNH (Trang 58 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)