định
(i) Trường hợp nhận chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất qua nhiều giai đoạn mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lần cuối cùng nhận chuyển nhượng sau ngày 31/12/2007 mà khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sẽ khơng được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, những trường hợp nhận chuyển nhượng, cho tặng từ ngày 01/01/2008 còn rất nhiều. Để giải quyết những trường hợp này, nếu người sử dụng đất muốn lập thủ tục thì họ sẽ kê khai nhận chuyển nhượng trước ngày 01/01/2008 (vì theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có nêu: “… Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008”. Đây là điều bất hợp lý, không đúng với thực tế, nếu phát sinh tranh chấp sẽ khơng tìm ra được các giấy tờ liên quan để giải quyết vụ án.
(ii) Ủy ban nhân dân xã cịn gặp khó khăn đối với trường hợp xác nhận phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Đối với trường hợp quy hoạch sử
Trang 71
dụng đất, Ủy ban nhân dân xã chỉ xác định được sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, do quy hoạch sử dụng đất không lập ở cấp xã nhưng được triển khai đến Ủy ban nhân dân xã. Cịn quy hoạch xây dựng thì do ngành quản lý xây dựng lập và không được triển khai đến cấp xã nên việc xác nhận là khơng có căn cứ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Biển Bạch vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:
(iii) Tình trạng tranh chấp đất đai vẫn cịn tồn tại, nhất là tranh chấp phần ranh đất liền kề, mà đa số tranh chấp giữa những người trong thân tộc (đất do ông bà, cha mẹ,... để lại) nên việc đo đạc, xác định diện tích thửa đất để làm căn cứ khi lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đôi khi không thực hiện được (khi cán bộ tiến hành đo đạc thì chủ sử dụng đất liền kề ngăn cản không cho thực hiện) mà phải báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiến hành thực hiện cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai. Nếu hịa giải thành thì tiến hành đo đạc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp hòa giải khơng thành thì Ủy ban nhân dân xã sẽ lập biên bản hịa giải khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Nếu vậy, việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sẽ kéo dài thời gian.
(iv) Việc cho tặng, chuyển nhượng đất được thực hiện bằng giấy tay qua nhiều giai đoạn, các chứng lý liên quan đến thửa đất khơng cịn nên việc xác minh lại nguồn gốc đất gặp khó khăn. Mặt khác, khi nhận chuyển nhượng bằng giấy tay từ người này sang người khác nên chủ sở hữu hiện tại khơng biết thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng hay chưa, đến khi liên hệ để đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thì mới phát hiện chủ sử dụng cũ đã vay ngân hàng thời hạn đã lâu và khoản vay đã chuyển sang nợ xấu.
Trang 72
(v) Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động người dân về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quan tâm thường xuyên nhưng người sử dụng đất chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với suy nghĩ đất đai của họ đang ở hoặc canh tác thì có Giấy chứng nhận hay khơng thì họ vẫn sử dụng ổn định lâu dài. Mặt khác, họ ngại việc đi lại với thủ tục rườm rà và đặt biệt là phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định. (vi) Một số hộ dân rời bỏ địa phương đi làm ăn xa và cho thuê lại đất trong thời gian dài nên việc liên hệ chủ sử dụng lập thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần như là không thể. Bởi lẽ, trường hợp rời địa phương đi làm ăn xa thì trong năm họ chỉ về vài lần, thường là về vào dịp lễ, tết và các ngày nghỉ nên việc liên hệ chủ sử dụng lập thủ tục cịn gặp khó khăn.
(vii) Ngày 01/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tham nhũng, trong đó ban hành các quy định cụ thể về định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cơng chức, viên chức; Theo đó, cơng chức Địa chính – Xây dựng sẽ luân chuyển theo quy định, khi đến nhận nhiệm vụ ở nơi khác sẽ gặp một số khó khăn nhất định như: nắm lại nguồn gốc đất đai, các vụ việc tranh chấp kéo dài, bàn giao hồ sơ không đầy đủ,…
(viii) Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan trong tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, cung cấp thơng tin về q trình sử dụng đất có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa tốt dẫn đến tình trạng sai sót, phải trả hồ sơ giữa các cấp khiến việc giải quyết kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần. Công tác xử lý, giải quyết những trường hợp tồn tại, những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như giao đất trái thẩm quyền lại thiếu sự phối hợp giữa các phịng, ban chun mơn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.